Cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc, tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Minh Nhật27/07/2023 10:00
Cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc, tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Đó là một ý tưởng sáng tạo độc đáo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.

Đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về những đứa trẻ mất tích tìm về được với gia đình, người thân. Đã có những giọt nước mắt hạnh phúc của các bậc cha mẹ khi đón con trở về sau thời gian bặt vô âm tín. Để những gia đình có trẻ mất tích sớm được hưởng phút giây hạnh phúc ấy, một ý tưởng sáng tạo mang tên "Băng dính Hy vọng" đã ra đời ở Hàn Quốc.

Theo trang Branding In Asia, tính đến năm 2020, ở Hàn Quốc, có khoảng 661 trẻ em đã mất tích hơn 1 năm chưa được tìm thấy, và 638 trong số đó đã mất tích trong thời gian dài hơn 5 năm.

Thời gian càng kéo dài, người thân của những đứa trẻ ấy càng mất dần hy vọng tìm thấy con. Năm 2020, nhân ngày Ngày quốc tế Trẻ em mất tích (25/5), Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (KNPA) và tập đoàn Cheil Worldwide, hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, đã thực hiện ý tưởng độc đáo mang tên "Băng dính Hy vọng" (Hope Tape), như một chiến dịch giúp tìm kiếm trẻ em mất tích.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 1.

Những cuộn băng dính độc lạ thể ý tưởng sáng tạo đáng quý.

Theo đó, những cuộn băng dính đóng hàng được thiết kế đặc biệt có chứa hình ảnh và thông tin của 28 đứa trẻ mất tích.

Khi băng dính đóng hàng thành tia hy vọng

Hope Tape in hình các bức ảnh của đứa trẻ chụp vào thời điểm chúng mất tích, cũng như hình ảnh phỏng đoán về ngoại hình hiện tại của chúng sử dụng công nghệ do KNPA phát triển. Bên dưới ảnh là một loạt các thông tin khác bao gồm các đặc điểm ngoại hình và địa điểm chúng được nhìn thấy lần cuối.

Ngoài ra còn có một mã QR kết nối với ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động để mọi người có thể báo cáo và cung cấp thêm thông tin nếu biết gì đó về những đứa trẻ mất tích. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng cho phép các bậc phụ huynh đăng ký dấu vân tay của con mình để sau này có thể sử dụng trong trường hợp mất tích.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 2.
 
Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 3.
 

Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020, những cuộn băng dính Hope Tape đã được sử dụng để đóng gói 620.000 gói bưu kiện và được vận chuyển trên toàn Hàn Quốc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh là Korea Post và Hanjin Transportation. Kết quả của phương pháp này có thể tương đương với việc đi phân phát 100.000 tờ thông tin cho mỗi đứa trẻ mất tích.

“Chúng tôi yêu cầu sự quan tâm và hợp tác khẩn cấp của người dân và cộng đồng trên khắp đất nước để giúp mang lại hy vọng và động viên cho các gia đình có trẻ em mất tích”, đại diện KNPA cho biết trong một tuyên bố. “Bằng cách tổ chức chiến dịch 'Hope Tape', chúng tôi muốn thu hút sự chú ý của công chúng đến tình trạng vô cùng đáng buồn này”.

Tập đoàn Cheil Worldwide cũng đã tạo ra một thước phim ngắn cho thấy quá trình sản xuất và phân phối Hope Tape như thế nào để quảng bá rộng rãi với sự hợp tác của KNPA, Korea Post và Hanjin Transportation, thông qua các trang web chính thức và các kênh truyền thông xã hội.

Seongphil Hwang, giám đốc sáng tạo của tập đoàn Cheil Worldwide, cho biết: “Với sự bùng phát của Covid-19, mọi người có xu hướng ở nhà và sử dụng nhiều dịch vụ giao hàng tận nơi hơn, trong đó các bưu kiện là phương tiện hiệu quả cao để truyền bá thông tin về những đứa trẻ mất tích”.

Không rõ có trường hợp trẻ em nào được tìm thấy sau chiến dịch "Băng dính Hy vọng" không nhưng nó thực sự đã tạo tiếng vang lớn và thu hút sự chú ý của cộng đồng thời điểm đó.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 4.
 

