Bạn đạt được tâm thế tự do và yêu thương khi biết chấp nhận vị trí hiện tại của mình, tin tưởng vào quá trình rèn luyện của bản thân, đặt ra những kỳ vọng thực tế và hiểu rõ bản thân – tức là khi bạn có nền tảng vững chắc.
Trong khi đó, tâm thế sợ hãi và bị trói buộc xuất hiện khi bạn hoài nghi, phủ nhận hoặc kháng cự thực tại của mình; khi bạn cảm nhận được nhu cầu, hoặc trong một số trường hợp là sự cưỡng bách, phải đến được một nơi nào đó khác vị trí hiện tại, hoặc trở thành một người nào đó không phải là chính bạn.
Khi bạn tự lừa dối bản thân về tình trạng của mình, sự hoài nghi và nỗi bất an gần như luôn xuất hiện. Bạn sẽ chuyển từ tâm thế giành chiến thắng sang giữ cho mình không bị đánh bại. Các nhà tâm lý học gọi đây là sự khác biệt giữa tư duy “nhìn lên” (nỗ lực vượt trội hơn người khác) và tư duy “nhìn xuống” (cố gắng không kém hơn người khác là được).
Khi tư duy theo hướng nhìn lên, bạn tham gia cuộc chơi để giành chiến thắng, tập trung vào những phần thưởng mà bạn có được khi thành công. Bạn sẽ dễ hòa mình vào hiện tại hơn và tiến vào trạng thái xuôi theo dòng chảy của cuộc sống. Ngược lại, khi tư duy theo hướng nhìn xuống, bạn tập trung vào việc tránh phạm sai lầm và thoát khỏi rủi ro. Bạn liên tục đề phòng các mối đe dọa và các vấn đề có thể phát sinh, bởi từ sâu thẳm bên trong, bạn biết mình không thuộc về nơi này hoặc vị trí hiện tại này của mình.
Một nghiên cứu do Đại học Ken ở Anh thực hiện cho thấy khi các vận động viên thi đấu với tư duy giành chiến thắng, họ có khuynh hướng thi đấu tốt hơn mong đợi và vượt xa khả năng thường thấy của mình. Ngược lại, tư duy tránh thua cuộc thường gây bất lợi cho các vận động viên.
Một nghiên cứu được đăng tải trên nhật báo Sport and Exercise Psychology chỉ ra rằng so với mục tiêu giành chiến thắng, mục tiêu tránh thua cuộc sẽ làm sụt giảm năng lực thi đấu và gợi lên cảm giác giận dữ, sợ hãi, căng thẳng ở mức độ cao hơn.
Các nghiên cứu khác thì cho thấy nỗi sợ hãi có thể đóng vai trò như một nhân tố tạo động lực trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn lại dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ căng thẳng và suy kiệt.
Mặc dù những nghiên cứu này tập trung vào các vận động viên, nhưng tác giả Brad Stulberg cũng đã quan sát thấy khuôn mẫu tương tự cũng xuất hiện ở những nhà quản trị, doanh nhân và các bác sĩ mà tôi huấn luyện. Khi một người đánh lừa bản thân và không chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của mình, họ trở nên nghi ngại và bất an. Khi một người thành thật với bản thân và chấp nhận thực tại của mình, họ sẽ đạt được cảm giác tự tin âm thầm mà vững chãi.
“Nghệ thuật sống vững vàng” - Cuốn sách mang đến một tầm nhìn dài hạn và bền vững hơn về thành công. Thành công không có nghĩa là phải đi kèm với kiệt sức, sự bận rộn, gấp gáp hay cảm giác cô đơn, lo âu, trống rỗng. “Một quyển sách giúp chúng ta theo đuổi những thành tựu xuất sắc với một tâm trạng thoải mái hơn” - Adam Grant.