Khoa thích buổi chiều tối ra ngoài hiên nhỏ, thắp sáng những chiếc đèn lồng tự làm, cùng với làn gió buổi tối mát mẻ, ngắm hoàng hôn phía chân trời dần dần khuất bóng…
Trước khi màn đêm buông xuống, nhìn thấy những viên ngói nhỏ màu xanh rêu bốc lên nghi ngút khói, Khoa liền biết nhà hàng xóm đang bắt đầu nấu ăn.
Những khoảnh khắc như vậy luôn có thể đưa cậu trở lại với những ký ức thời thơ ấu…
Khoảng 6 tháng trước, Khoa cùng ba mẹ cùng nhau cải tạo căn nhà bị bỏ hoang dưới quê thành một khu vườn màu đen trắng yên bình. Kể từ lúc ấy, cậu trở thành niềm ghen tị của bạn bè xung quanh.
Ngôi nhà sau khi được sửa sang và trang trí
Những người hàng xóm sau khi ăn xong thường sẽ đi bộ quanh xóm, thỉnh thoảng họ sẽ ghé qua nhà của Khoa, và mang theo cả hạt dẻ, óc chó, khoai lang mới thu hoạch, hay những bó cúc dại vàng ươm...
Khoảng đất có tổng diện tích 500 mét vuông do khoa và mẹ mình một tay cải tạo và trang trí. Đó vừa là nơi để gia đình Khoa thư giãn, vừa có chức năng như một quán cà phê nhỏ, phục vụ những vị khách muốn tìm tới những khoảng nghỉ yên bình giữa cuộc sống bộn bề.
Khoa, một chàng trai 9X, cũng giống như hầu hết những người trẻ tuổi làm việc chăm chỉ ở thành phố: cậu có những khát khao và cả những lo lắng.
Khoa năm nay 28 tuổi, vẫn đang lên kế hoạch cho kỳ thi tuyển sinh sau đại học lần thứ ba: "Năm đầu tiên thi không đỗ vì điểm sau đó tăng năm thứ hai cũng chỉ thiếu một điểm."
Khoa và mẹ
Bạn bè đã thuyết phục Khoa rằng có lẽ cậu thích hợp với việc khởi nghiệp hơn và không nên tiếp tục lãng phí quá nhiều thời gian cho việc học của mình, nhưng mong ước chưa thành đó đã trở thành nút thắt trong trái tim của Khoa.
Khoa học chuyên ngành âm nhạc khi học Đại học. Khi còn đi học, cậu thường luyện tập vào ban đêm cho đến khi phòng học đàn đóng cửa. Nhưng vì không tìm được phương pháp học cho mình nên sau 3 năm luyện tập, kỹ năng chơi piano của Khoa không tiến bộ là mấy.
Sau đó, vào năm 3, khi đi dự lớp dạy của thầy của một người bạn, tư duy của Khoa mới được mở mang. Kể từ đó, Khoa trở thành một vị khách thường xuyên của giáo viên ấy, và đặt mục tiêu phải được nhận vào làm nghiên cứu sinh của giáo viên đó.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Khoa trở thành giáo viên dạy piano. Dù đã mua nhà ở thành phố nhưng cậu vẫn thích ở quê với bố mẹ hơn.
Những năm gần đây, cậu cũng về quê mở các lớp dạy đàn nên có nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Nhưng dù vậy, nhịp sống của cậu vẫn không hề chậm lại. Năm ngoái, cậu vẫn nuôi ý nghĩ sẽ tiếp tục thi nghiên cứu sinh. Vừa phải dạy học sinh, vừa phải ôn luyện cho kì thi tuyển sinh sau đại học vì vậy Khoa luôn cảm thấy rất bận rộn.
Đôi khi chính cậu cũng tự hỏi: Đã ngần này tuổi rồi, giờ đi học có đáng không?