Nhiều cha mẹ của những đứa trẻ mất tích vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy con của mình. Hope Tape đã trở thành một cách cung cấp thông tin quan trọng về những đứa trẻ mất tích trực tiếp đến tận nhà của mọi người dân Hàn Quốc và thu hút sự chú ý đến vấn đề cấp bách chưa từng có trước đây.

Những cuộc gọi "câm lặng"

Năm 2022, KNPA và Cheil Worldwide tiếp tục phối hợp tạo ra một chiến dịch khác mang tên "Knock Knock", nhằm quảng bá về cuộc gọi khẩn cấp qua đường dây nóng 112 của cảnh sát cho phép những người trong tình huống không thể nói được có thể yêu cầu cảnh sát hỗ trợ.

Tập đoàn Cheil Worldwide cho biết chiến dịch "Knock Knock" nhằm mục đích tiếp cận những “nạn nhân giấu mặt” của bạo lực gia đình, vì nhiều trường hợp không được báo cáo với chính quyền kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Những cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc: Khi băng dính đóng hàng trở thành tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích - Ảnh 5.
 

Với giải pháp mới, những người không thể nói nhưng cần sự giúp đỡ của cảnh sát có thể quay số 112 và khi được thông qua, bấm 2 lần vào bất kỳ số nào như thể đang gửi mã Morse.

Sau đó, người xử lý cuộc gọi sẽ gửi cho người gọi một liên kết để nhấp vào, liên kết này sẽ ngay lập tức cho phép cảnh sát theo dõi vị trí của người gọi và theo dõi thêm hiện trường thông qua camera điện thoại của người gọi trong thời gian thực.

Giải pháp này cũng hỗ trợ chế độ trò chuyện bí mật với giao diện người dùng tương tự như trang Tìm kiếm của Google để người gọi có thể liên lạc với cảnh sát với mức độ tiếp xúc tối thiểu.

“Thông qua chiến dịch "Knock Knock", chúng tôi hy vọng hệ thống gọi khẩn cấp trong thầm lặng 112 sẽ trở thành một giải pháp bền vững mà bất kỳ người dân nào gặp nguy hiểm đều có thể tiếp cận và bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào cũng có thể nhanh chóng ứng phó”, một quan chức của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Nguồn: Brandinginasia


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
2

Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của "Ai là triệu phú" nhờ... cãi lời vợ

Anh trả lời đúng 14 câu hỏi và giành 80 triệu đồng.
4

4 kỳ nhân trong truyện Kim Dung: Sở hữu võ công tuyệt đỉnh nhưng vẫn chưa đứng đầu

Trong số các nhân vật sở hữu võ công cái thế, có 4 kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ nhưng lại không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
5

Chữ "You" trong YouTube có nghĩa là gì - Vì sao người ta lại đặt tên nghe buồn cười thế?

Chữ "You" trong YouTube từng là biểu tượng của nền tảng. Nhưng giờ đây, nó đang mất dần ý nghĩa.

Chất 'thông linh' giúp thực vật nhiều lần tiến hóa để ăn thịt động vật

Jasmonate là hormone có nguồn gốc từ phospholipid điều chỉnh sự phát triển của thực vật và phản ứng với áp lực môi trường; thúc đẩy nhiều phản ứng đối với các điều kiện khắc nghiệt.

Loài cú bị đe dọa bởi những người hâm mộ Harry Potter

Bộ phim "Harry Potter" đã thúc đẩy một làn sóng khai thác cú hoang dã để phục vụ nhu cầu tăng đột biến và điều tương tự cũng xảy ra với cá san hô sau bộ phim “Đi tìm Nemo”.

Sự tiến hóa diệu kỳ của chiếc lưỡi ở chim và bò sát

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi là động vật. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ nhất của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

Từ đâu sinh ra chiếc lưỡi trong miệng

Lưỡi là cơ quan quan trọng của con người nhưng ít có công trình nào nghiên cứu về bộ phận này. Chúng tôi sẽ giới thiệu công trình nghiên cứu về chiếc lưỡi trong lịch sử tiến hóa sinh học.

