Mãi mãi còn đó, một Phan Vũ lãng tử tài hoa

17/07/2019 15:01
Mãi mãi còn đó, một Phan Vũ lãng tử tài hoa

Sáng thức giấc, nghe tin tác giả của “Em ơi! Hà Nội phố” - nhà thơ, nghệ sĩ Phan Vũ qua đời, những ký ức về ông cứ cuồn cuộn ùa về...

Phan Vũ, một tên tuổi lớn trong làng nghệ thuật Việt Nam vừa ra đi ở tuổi 94 tại TP.HCM. Tên tuổi của ông cũng gắn liền với cụm từ Em ơi, Hà Nội phố, tựa một bài trường ca bất hủ viết về Hà Nội với những ngôn từ vừa đẹp lại vừa buồn và ám ảnh về một Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Một đoạn trong trường ca này cũng được nhạc sĩ Phú Quang phổ thành ca khúc cùng tên, bài hát cũng đã thành bài hát ở lại mãi trong tim của người yêu nhạc, yêu Hà Nội.

Thường mỗi khi viết cái tên Phan Vũ ra, người ta bối rối không biết đặt danh xưng phía trước chữ Phan Vũ là gì, bởi ông không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà báo, họa sĩ, chiến sĩ, nhà biên kịch, đạo diễn, tất cả những “nhà” ấy đều hội tụ trong con người của một Phan Vũ đầy chất nghệ sĩ lãng tử và phong trần. Hình ảnh “Người nghệ sĩ lang hoài trên phố” trong thơ ông cũng chính là nguyên mẫu con người Phan Vũ trong đời sống thực. Ông lang thang rong chơi trên tất cả nghệ thuật và để lại những dấu chân khó phai mờ trên miền đất ấy.

Chân dung nghệ sĩ Phan Vũ

Sau những vinh quang và cay đắng, những năm cuối đời nghệ sĩ Phan Vũ lui về ẩn cư tại một căn nhà nhỏ có vườn cây xanh ở Q.9, TP.HCM. Nói ông về ẩn cư cũng chưa hẳn đúng, ông chỉ rời xa những hoạt động trong môi trường văn nghệ mang tính “hội hè” để toàn tâm cho những sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Căn nhà nhỏ ở Q.9 cũng là nơi ông cho ra đời hàng trăm bức tranh, hàng trăm bài thơ mang nhiều giá trị nghệ thuật và triết lý nhân sinh.

Trong những ngày làm báo ở Sài Gòn, người viết bài có may mắn được nhiều lần đến gặp ông, lần gần nhất là vào tháng 7.2018, khi ông mở triển lãm mỹ thuật tên Em ơi, Hà Nội phố và trước đó là vào tháng 4.2018, trong dịp ông ra mắt tập thơ Ta còn em, cả hai sự kiện đều diễn ra ở Sài Gòn.

Nghệ sĩ Phan Vũ tại triển lãm "Em ơi Hà Nội phố" ở TP.HCM năm 2018

Ấn tượng nhất nhất vẫn là cuộc gặp gỡ với nhà thơ Phan Vũ tại Q.9, TP.HCM vào tháng 3.2015. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào buổi sáng sớm, điểm hẹn là một quán cà phê gần nhà ông. Khi tôi đến nhà thơ Phan Vũ đã ngồi đó từ trước. Tôi không khỏi ngỡ ngàng khi trước mặt mình là một Phan Vũ vạm vỡ, quắc thước, phong trần, lãng tử, miệng ngậm ống điếu, tay cầm smartphone lướt Facebook. Trên người của Phan Vũ là quần áo jean còn dính đầy sơn, đôi tay lem luốc màu vẽ, ông có nụ cười hiền và ánh mắt triều mến làm tôi thấy ông quá gần gũi thương yêu.

Nghệ sĩ Phan Vũ thời điểm năm 2015

Tiếp xúc với Phan Vũ mới biết ông là người rất ít nói, rất ít thể hiện mình trước đám đông. Mọi cái trong ông đều chậm rãi bình lặng. Ông tiếp chúng tôi thân thương như người ông và những đứa cháu. Bên ly cà phê thơm tho buổi sáng, ký ức của ông hình như vẫn nguyên vẹn chưa thể mất một đoạn nào trong phần đời vốn nhiều thăng trầm của ông.

