Đạo diễn Chánh Trực: ‘Nghệ sĩ nên nhường gói trợ cấp COVID-19 cho người nghèo, người bán vé số, hàng rong’

Tiểu Vũ24/06/2021 18:00
Đạo diễn Chánh Trực: ‘Nghệ sĩ nên nhường gói trợ cấp COVID-19 cho người nghèo, người bán vé số, hàng rong’

Đạo diễn Chánh Trực: “Tôi nghĩ nếu có gói trợ cấp, trước mắt giới nghệ sĩ nên nhường lại cho những người lao động nghèo, người bán vé số, hàng rong”.

202989175_1019292788811048_484292767846861_n.jpg
Đạo diễn Nguyễn Chánh Trực - Ảnh: NVCC

Nguyễn Thành Chánh Trực là gương mặt quen thuộc của giới nghệ sĩ và khán giả yêu nghệ thuật tại TP.HCM. Hiện anh là đạo diễn kiêm diễn viên của Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần.

Dấu ấn lớn của đạo diễn Chánh Trực để lại trên các sân khấu xã hội hóa tại TP.HCM là hàng loạt những vở kịch do anh đạo diễn như Ốc mượn hồn, Trò đời, Giữa hai bờ sương khói, Về đâu, Phía sau tội ác, Công lý như mặt trời, Điều ước thiêng liêng, Đêm vượn hú, Thật và ảo,Ngày xửa ngày xưa (đạo diễn chung với nghệ sĩ Hùng Lâm)…

Ngoài trực tiếp tham gia làm diễn viên và đạo diễn. nghệ sĩ Chánh Trực từng là giảng viên của trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM. Anh là người góp phần đào tạo một thế hệ diễn viên trẻ tài năng như Lê Khánh, Thanh Thúy, Hòa Hiệp, Huy Khánh, Thành Nam, Xuân Trang, Minh Luân, Huỳnh Tiến Khoa, Hữu Tín, Dương Cường, Lê Dương Bảo Lâm...

Là một đạo diễn năng nổ của sân khấu TP.HCM, thế nhưng cũng như nhiều nghệ sĩ khác, trong những ngày diễn ra đại dịch, đạo diễn Chánh Trực cũng phải chịu “bó tay” ngồi một chỗ bán hàng online để duy trì cuộc sống.

Thông qua phương tiện video trực tuyến, đạo diễn Chánh Trực đã dành cho phóng viên Một Thế Giới những chia sẻ chân thành về chuyện nghề, chuyện đời của người nghệ sĩ trong đại dịch COVID-19.

204065593_346481833718085_7142028385009196012_n.jpg
Đạo diễn Chánh Trực và NSƯT Mỹ Uyên trong vở Công Lý như mặt trời - Ảnh: NVCC

- Anh có thể chia sẻ về đời sống cá nhân của anh và đồng nghiệp tại các sân khấu xã hội hóa ở TP.HCM trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19?

- Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam rồi liên tục trở đi trở lại đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của mọi thành phần trong xã hội, thế nhưng có thể nói giới nghệ sĩ chúng tôi là những người trực tiếp chịu nhiều thiệt hại nhất.

Đặc biệt trong một tháng qua khi TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội, các nghệ sĩ thuộc sân khấu xã hội hóa của thành phố hoàn toàn rơi vào tình trạng bế tắc khi phải “án binh bất động”. Sân khấu đóng cửa, các sự kiện chúng tôi lên kế hoạch từ trước giờ phải hoãn lại vô thời hạn. Lịch quay phim sitcom dời đến lần thứ 3 và không biết liệu có bị hủy luôn hay không. Tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng khi TP.HCM ngày nào cũng có hàng trăm ca mới khiến chúng tôi ngôi ở nhà mà như ngồi trên đống lửa lo lắng bâng khuâng không biết những ngày tới sẽ ra sao.

Với cá nhân tôi là đạo diễn, nhưng khi dịch bệnh diễn ra tôi đã xoay xở bằng cách bán hàng online để kiếm sống. Thế nhưng việc bán hàng cũng không được nhiều vì đâu phải mình tôi mà trên mạng có hàng trăm hàng ngàn người cũng bán như tôi.

Trong khi đó, dù dịch bệnh hay bình thường các khoản chi cố định cho gia đình như cơm áo gạo tiền, điện nước, internet vẫn như cũ. Đó là chưa kể các khoản vay ngân hàng để làm chuyên môn vẫn phải trả tiền gốc lẫn tiền lãi đều hàng tháng không thiếu một đồng nào.

204173447_198377785528212_4089353642571420662_n.jpg
Đạo diễn Chánh Trực vừa là đạo diễn vừa là diễn viên trong vở Ốc mượn hồn - Ảnh: NVCC

- Cụ thể anh đã làm những công việc gì để bù đắp những khó khăn trong thời gian TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội?

