Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính trước khi quá muộn!

28/02/2020 09:00
Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính trước khi quá muộn!

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy dỗ rằng "bách thiện hiếu vi tiên" - Hiếu thuận và tôn trọng bố mẹ là phẩm cách cơ bản nhất của một con người.

(01)

Mấy hôm trước ngồi buồn lướt Facebook, ánh mắt tôi dừng lại ở một tiêu đề thế này: "Cảm thấy bố mẹ quá phiền phức thì có nên cắt đứt quan hệ với họ hay không?"

Tò mò, tôi bấm vào đường dẫn để đọc toàn bộ bài viết. Bài viết kể về một gia đình không có điều kiện kinh tế tốt, người con phải dùng số tiền lớn để kham tiền dưỡng lão và tiền khám bệnh của cha mẹ.

Theo nhân vật người con, anh ta cảm thấy việc chăm sóc bố mẹ như thế này sẽ dẫn đến "con đường sự nghiệp không thuận lợi", sau này có vợ sinh con chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều điều bất tiện. Cuối cùng anh ta kết luận "không muốn lãng phí tiền bạc để chăm sóc bố mẹ".

Không có gì đáng ngạc nhiên khi phần bình luận là một loạt những chỉ trích. Tôi rút được trong số đó một câu trả lời rất sắc bén, nói đúng vào trọng tâm:

"Một cô gái tốt có thể sẽ chấp nhận một chàng trai tuy nghèo mà có ý chí vươn lên, nhưng đa phần sẽ không chấp nhận một người cắt đứt quan hệ với bố mẹ - những người chưa từng đối xử tệ bạc với họ.

Muốn xem bản chất thật sự của một người, hãy xem thái độ của họ đối với bố mẹ. Một người mà cạn tình bạc nghĩa với bố mẹ mình thì không thể trải qua được bất kì một thử thách nào về nhân cách cả.

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy dỗ rằng "bách thiện hiếu vi tiên" - Hiếu thuận và tôn trọng bố mẹ là phẩm cách cơ bản nhất của một con người.

Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính với đấng sinh thành trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

(02)

Chỉ trước mặt bố mẹ, chúng ta mới có thể là "con". 

Có lẽ rất nhiều người đã từng có cảm nhận thế này: Tuổi tác càng lớn, khi đi xa sẽ càng nhớ nhà. Bởi vì càng lớn, tiếp xúc với hiện thực xã hội càng nhiều, chúng ta sẽ càng cảm nhận được sự ấm áp và cảm giác an toàn mà gia đình đem lại cho bản thân.

Nguồn gốc của sự ấm áp và cảm giác an toàn này đến từ bố mẹ.

Lão Xá nói rằng: "Con người cho dù sống đến tám chín mươi tuổi, họ vẫn còn là trẻ con khi còn bố mẹ."

Ở bên ngoài xã hội, chúng ta phải một mình đảm đương mọi việc, phải trở thành một người trưởng thành không hé răng than vãn. Nhưng khi trở về nhà, được trở về trong vòng tay bố mẹ, chúng ta được thoả sức bộc lộ sự yếu đuối của bản thân, được phép thể hiện sự oán giận, được quyền bộc lộ những điều phiền não. Bởi vì chúng ta biết, bố mẹ sẽ luôn bao dung và không trách cứ chúng ta.

Diễn viên Mai Đình lúc công việc bận rộn nhất cũng gọi điện cho bố báo bình an mỗi ngày. Sau khi mua được căn hộ ở Bắc Kinh, mỗi năm cô đều đón bố mẹ đến ở chung một thời gian. Trong khoảng thời gian này, cô ấy không nhận show, từ chối các hoạt động xã giao, thậm chí tắt cả điện thoại để có thể được ở nhà cùng bố mẹ. Có lúc, cô ấy còn một bên nắm tay bố một bên nắm tay mẹ đi dạo chơi trong công viên, lên phố ăn các món ăn vặt.

Trả lời phỏng vấn, cô ấy nói: "Trước mặt bố mẹ, tôi mãi mãi là một đứa trẻ không bao giờ lớn."

Diễn viên Mai Đình luôn cảm thấy bản thân giống như một cánh diều. Bất luận đi đến đâu, dây diều luôn nằm chặt trong tay bố mẹ. Chính vì thế, cô cảm thấy bản thân luôn được quan tâm.

Bố mẹ cũng giống như công viên giải trí trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần họ vẫn còn đó thì chúng ta có ta có thể buông lỏng bản thân để trở về làm một đứa trẻ. Sau khi họ không còn, chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ được ngây ngô vô điều kiện nữa.

Bố mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến. Bố mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về.

Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính với đấng sinh thành trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

(03)

Thành tựu lớn nhất của một người là tha thứ cho sự không hoàn mỹ của bố mẹ.