Qua lời ông kể, tôi có thể hình dung được chàng trai Phan Vũ tuổi 20 oai hùng trong đoàn quân Nam tiến ở miền Đông, miền Tây Nam Bộ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Có những câu chuyện ông đã từng chia sẻ với báo chí và cũng có câu chuyện lần đầu ông mới kể. Thuở ấy, khi còn làm bên Ban chính sách tù binh của Việt Minh, có một cô tù binh người Pháp phải lòng ông đến nổi sau khi được thả, mỗi ngày cô đều gởi quà ra vùng kháng chiến cho ông. Điều trớ trêu là bố cô ấy là một sĩ quan Phòng Nhì của Pháp, biết được việc làm của con gái và đã giăng một cái bẫy chờ ông nhập thành để bắt. Rất may là điều đó không xảy ra với ông.

Nhà thơ Phan Vũ cũng cho biết ông là thành viên cuối cùng của Nhân Văn giai phẩm - một phong trào văn nghệ của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc trong thời kỳ 1955 - 1958. Bằng cách này cách khác, ông đã may mắn không lâm vào hoàn cảnh như những người bạn văn trong nhóm của ông. Khi nhắc đến tên Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần… Phan Vũ đã bật khóc…

Chân dung tự họa của Phan Vũ

Trực tiếp hầu chuyện với nhà thơ Phan Vũ mới ngỡ ngàng biết rằng ông không phải là người Hà Nội như người ta vẫn tưởng, Phan Vũ cũng không phải họ Phan, ông có họ Trần và tên thật là Trần Hồng Hải. Gia đình ông thuộc họ Trần ở Hòa Tiến, Hòa Vang, Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông sinh năm 1926 tại Hải Phòng. Học hết bậc tiểu học ở Hải Phòng, lên Hà Nội học tiếp trung học. 20 tuổi theo đoàn quân Nam tiến vào hoạt động ở Khu 8, Khu 9 (miền Đông và miền Tây Nam Bộ). Sau đó được cử vào Ban Chấp hành Văn nghệ Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia chỉ đạo Đoàn Văn công tổng hợp Nam Bộ tham gia Đại hội Văn công toàn quốc 1956. Sau đó ông về làm biên kịch cho Đội kịch Trung ương rồi cho Xưởng phim Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ông vào Nam công tác tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Sân khấu Việt Nam và hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam. Từ khoảng năm 2010, Phan Vũ đã chính thức không còn hoạt động ở những hội nói trên.

Phan Vũ với tập thơ "Ta còn em" ra mắt tháng 3.2018

Mải mê với những câu chuyện của ông đến quá trưa. Tôi được ông đưa về nhà riêng để xem tranh do ông vẽ. Con đường quanh co qua mấy con hẻm đưa chúng tôi đến căn nhà cũng là xưởng vẽ của ông. Căn nhà nhỏ, bề bộn với màu cọ, tranh treo trên tường, tranh ở dưới đất, những bức đã hoàn thành, những bức tranh còn dang dở...

Năm đó nghệ sĩ Phan Vũ đã bước sang tuổi 90 nhưng ông vẫn dậy từ 3 giờ sáng để vẽ. Họa sĩ Phan Vũ nói rằng ông chưa từng học vẽ ở bất cứ trường lớp nào. Ông vẽ tranh được là nhờ lúc trẻ ông thường đến xem những người bạn cùng thời như danh họa Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên vẽ và mày mò học theo. Thời gian sau này khi có dịp xuất ngoại, ông tìm mua những tài liệu về hội họa rồi tự học.

Tranh của Phan Vũ luôn có sự hiện diện của khuôn mặt của chính ông

Đa số tranh của Phan Vũ đều theo trường phái trừu tượng. Nhìn tranh của ông thật sự chúng tôi không hiểu gì nếu như không có lời giải thích từ ông.

“Tranh của tôi vẽ đều lấy ý tưởng từ những câu thơ viết. Tôi rất yêu bản thân mình nên thường phác họa khuôn mặt của mình để ngắm nhìn mỗi ngày. Hội họa luôn tạo cho tôi cảm giác tự do phóng khoáng vì nó không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì".