- Trong những ngày không được đi diễn và quay phim tôi lên Facebook rao bán đá quý, đá phong thủy, nhưng có lẽ do thời điểm khó khăn vì dịch bệnh nên mọi người chỉ ưu tiên cho những mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết, rất ít khi người ta chịu bỏ tiền ra để mua các mặt hàng xa xỉ nên doanh số bán hàng của tôi chỉ là đắp đổi qua ngày. Trong khi đó nhìn qua những anh chị em đồng nghiệp thấy họ cũng bán đủ thứ như đồ ăn, quần áo đến cây kim sợi chỉ…Cũng có nhiều nghệ sĩ khá hơn vì nhờ tiền tích lũy trước đó hoặc sống nhờ vào tiền của gia đình.

- Nghệ sĩ là người của công chúng, nơi hoạt động của anh là sân khấu phim trường, nhưng giờ gần như tất cả phải mưu sinh bằng nghề phụ, điều đó gợi lên cho anh suy nghĩ gì về nghề?

- Mỗi lần mở FB lên tôi không khỏi ngậm ngùi khi thấy đồng nghiệp còn không đăng tải những câu chuyện về sân khấu, phim trường, những dự án, vở kịch và bộ phim họ đang tham gia. Thay vào đó họ dùng FB để bán đủ thứ, từ bịch bánh tráng trộn đến cái bánh ú, hũ mắm, ký gạo…

Tôi ứa nước mắt nghĩ về cái nghề của mình, tôi không ngờ có ngày những người nghệ sĩ chúng tôi lại có một cuộc sống chông chênh như thế. Dẫu biết ai cũng phải làm việc để mưu sinh, nhưng khi chúng tôi chọn làm nghệ thuật thì nơi mưu sinh phải là sân khấu, phim trường. Chúng tôi lao động để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật mang lại giá trị tinh thần cho công chúng chứ không phải lên mạng buôn bán, quảng cáo để kiếm sống. Tôi thấy hai chữ nghệ sĩ chưa bao giờ “rẻ rúng” phù phiếm như hiện nay.

203329352_777259856297383_6505303655841723185_n.jpg
Cũng như nhiều nghệ sĩ khác, đạo diễn Chánh Trực chỉ có thể nghiên cứu kịch bản trong những ngày giãn cách xã hội - Ảnh: NVCC

- Mới đây Bộ VH-TT-DL đề xuất với chính phủ gói trợ cấp hỗ trợ các nghệ sĩ thuộc các đoàn công lập đang gặp khó khăn do COVID-19, anh đón nhận thông tin này như thế nào?

- Ban đầu đọc thông tin này tôi rất mừng và cảm động, nhưng sau khi đọc kỹ thì thấy bộ chỉ đề xuất trợ cấp cho các nghệ sĩ viên chức đang công tác tại các đoàn nghệ thuật công lập. Việc hỗ trợ cho đối tượng nào đều nằm trong khuôn khổ chính sách của nước nên tôi không có ý kiến gì...Nhưng... nếu nói một cách thành thật thì cá nhân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp đang hoạt động tại các sân khấu xã hội hóa không khỏi chạnh lòng.

Việc cơ quan chủ quản quan tâm đến đời sống của các nghệ sĩ trong thời điểm này là hành động đáng ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên việc “tách nhóm” nghệ sĩ “dân lập” ra trong đề xuất vô hình trung sẽ tạo ra một tâm lý phân biệt đối xử, ngăn cách giới hạn giữa “nghệ sĩ công” và “nghệ sĩ tư”. Trên thực tế tất cả các nghệ sĩ dù công hay tư đều cùng chung một mục đích là lao động sáng tạo ra những sản phẩm để phục vụ đời sống tinh thần của người dân.

203817985_179876000763259_763211289041008373_n.jpg
Chánh Trực và Trung Dũng trong vở Chuyện tình nữ phạm nhân - Ảnh: NVCC

Tôi nghĩ dịch bệnh là tình hình chung, nó ảnh hưởng đến tất cả các thành phần trong xã hội chứ không riêng gì giới nghệ sĩ. Tuy nhiên dù sao thì đời sống của người nghệ sĩ cũng đỡ khó khăn hơn so với người lao động phổ thông, những người bán hàng rong, vé số...Bình thường họ phải chạy ăn từng bữa, làm ngày nào ăn ngày đó thì khi giãn cách xã hội họ sẽ rơi vào tình trạng vô cùng khốn đốn.