Takeshi Kitano - diễn viên nổi tiếng người Nhật Bản - từng hình dung quan hệ của ông ấy với bố mẹ như thế này: "Tôi dùng hết sức lực của một đời để đọ sức với bố mẹ, và thế là cuối cùng tất cả đều thua."

Mẹ của Kitano chính xác là một "người mẹ hà khắc" :Không cho phép con trai có sở thích riêng, ép buộc con phải học tập, thành tích không tốt thì sẽ đánh mắng con một trận...

Bởi vì như vậy, Kitano rất buồn phiền với bố mẹ mình, thậm chí nhiều lúc ông cảm thấy chán ghét.

Khi học đại học năm thứ ba, Kitano đã cắt đứt quan hệ với mẹ, dọn khỏi nhà và sống độc lập ở ngoài. Ông ấy cho rằng có thể kiếm được tiền thuê phòng và tiền tiêu dùng dựa vào việc làm thêm, nhưng không ngờ rằng qua một thời gian, tiền nợ đã bằng nửa năm tiền thuê nhà.

Ông ấy cho rằng bản thân có thể tiếp tục sống ở đó là vì sự nhân từ của chủ nhà. Ông không ngờ khi chủ nhà nói với mình rằng từ lúc ông ấy chuyển đến vào nửa năm trước, mẹ ông đã giấu ông ngồi taxi đi theo phía sau, hơn nữa còn nhờ vả chủ nhà rằng: "Đứa con ngốc nghếch này của tôi nhất định sẽ nợ tiền nhà, nếu nó nợ thì cứ đến thu ở chỗ tôi."

Sau này, Kitano thành danh dựa vào các tác phẩm như "Mùa hè của Kikuro", "Pháo hoa", nhưng điều khiến ông ấy đau lòng chính là mẹ của ông ấy xuất hiện không phải để chúc mừng mà là để vòi tiền ông. Hơn nữa từ đó về sau, người mẹ có thói quen mỗi tháng đều đòi ông chu cấp.

Thoáng cái nhiều năm đã trôi qua, mẹ mắc bệnh phải nhập viện. Bà gọi điện bảo Kitano đến thăm. Vào lúc ông sắp ra về, bà giao cho ông một túi nhỏ. Kitano mở ra xem, bên trong là một cuốn sổ tiết kiệm với tên của ông ấy.

Số tiền mà những năm qua Kitano gửi cho bà, một đồng bà cũng không hề tiêu. Tất cả đều đem bỏ tiết kiệm cho ông. Người mẹ vì lo lắng Kitano không biết cách tiết kiệm tiền, đã dùng cách này để chuẩn bị cho ông.

Mẹ Kitano không phải là một người mẹ hoàn mĩ. Bà ngang ngược, lộng hành, không biết cách biểu đạt. Chính những đặc điểm này đã khiến Kitano dùng cả một đời tranh đua với mẹ mình. Nhưng khi ông ấy thật sự cảm nhận được tình yêu mà mẹ dành cho mình thì tất cả đã không kịp nữa rồi.

Tục ngữ có câu nhân vô thập toàn. Không có người nào là mười phân vẹn mười cả, đương nhiên cũng sẽ không có bố mẹ nào là thập toàn thập mĩ. Vì vậy khóa học bắt buộc mà bất kì người con nào cũng nên học đó chính là tha thứ cho sự không hoàn mĩ của bố mẹ.

Họ có thể sẽ bảo thủ, nghiêm khắc, tư tưởng cổ hủ không theo kịp thời đại..., nhưng không thể vì những khuyết điểm này mà xem nhẹ tình yêu họ dành cho chúng ta.

Trong bộ phim "Reply 1988" có một chi tiết khiến tôi ấn tượng sâu sắc:

Duk Sun bởi vì nghĩ bố mẹ thiên vị chị gái và em trai, không chú ý đến mình mà đã oán hận bố mẹ rất lâu. Điều mà cô ấy nhìn thấy là có hai cái đùi gà thì mẹ sẽ cho chị gái một cái và một cái thì cho em trai. Điều mà cô không thấy là mẹ đã đẩy tay bố ra khi bố muốn gắp cánh gà, bởi bà muốn dành cánh gà ấy cho cô ấy.

Bố mẹ thiên vị là bố mẹ không hoàn mĩ, thậm chí không xứng với chức danh bố mẹ, nhưng dù nói bố mẹ không tốt thì họ luôn thương chúng ta nhiều hơn yêu bản thân họ rất nhiều. Bố mẹ không hoàn mĩ thì chúng ta cũng không phải là những đứa con hoàn mĩ. Tất cả chúng ta đều vụng về mò mẫm về cách hòa hợp làm thế nào để yêu thương nhau. Nếu đã như vậy, điều quan trọng hơn là học cách hiểu và giải bỏ những khuất mắt với nhau.

(04)

Hiếu kính bố mẹ, đừng đợi đến khi tất cả đã quá muộn.

Bill Gates đã tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên tạp chí Cơ hội của Ý trên máy bay.