Khi được hỏi về bài thơ “ Em ơi! Hà Nội phố", ngoài những gì ông chia sẻ trên báo chí ông còn cho biết thêm: “Trong Hà Nội phố của tôi có bóng dáng rất nhiều người tình trong đó. Một người bạn đã thống kê đến 36 người tình. Nhưng thú thật tôi không yêu ai cả, tất cả họ đều yêu tôi. Nếu tôi yêu một trong số đó có lẽ Hà Nội phố sẽ không ra đời”.

Em ơi! Hà Nội phố qua nét vẽ của Phan Vũ

Em ơi, Hà Nội phố của Phan Vũ lại có số phận khá lận đận. Ra đời từ năm 1972, nhưng trong một thời gian dài không được in trong bất kỳ tập thơ nào. Mặc dù vậy, bài thơ được biết đến nhiều qua ca khúc Em ơi, Hà Nội phố do nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, và lên sóng phát thanh vào năm 1987 qua giọng ca Lệ Thu. Do không được in trong các tuyển tập nên bài thơ có nhiều dị bản được lưu truyền. Năm 2008, nguyên tác bài thơ mới được in trong tập Phan Vũ - thơ (NXB Văn học).Từ đó đến nay, bài thơ chưa một lần được tái ngộ độc giả. Những gì mà người yêu thơ nhạc nghe trong Em ơi, Hà Nội phố của Phú Quang cũng chỉ là 21 câu được trích trong bản trường ca đồ sộ gồm 24 chương, 443 câu trong bài thơ của Phan Vũ.

Nghệ sĩ Phan Vũ thời điểm năm 2019

Dù là người hào hoa lãng tử, nhưng với vợ con ông rất mực thủy chung son sắc. Trong hôn nhân, ông quan niệm chữ “thương” đáng quý hơn chữ “yêu”, bởi thương sẽ gắn bó lâu bền hơn là yêu. Khi nhắc đến nghệ sĩ Phi Nga, trong đôi mắt ông thăm thẳm những hoài niệm về người vợ đã quá cố. “Phi Nga ảnh hưởng rất nhiều trong quan niệm nghệ thuật và cuộc sống của tôi đến tận hôm nay. Những năm cô ấy bị bệnh tim, tôi dành 30 năm để chăm sóc. Tôi rất sợ bất cứ tổn thương nào cho vợ dù chỉ là một vết nhỏ”.

Trong một bức tranh vẽ người vợ quá cố ông viết: "Ngày ấy anh bẻ một nhánh tràm tặng em kể như hoa ngày cưới. 30 năm ra đi em đã hình thành lá ngọn một màu xanh xanh mát đời anh"

Chân dung của nghệ sĩ Phi Nga được Phan Vũ vẽ lại sau 30 ngày bà mất

Buổi chiều hôm ấy, bên ly rượu cay. Phan Vũ đã đọc Hà Nội Phố, rồi Sài Gòn phố và nhiều bài thơ của ông cho cho chúng tôi nghe. Lúc cao hứng ông lại hát vang lên những bài ca của một thời kháng chiến. Ông còn kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện khác về những tháng ngày ông tập kết ra Bắc.Ngoài những chi tiết rời rạc được viết ra ở đây, còn có những chuyện mà người viết xin giữ lại cho riêng ông và giữ lại cho riêng mình.

Và cuối cùng, bài viết này cũng chỉ là vài nét chấm phá rất nhỏ, những cảm nhận rất chân thành của người viết trẻ khi nghĩ về một bậc tiền bối của nền nghệ thuật nước nhà vừa đi xa.

Vĩnh biệt nghệ sĩ tài hoa Phan Vũ!

Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Đổng Tuyền ly hôn khi chồng đang bị điều tra về tội cưỡng dâm tập thể

Cuộc hôn nhân 8 năm giữa cặp sao Hoa ngữ Đổng Tuyền - Cao Vân Tường cũng đến hồi chấm dứt khi nam diễn viên đang chịu quản chế ở Australia vì tội cưỡng dâm tập thể

Người kể chuyện tình - Giao Linh tiết lộ bí quyết làm mẹ kế của 6 người con riêng của chồng

Nữ hoàng sầu muộn' tiết lộ, chính những con chồng là người động viên tôi về Việt Nam ca hát đồng thời hứa, nếu về Việt Nam hát mà khán giả không đón nhận thì mỗi người con riêng của chồng sẽ cho mỗi tháng 100 USD để sinh sống

Tác giả bài thơ 'Hà Nội Phố', nhà thơ-họa sĩ Phan Vũ qua đời

Phan Vũ - tác giả bài thơ ‘Hà Nội Phố', nổi tiếng qua nhạc phẩm 'Em ơi! Hà Nội phố' do nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc ’ vừa ra đi ở tuổi 94 tại TP.HCM. Ông cũng là tác giả được công chúng chú ý qua nhiều tác phẩm nghệ thuật khác.

Ca sĩ Nhật Kim Anh bị trộm đột nhập biệt thự triệu đô lấy đi tài sản trị giá 5 tỉ đồng

Ca sĩ Nhật Kim Anh đang trên đường từ Cần Thơ về TP.HCM và xem camera an ninh từ điện thoại thì phát hiện biệt thự của mình bị trộm đột nhập. Khi về đến nhà, ca sĩ này phát hiện két sắt bị phá và mất nhiều tài sản trị giá khoảng 5 tỉ đồng.

NS Hàn Châu buồn lòng khi nhạc sĩ trẻ viết nhạc không có văn chương

Không chỉ nhận xét các nhạc sĩ trẻ viết nhạc ngày nay mất dần tính văn thơ mà nhạc sĩ Hàn Châu còn cho rằng nhiều ca sĩ trẻ hiện nay hát bolero chưa đạt

Đỗ Mỹ Linh là hoa hậu đầu tiên đăng ký hiến tạng tại bệnh viện Chợ Rẫy

"Cho đi là còn mãi” là thông điệp đầy yêu thương và ý nghĩa mà Đỗ Mỹ Linh đang cùng các thí sinh của cuộc thi Miss World Việt Nam chung tay lan tỏa.

H’Hen Niê khác lạ với tóc dài, diện áo dài trắng giao lưu cùng nữ sinh dân tộc thiểu số

Tối 14.7, hoa hậu H’Hen Niê bất ngờ xuất hiện với hình ảnh tóc dài, diện áo dài trắng thướt tha trong buổi tổng kết “Ngày hội ước mơ” của quỹ học bổng Vừ A Dính.

Beyonce sexy và cuốn hút với thiết kế của Công Trí tại buổi công chiếu phim 'The Lion King'

Nhiều tờ báo uy tín đã khen ngợi thiết kế của Công Trí dành riêng cho nữ ca sĩ trong sự kiện ra mắt phim 'The Lion King' tại thị trường châu Âu vào ngày hôm qua.

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears: 'Giờ đây tôi trỗi dậy đầy sức sống'

Khi được sử dụng toàn thời gian một phòng thu ở Malibu, tôi thích thường xuyên tới đó. Có ngày tôi đã sáng tác được sáu bài hát. Khi sáng tác nhạc cho chính mình, tôi cảm thấy đó chính là lúc âm nhạc trở nên thuần khiết nhất.

CMMI-7

Blog GS John VU - GS John Vu - 08/05/2024 12:00
Hỏi: Theo CMMI, để đạt tới mức trưởng thành 3 tổ chức phải có Qui trình phần mềm chuẩn của tổ chức đã được làm tài liệu – Organizational Standard Software Process (OSSP). Thầy làm tài liệu cho qui trình phần mềm thế nào? Nó trông giống cái gì?

Cuộc đời này ai cũng muốn có một tình yêu như Mèo Béo dành cho Đàm Trúc!

Phong cách sống - VV - 08/05/2024 11:00
Mèo Béo thà có lỗi với bản thân, với gia đình chứ tuyệt nhiên tôn thờ tình yêu đến cùng. Thật đáng tiếc!

36 tuổi mới thấm thía: Người bạn chơi cùng sẽ quyết định bạn trở thành ai!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 08/05/2024 10:00
Những người gần gũi nhất với bạn sẽ quyết định bạn trở thành ai? Giàu sang hay khó khăn, tính cách nền nã hay gắt gỏng, có ý chí hay đi tụt lùi?