5 công cụ AI trực tuyến tốt nhất để tạo meme

Meme là hình ảnh hay video kèm theo tiêu đề hài hước mang tính giải trí, được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hoạt động tạo meme trực tuyến đang gia tăng thời gian qua.

Tờ báo giấy lâu đời nhất thế giới in số cuối cùng sau 320 năm

Trang The Guardian đưa tin nhật báo Wiener Zeitung của Áo vừa in số cuối cùng vào ngày 30.6.

Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới

Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới sẽ là một trong những điều đáng sợ nhất bạn từng được nghe…

Nữ người mẫu ảo trông như thật, ngày càng nổi tiếng và kiếm tiền "khủng"

Những người mẫu ảo đang được xây dựng có cảm xúc giống như con người và còn thường xuyên xuất hiện trên báo, tham gia nhiều sự kiện lớn.

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Giải trí - Nguyễn Huy - 24/11/2024 12:00
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Bí ẩn truyền nhân của Hư Trúc, bị thương nặng vẫn đấu lại Dương Quá

Thư giãn - Nguyệt - 24/11/2024 11:00
Bài viết này sẽ phân tích một số chi tiết về cuộc đời Hư Trúc sau khi lui về ở ẩn và hé lộ về một truyền nhân của cao thủ này.

“Manifest” từ được nói đến nhiều nhất trong năm 2024, lý do được chọn cực thuyết phục!

Phong cách sống - S.A - 24/11/2024 10:00
Mới đây, nhà xuất bản từ điển Cambridge đã công bố “manifest” là từ của năm 2024. 

Từ chuyện Lâm Đại Ngọc được tặng hoa trong Hồng Lâu Mộng: Bài học cho giới trẻ

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 24/11/2024 09:00
Lâm Đại Ngọc, một nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa. Từ câu chuyện của nàng, chúng ta có thể rút ra bài học về tầm quan trọng của việc rèn luyện EQ, đặc biệt là cho giới trẻ ngày nay.

Nững nhận xét thú vị về cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 24/11/2024 08:00
Cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn 'Dám nghĩ lại' nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao.

Facebook Messenger công bố hàng loạt tính năng mới

Kỹ năng - Bình Minh - 23/11/2024 12:00
Người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới này từ ngày hôm nay.

Môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ nhưng đáng tiếc "sớm nở tối tàn"

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 23/11/2024 11:00
Môn phái nào có khả năng vượt mặt Thiếu Lâm?

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Suy ngẫm - Ngọc Linh - 23/11/2024 10:00
Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Giải trí - THU HƯỜNG - 23/11/2024 09:58
Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.

Lựa chọn đồng đội quan trọng như thế nào? 7 lời khuyên từ sách 'Chiến thắng Con Quỷ bên trong'

Từ sách - Phim - Quìn - 23/11/2024 08:00
“Chiến thắng Con Quỷ bên trong”: 7 nguyên tắc giúp bạn vượt qua chướng ngại và tìm thấy thành công. Đã được dịch sang hơn 10 ngôn ngữ trên thế giới. Luôn nằm trong danh sách khuyến đọc của các doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công.

TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024

Kỹ năng - Hoàng Kim - 22/11/2024 15:42
Khảo sát DDCI được tiến hành từ nay đến 15/12/2024, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đang triển khai dự án, các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Thư giãn - Huy Hoàng - 22/11/2024 12:00
Có chuyến đi tới đồng bằng sông Cửu Long cách đây không lâu, phóng viên người Mỹ chứng kiến cảnh người địa phương thu hoạch hoa súng nên thấy rất ấn tượng.

Dùng chatbot AI trả đũa kẻ lừa đảo

Kỹ năng - Cẩm Bình - 22/11/2024 11:00
Nhiều người khi phát hiện mình là mục tiêu bị lừa đảo đã cố gắng làm lãng phí càng nhiều thời gian của kẻ lừa đảo càng tốt.

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Phong cách sống - Hoàng Hà - 22/11/2024 10:00
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 25/11/2024