Người đàn ông đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu

14/07/2021 08:00
Người đàn ông đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu

Nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, Tiền Chung Thư khi nhắc tới vợ mình đã nói: “Trước khi gặp cô ấy, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện kết hôn; kết hôn đã vài chục năm, tôi chưa từng hối hận vì đã cưới cô ấy".

Chuyện tình của người đà ông 76 tuổi ấy với người vợ mắc bệnh ung thư của mình cũng là một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ như vậy!

Trên thế gian này, tình yêu đẹp nhất có hình dạng như nào?

Trong một vạn câu chuyện về tình yêu, có lẽ sẽ có một vạn đáp án khác nhau:

"1 nhà, 2 người, 3 bữa, 4 mùa".

"Em bày trò, anh cười nói, khoảnh khắc em xuất hiện đủ để anh thương cả cuộc đời".

"Mãi mãi bên nhau, còn cả lời hứa sinh ly tử biệt" …

Còn một thứ tình yêu đẹp nữa mang tên Cốc Hướng Đông và Cao Chí Hiệp. Họ ở bên nhau đã hơn 40 năm, nắm tay cùng nhau chiến đấu với bệnh tật đã 25 năm. Họ biến thứ tình yêu nhất kiến chung tình thành thứ tình thương và sự bảo vệ cùng nhau hướng tới sinh tồn.

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 1.

Ông Cốc Hướng Đông và bà Cao Chí Hiệp khi còn trẻ

01

Lần đầu là rung động, lần sau là tình yêu

Tình yêu của ông Đông và bà Hiệp có thể dùng từ "nhất kiến chung tình" để hình dung.

Mùa hạ năm 1972, một cơn mưa bất ngờ ập đến, cơn mưa định mệnh ấy đã tác hợp cho Cốc Hướng Đông khi đó 27 tuổi và Cao Chí Hiệp. Họ cùng trú mưa dưới một mái hiên, cơn mưa kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ, hai người trẻ ban đầu giữ khoảng cách, sau đó dần dần bắt đầu nói chuyện với nhau.

Rung động trước sự thông minh của Cao Chí Hiệp, Cốc Hướng Đông khi đó thầm hạ quyết tâm: "Mình nhất định phải cưới cô ấy." Cao Chí Hiệp khi ấy cũng bị sự thật thà và lương thiện của đối phương lay động.

Tình yêu đẹp là sự tán thưởng lẫn nhau. Cứ như vậy, sự rung động trong lần đầu gặp gỡ trở thành sợ tơ hồng kéo vận mệnh của hai con người lại với nhau.

Nhưng gia cảnh của ông Đông quá nghèo. Một mình mẹ ông phải nuôi 4 người con, không thể tìm đâu ra được sinh lễ để hỏi cưới bà Hiệp. Ông Đông nghĩ đi nghĩ lại, quyết định thành thật với bà Hiệp. Không ngờ, bà Hiệp im lặng một lát rồi nói: "Chúng ta đều có hai tay, có thể làm ra được của cải, chỉ cần anh cả đời đối xử tốt với em là đủ rồi."

Những lời nói chân thành ấy chạm thẳng vào trái tim của ông Đông. Ông vừa cảm động vừa thương bà, và hứa rằng cả đời này sẽ đối xử thật tốt với bà. Cứ như vậy, không có tiệc cưới, không có sính lễ, chuyện chung thân đại sự nhanh chóng được hai người quyết định. Hôn nhân đã nhiều năm, hai vợ chồng vẫn luôn hòa thuận, là "vợ chồng nhà người ta" trong mắt hàng xóm.

Họ chính là điển hình của câu nói: tình yêu đích thực, không cần nhiều lời. Một động tác, một ánh mắt là đã có thể hiểu được tâm ý của đối phương.

Ở tuổi 35, khi bà Hiệp quyết định tham gia thi đại học, hầu hết mọi người đều phản đối: "Tuổi này rồi mà còn không yên phận đi." Ông Đông lại không trách cứ một lời, một mình chăm sóc gia đình và con cái, để vợ an tâm ôn thi. Bà Hiệp sau đó được nhận vào lớp giáo viên của Học viện Đồ họa Truyền thông Thượng Hải với kết quả xuất sắc đứng số 1 tỉnh Liêu Ninh và thứ 4 cả Trung Quốc, và trở thành giáo viên sau khi tốt nghiệp.

Ông Đông sau đó cũng xin nghỉ công việc lương cao của mình hiện tại, tới trường bà Hiệp làm công việc hậu cần.

Nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, Tiền Chung Thư khi nhắc tới vợ mình đã nói: "Trước khi gặp cô ấy, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện kết hôn; kết hôn đã vài chục năm, tôi chưa từng hối hận vì đã cưới cô ấy."

Cốc Hướng Đông cũng như vậy: bắt đầu với cái nhìn đầu tiên, mến mộ sự thông minh thẳng thắn của đối phương, chung thủy với mối tình nhiều năm. Tình yêu đẹp nhất, chẳng qua cũng chỉ cần như vậy.

Nhưng, thế sự khó lường, tai họa ập đến phá vỡ sự bình yên ấy…

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 2.

Gia đình bốn người của hai ông bà

02

Cuộc hành trình đấu tranh để sinh tồn

Triết học gia Martin Heidegger từng nói: "Khi cận kề với cái chết, chúng ta mới thấu hiểu được ý nghĩa của sự sống."

Năm 1996, bà Hiệp khi ấy 51 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Bác sỹ nói bà nhiều nhất chỉ sống được thêm 3 năm. Và kéo theo đó là một loạt những phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Dù ngày đêm được chồng tận tâm chăm sóc, nhưng phản ứng nghiêm trọng của hóa trị đã vượt xa tưởng tượng của hai người. Khi ấy, bà Hiệp bị rụng tóc, thường xuyên nôn ói, yếu ớt không thể đứng vững, dùng lời của bà nói thì là "sống không giống người".

Ba năm sau đó, bệnh tình của bà chuyển biến tốt. Ông Đông quyết định không đợi nữa, ông muốn chạy đua với thời gian, đưa vợ đi du lịch, muốn cuộc đời của bà không còn gì tiếc nuối. Ban đầu, họ đi du lịch theo đoàn. Ông Đông kinh ngạc phát hiện ra cơ thể của bà xã ngày một chuyển biến tốt hơn.

Vì vậy, ông có một suy nghĩ "điên rồ" hơn: dùng tiền tiết kiệm nhiều năm mua một chiếc xe, bắt đầu cuộc hành trình tự túc của mình.

Một chiếc xe, hai con người, cứ đi cứ đi hết hơn hai chục năm. Bắc tới Bắc cực thôn, Nam tới Tam Á, Tây tới Khorgos… Hơn 1100 điểm du lịch, 250.000km. Ngay cả Thái và Lào, họ cũng lái xe đi. Ở trên một cao nguyên hơn 4000m, ông Đông quỳ một chân xuống, tặng cho người vợ bông hoa mà mình tận tay hái.

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 3.

Ở trên một cao nguyên hơn 4000m, ông Đông quỳ một chân xuống, tặng cho người vợ bông hoa mà mình tận tay hái

Ông luôn nói với vợ rằng "không nguyện cùng sinh, nhưng nguyện cùng chết".

Trên đường đi, có thể có rất nhiều tiếng cười, nhưng cũng có những nguy hiểm và khảo nghiệm:

Ở Tân Cương, họ gặp phải bão cát chưa từng thấy. Trên đường đi Tây Tạng, họ không cẩn thận bị lật xe, cả hai người đều gặp phải chấn thương. Nhưng mười mấy ngày sau, họ lại tiếp tục lên đường. Còn có một lần, hai ông bà lạc đường, xe lại hết xăng, may mắn gặp được người tốt giúp đỡ….

Những khó khăn đó không mài mòn ý chí của họ, ngược lại càng làm vững chắc hơn quyết tâm biến cuộc sống thành một chặng du lịch đúng nghĩa.

Yêu một người chính là dù có khó khăn tới đâu, dù là đối mặt với thần chết, cũng sẽ cùng nhau đấu tranh tới cùng, tuyệt đối không nhận thua.

Có người nói, tình yêu quá khó, yêu rồi yêu cuối cùng lại là chia ly. Nhưng hai người họ lại cho ta thấy một khía cạnh khác của tình yêu, nơi mà ở đó càng bên nhau lâu lại càng như thuở ban đầu, không cẩn thân uống nhầm một ánh mắt, vậy là nắm tay nhau cả đời.

Nếu em không rời, anh cũng sống chết kề bên.

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 4.

Hơn 1100 điểm du lịch, 250.000km. Ngay cả Thái và Lào, họ cũng lái xe đi

03

Tình yêu đẹp nhất, cần sự "dụng tâm"

Có một câu nói rằng, tình yêu đích thực, là trong cuộc sống dài đằng đẵng này, không ngừng một lần nữa yêu lại đối phương.