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears: 'Giờ đây tôi trỗi dậy đầy sức sống'

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 08/05/2024 09:00
Khi được sử dụng toàn thời gian một phòng thu ở Malibu, tôi thích thường xuyên tới đó. Có ngày tôi đã sáng tác được sáu bài hát. Khi sáng tác nhạc cho chính mình, tôi cảm thấy đó chính là lúc âm nhạc trở nên thuần khiết nhất.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Mark Wolynn, khi bác sĩ đồng thời cũng là nhà thơ

Từ sách - Phim - Quìn - 08/05/2024 08:00
Chữa lành một sang chấn cũng giống như sáng tác một bài thơ. Để làm cả hai việc này, chúng ta đều cần đúng thời điểm, đúng câu từ và đúng hình ảnh.

CMMI-6

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/05/2024 12:00
Hỏi: Là một tổ chức phần mềm, chúng tôi biết cách phát triển phần mềm và tin rằng chúng tôi ở mức cao trên thang CMMI, nhưng chính người dùng của chúng tôi mới cần giúp đỡ. Họ không biết điều mình cần và cứ thay đổi yêu cầu của mình mọi lúc.

Vụ ‘Mèo Béo’ 21 tuổi tự tử vì tình: Trên đời này, sinh mạng là quý giá nhất

Phong cách sống - Ngọc Tú - 07/05/2024 11:00
Trước khi biết yêu một ai đó, hãy học cách tự ôm lấy mình, thấu hiểu chính mình. Mong bạn đủ kiên cường, hít một hơi thật sâu trước biến cố, có dũng khí bước về phía trước, dù chỉ là thêm một bước.

Bước sang tuổi 35, tôi nhận ra: Những thứ đắt giá nhất đều miễn phí

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/05/2024 10:00
Khi còn trẻ, chúng ta nghĩ mọi lợi ích đều gắn liền với tiền bạc nhưng thực ra, những thứ quý giá nhất trên thế giới thường miễn phí.

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears: 'Tôi đã tự do'

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 07/05/2024 09:00
Tôi đã bị lừa dối suốt mười ba năm qua. Cả thế giới đều biết tôi cần một luật sư mới, và cuối cùng tôi cũng nhận ra điều đó. Đã tới lúc tôi giành lại quyền kiểm soát đời mình.

Tịch tịnh - Tâm an một chút thưởng trà

Từ sách - Phim - Quìn - 07/05/2024 08:00
Nhiều người thắc mắc thói quen thưởng trà của ai đó. Họ nghĩ thưởng trà là cách thể hiện sự cao quý. Rằng chỉ có những ai không vướng bận cơm áo gạo tiền mới đủ bình tĩnh phí hoài thời gian đến vậy.

CMMI-5

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/05/2024 12:00
Hỏi: Tại sao một số tổ chức rất thành công trong cải tiến phần mềm và số khác lại không thành công? Chúng ta có thể học cái gì từ những bài học này?

Điện ảnh Việt và câu chuyện chuyển đổi số

Điện ảnh - Hoàng Lê - 06/05/2024 11:00
Điện ảnh Việt Nam có lịch sử đến 70 năm, nhưng đến nay việc tìm kiếm dữ liệu về các bộ phim vẫn còn khó khăn vì chưa được chuyển đổi số.

Từng là “chị đại Bến Thượng Hải”, bà lão 70 tuổi ra tù, 10 năm sau trở thành triệu phú

Truyền cảm hứng - Minh Hằng - 06/05/2024 10:00
Ngồi tù gần 20 năm, chồng phản bội, con gái đột ngột qua đời, bà lão 70 tuổi quyết tâm khởi nghiệp và trở thành doanh nhân huyền thoại ở Trung Quốc.

Người đàn bà trong tôi - Sự cô đơn của người đàn bà bên trong Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 06/05/2024 09:00
Britney Spears là cái tên từng được cả thế giới tung hô, cũng từng nhận về biết bao lời chỉ trích, chê cười. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự nhìn vào sâu bên trong, để thấy rằng, cô cũng chỉ là một cá thể cô đơn và khao khát sự yêu thương?

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 06/05/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 08/05/2024