Tôi nghĩ nếu có thì trước mắt giới nghệ sĩ nên nhường lại gói hỗ trợ này cho các đối tượng khó khăn hơn. Điều này tôi nói bằng tất cả sự chân thành, giả sử nếu tôi cầm được số tiền hỗ trợ nào đó tôi cũng mang đi cho lại những người lang lang cơ nhỡ.

- Từ khi đại dịch diễn ra đến nay, các nghệ sĩ đang hoạt động tại các sân khấu xã hội hóa ở TP.HCM đã nhận được sự hỗ trợ nào của các đoàn hội nghệ sĩ và các cấp chính quyền địa phương?

Hầu như chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào, thế nhưng chúng tôi vẫn động viên nhau dù bi đát đến mấy cũng cố gắng giữ lửa nghề.

- Theo anh, nếu có gói trợ cấp cho các nghệ sĩ khó khăn vì COVID-19 thì nhà nước nên ưu tiên cho nhóm nghệ sĩ nào?

Đòi hỏi sự công bằng một cách tuyệt đối là điều không thể. Cuộc sống của giới nghệ sĩ cũng vậy, luôn có sự chênh lệch ở nhiều góc độ khác nhau. Một số nghệ sĩ nhờ tài năng và may mắn có thu nhập rất cao, đời sống ổn định, của ăn của để, và họ cũng có trách nhiệm với cộng đồng bằng các chương trình từ thiện thiết thực. Trong khi đó cũng có nghệ sĩ rất tài năng nhưng không gặp may mắn nên đời sống gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên khi đã chọn đi theo con đường nghệ thuật thì người nghệ sĩ chấp nhận tất cả, dù sướng dù khổ cũng theo đuổi đam mê đến tận cùng để cống hiến cho nghệ thuật.

- Đời sống của một con người trải qua rất nhiều giai đoạn, lúc thịnh lúc suy, khi huy hoàng khi bi đát, người nghệ sĩ cũng không thoát ra được khỏi quy luật thăng trầm của cuộc đời. Tôi nghĩ sau khi dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn, tất cả người dân được tiêm vắc xin thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường thôi. Khi đó giới nghệ sĩ chúng tôi được quay trở lại màn ảnh sân khấu được công chúng đón nhận, thì đó mới là “gói trợ cấp” lớn nhất mà xã hội dành cho nghệ sĩ.

- Cảm ơn những chia sẻ của anh!


Gửi bình luận
(0) Bình luận

5 gương mặt nữ và 1 da màu trong ban giám khảo LHP Cannes

Lần đầu tiên danh sách ban giám khảo của LHP Cannes có người da màu giữ chức chủ tịch hội đồng và có sự góp mặt của rất nhiều gương mặt phái nữ.

Bị phản đối vì quá gợi dục, bức tượng Marilyn 'tốc váy' vẫn được đặt nơi công cộng

Bức tượng “Marilyn vĩnh cửu” bị nhiều người phản đối gay gắt vì quá gợi dục để đặt ở một địa điểm công cộng.

Nền tảng cho thuê đồ thời trang bị 'lạnh nhạt' ở châu Á

Nền tảng cho thuê đồ thời trang đang trở thành một xu hướng mới khi mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ cũng như kinh tế hơn.

Trợ cấp nghệ sĩ khó khăn do COVID-19: Đừng phân biệt đối xử

Đề xuất trợ cấp nghệ sĩ khó khăn do dịch COVID-19 của Bộ VH-TT-DL đang là vấn đề tranh cãi trong dư luận.

Nhiều khán giả không còn nhận ra Lý Linh Ngọc mỹ nhân đẹp nhất nhì 'Tây Du Ký'

Lý Linh Ngọc, mỹ nhân vào vai Thỏ Ngọc trong "Tây Du Ký" bản 1986, có cuộc sống cá nhân lận đận. Ở tuổi U60, bà vẫn đi hát tại các sự kiện, tranh thủ ánh hào quang còn lại của "Tây Du Ký".

Phương Anh Đào bất ngờ chia sẻ bị lệch méo khuôn môi sau khi mổ tuyến giáp

Sau hơn 2 tháng tìm được phương pháp điều trị phù hợp, khuôn môi bị lệch của nữ diễn viên Phương Anh Đào đã được phục hồi.

BTS làm nên kỷ lục khi thống trị Billboard tuần thứ tư liên tiếp với 'Butter'

Bản hit "Butter" tiếp tục giúp BTS làm nên lịch sử tại bảng xếp hạng (BXH) âm nhạc quốc tế Billboard Hot 100 tuần thứ tư liên tiếp.

Đề xuất hỗ trợ cho 2.000 nghệ sĩ và gần 27.000 HDV du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ cấp cho một số nghệ sĩ gói hỗ trợ 3 tháng - 5,4 triệu đồng và nhiều hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn vì dịch COVID-19.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024