Trông thì có thể khó, nhưng thực ra, chỉ cần hai chữ "dụng tâm". Vì muốn bạn đời sống thoải mái, ông Đông tự mình động tay, cải tạo chiếc xe theo ý bà xã. Nhà vệ sinh, bồn rửa, bếp, tủ lạnh… cái gì cũng có. Mặc dù không thể bằng được xe du lịch chuyên nghiệp, nhưng vẫn đủ mọi thứ cần thiết.

Đây là "tác phẩm đắc ý" của ông Đông, chỉ cần nhắc tới xe du lịch là ông lại lộ rõ vẻ vui mừng, tự hào. Sự vui mừng tự hào ấy, chẳng phải là tình yêu trọn vẹn sâu thẳm trong tim mà ông dành cho vợ của mình hay sao?

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 5.

Vì muốn vợ ăn uống ngon nhất, ông Đông luôn tự mình vào bếp nấu cơm cho bà

Bà muốn sống một cuộc sống vô lo, tự do tự tại, vậy thì ông "dụng tâm" cải tạo cho bà một khoảng trời tự do, để bà được sống cuộc sống "hôm nay là núi, ngày mai gặp hồ, ngày kia ngắm biển cả".

Vì muốn vợ ăn uống ngon nhất, ông Đông luôn tự mình vào bếp nấu cơm cho bà. Trông thấy vợ ngon lành ăn cơm mình mấu, ông Đông vui vẻ chọc vợ: "Là cơm tôi nấu ngon hay cơm hàng ngon hơn?"

Ông chưa từng phàn nàn bà không giỏi nấu cơm, bởi lẽ phân công công việc của hai vợ chồng không giống nhau, "bà ấy thuộc kiểu người của sự nghiệp". Ông hoàn toàn tán thưởng sự tài hoa của vợ mình: "Bà ấy mà giảng bài thì là số 1, không ai bằng được".

Bà Hiệp cảm động nói: "Gặp được ông ấy là sự sắp đặt của ông trời, cuộc đời gặp được tri kỉ như vậy, là phúc phận của tôi."

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 6.

"Chỉ cần ông ấy vẫn còn có thể lái xe, tôi vẫn còn có thể ngồi xe, chúng tôi sẽ luôn ở trên đường."

Hai ông bà, chẳng cần gì cao sang phú quý, chỉ là vào lúc cần nhất, tôi có thể bỏ lại tất cả, che mưa chắn gió cho bà, cùng bà đi tới tận cùng của thế gian.

Có lẽ tình yêu của họ đã cảm động ông trời, tử thần cũng dần dần bỏ quên bà Hiệp, qua vài lần kiểm tra, sức khỏe của bà Hiệp đều rất ổn định, có thể không cần dùng thuốc chống ung thư nữa.

Ai nói tình yêu là phải mãnh liệt?

Thứ tình yêu có thể chống chọi với sự bào mòn của thời gian thường ẩn chứa sự chân thành tột cùng.

Hạnh phúc thực ra rất đơn giản, nó chẳng qua chỉ là có một ngọn đèn thắp sáng vì bạn, có một món ăn bạn thích để ăn, có một người bạn đời luôn ở bên và yêu thương bạn.

Trong quá trình đấu tranh giành lấy sinh tồn này, họ không chỉ thu hoạch được niềm vui, mà còn tìm thấy được ý nghĩa mới của cuộc đời.

Ông Đông nói, ông muốn tiếp tục khám phá thế giới đẹp đẽ này. Bà Hiệp cũng hùa theo: "Chỉ cần ông ấy vẫn còn có thể lái xe, tôi vẫn còn có thể ngồi xe, chúng tôi sẽ luôn ở trên đường."

Người đàn ông 76 tuổi, dành 25 năm đi khắp thế giới cùng vợ mắc ung thư: Phép màu kì diệu của tình yêu và ý chí  - Ảnh 7.

"Cảm ơn bà đã đồng ý gả cho tôi"

Tình yêu có thể đối kháng với sinh tử.

Câu chuyện của họ lay động rất nhiều người, từng được viết lại thành sách, từng được lên tivi, họ thực sự đã sống một cuộc đời vô cùng lãng mạn và đầy ý thơ. Trên quãng hành trình đấu tranh với sinh tồn ấy, quan trọng không phải là phong cảnh bên ngoài kia đẹp tới đâu, mà là bên cạnh tôi, lúc nào cũng có ông!

Quãng đời còn lại không dài, mong bạn và người đó, trăm năm hạnh phúc.

Mong bạn giữa cuộc đời hối hả này, vẫn luôn có một người xem bạn như bảo bối, sẵn sàng nắm tay bạn tới đầu bạc răng long ở bên…

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025