Phóng viên hỏi ông ấy: "Điều gì là không thể chờ đợi nhất?". Câu trả lời của Bill Gates nằm ngoài dự đoán của mọi người, ông ấy đáp: "Điều không thể đợi nhất trên thế giới này chính là hiếu kính bố mẹ."

Câu nói này tôi đã từng nghe vào mấy năm trước, nhưng lúc đó bởi vì tuổi còn nhỏ nên chưa thật sự cảm nhận được. Luôn nghĩ rằng tháng ngày phía trước vẫn còn dài, chậm báo hiếu với bố mẹ chút cũng không sao. Nhưng gần đây xảy ra một chuyện khiến tôi bắt đầu suy nghĩ và thấm thía hơn về câu nói này.

Đó là những ngày đầu tháng 11, tôi lướt báo và nhìn thấy một tin, nhấn vào xem thì biết người mắc bệnh lại là bố của một người bạn đại học của tôi. Ông bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bạn học của tôi lúc ấy đang viết luận văn để tốt nghiệp thạc sĩ. Nhận được tin này, anh đành xin trường nghỉ học để trở về nước.

Tôi đã gặp bố của anh một lần khi vừa mới vào đại học. Trong ấn tượng của tôi, ông là một người đàn ông trung niên cường tráng và vui tính. Không ai ngờ được mới qua mấy năm đã xảy ra chuyện như thế này.

Tuần trước tôi đi bệnh viện khám bệnh, bố cô ấy đang nằm trên giường truyền dịch. Một người đàn ông từng nặng 80 kg bây giờ ốm đến chỉ thấy da bọc xương.

Lúc nói chuyện ở hành lang bệnh viện, cô ấy đang nói chuyện thì đột nhiên ngồi sụp xuống đất khóc.

Cô ấy nói buổi sáng bác sĩ tìm cô ấy nói chuyện, nói rằng bệnh tình chuyển biến xấu và rất nghiêm trọng, bảo với cô nên chuẩn bị tâm lý trước, vì rằng có thể bố cô sẽ không còn cơ hội chữa trị nữa.

4 năm đại học, 3 năm nghiên cứu sinh, cô ấy bôn ba bên ngoài đã 7 năm, nói với bản thân vô sô lần rằng: "Đợi tốt nghiệp xong thì sẽ về nhà, báo hiếu với bố mẹ". Nhưng đến khi cô chuẩn bị hoàn thành xong việc học của mình, cô lại phải đối mặt với việc có thể mất đi bố bất cứ lúc nào.  

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn hiếu thuận mà bố mẹ chẳng còn.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo cách chúng ta muốn, sẽ có nhiều việc khiến chúng ta trở tay không kịp.

Năm tôi vừa bắt đầu đi làm, lúc trở về nhà ăn Tết, mẹ tôi đột nhiên mang ra 20 cây kim, bảo tôi giúp bà xâu chỉ cho tất cả. Mẹ nói có một ngày muốn vá áo quần, thì phát hiện mắt mình bị hoa rồi. Bà bảo làm thế nào cũng không thể xâu chỉ vào, đành đợi lúc tôi trở về giúp bà xâu sẵn vài cây kim.

Cũng chính vào hôm đó tôi mới hiểu, thì ra tốc độ già đi của bố mẹ còn nhanh hơn trong tưởng tượng của tôi rất nhiều.

Vì vậy, không có gì là kiểu tương lai còn dài, việc ở bên bố mẹ, hiếu thuận bố mẹ bạn đừng cho rằng là còn sớm, đừng đợi tới khi không còn kịp nữa mới hối hận sao lúc đầu không sớm làm.

Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính với đấng sinh thành trước khi quá muộn! - Ảnh 3.

(05)

Tôi không nhớ bố mẹ là người đã từng yêu thương tôi. Lúc nhỏ tôi sợ bố mẹ, lớn hơn một chút bắt đầu thấy họ phiền phức, sau đó nữa là tranh cãi không khoan nhượng, hễ gặp mặt là lại cãi nhau.

Tôi một mặt xem bố mẹ không ra gì, muốn trốn tránh họ; một mặt lại cảm thấy phải có trách nhiệm với bố mẹ, nên tốt với bố mẹ một chút, nhưng cuối cùng ý tốt ấy vẫn là thực hiện được, thậm chí đến giả vờ cũng là không thể.

Sau này, hễ nghĩ đến bố mẹ thì trong lòng rất buồn.

Tôi tin rằng rất nhiều người con đang cảm thấy những biến động tâm lý kiểu thế này ở trong lòng. Chuyện buồn nhất trên thế giới chính là mất đi rồi mới biết trân trọng. Nhân lúc chúng ta còn trẻ, bố mẹ vẫn còn đó, hãy yêu thương, bao dung hơn với bố mẹ, đừng để quãng đời còn lại mang toàn sự hối tiêc.

Chúng ta đều nên nói với bố mẹ một câu rằng cảm ơn bố mẹ vì đã làm bố mẹ của con.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024