Càng muốn làm nhiều thứ, cậu càng lo lắng. Trong một thời gian, cậu thậm chí còn phát hiện ra rằng mình đã dần phát triển thành trầm cảm nhẹ. Sau đó, cậu nhận ra rằng nguyên nhân bệnh tật, không đến từ áp lực từ bên ngoài, mà là bởi sự áp lực mà cậu tự đặt ra cho chính mình.
Nhận thấy được cơ thể không khỏe, Khoa dừng lại và làm mới mọi thứ. Đầu mùa hè năm nay, Khoa mở một quán cà phê pop-up trên bãi cỏ trước một nhà thờ trong thành phố trong hai tháng. Khoa phát hiện ra rằng khi tập trung vào những thứ có thể mang lại cho bản thân hạnh phúc, thời gian lãng phí cho những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể.
Sau khi quán cà phê pop-up đóng cửa, Khoa muốn tiếp tục mở một quán cà phê. Vì tiền thuê cửa hàng ở thành phố quá đắt, cậu chợt nhớ đến mảnh đất không được dùng tới ở quê.
Mảnh đất là một phần của ngôi nhà cổ của gia đình Khoa. Do được xây dựng gấp rút sau trận động đất năm 2008 nên sân tuy rộng nhưng cách bài trí không đẹp và nó cũng đã bị bỏ hoang nhiều năm.
Ngôi nhà trước khi được cải tạo
"Mở một quán trà chiều dưới quê, liệu có ai muốn đến không?" Cha mẹ Khoa lắng nghe suy nghĩ của cậu, và câu trả lời cho câu hỏi này là không.
Nhưng họ vẫn quyết định ủng hộ quyết định của con trai: "Đừng quá tập trung tới chuyện kiếm tiền con ạ, ít nhất nó cũng có thể là một nơi tụ tập của gia đình và bạn bè."
Việc cải tạo lại khoảng sân nhỏ kéo dài hai tháng mà không có người thiết kế hay bản vẽ thiết kế chuyên nghiệp.
Thiết kế tổng thể của toàn bộ khu sân vườn sử dụng tông đen trắng.
Các thanh xà và đồ nội thất bằng gỗ đều được phun sơn đen, ăn khớp với một mảng tường lớn màu trắng, giống với những phím đàn piano đen trắng mà cậu luôn chơi.
Kết cấu chính của khoảng sân không có sự thay đổi lớn, ngoại trừ việc có thêm một gian mái hiên có thể che nắng, tránh mưa.
Ngoài ra còn có một sân thượng được xây dựng đặc biệt phía trên, ngồi trên sân thượng, bạn có thể nhìn thấy ngôi nhà gạch phủ rêu của hàng xóm, rừng tre, và bãi ngô... Vào buổi chiều tối, đây là nơi đẹp nhất để ngắm hoàng hôn.
Nền đất được làm lại bằng bê tông và trải sỏi.
Phần tường trang trí thêm hàng rào bằng tre tạo cảm giác tự nhiên, một bồn hoa dài và hẹp được dựng lên dọc theo bức tường.
Ngay cả không gian trong góc cũng không bị lãng phí với một chiếc bàn gỗ, trang trí bằng cây xanh và rèm che, mang lại cảm giác kín đáo so với sân chính.
Khoa và mẹ thường đi loanh quanh quanh làng để tìm kiếm một số đồ vật cũ. Và chiếc chiếc cối xay đá cổ chính là thành quả tuyệt vời của hai người.
Thiết kế bên trong rất đơn giản: căn phòng lớn thông suốt ban đầu được giữ nguyên, và những thanh xà ngang của ngôi nhà cũ cũng được giữ nguyên tạo cảm giác gần gũi và cổ điển.
Mọi người thường hỏi Khoa, phong cách của ngôi nhà và khoảng sân này là gì?
Bản thân Khoa cũng không có câu trả lời chính xác: "Có cả yếu tố kiểu Nhật Bản và cả kiểu Trung Quốc. Nó cũng kết hợp rất nhiều thứ từ chính ngôi làng của tôi."
Ngồi trong sân, bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận hương thơm của ngào ngạt của cây bạch quả nhà hàng xóm,
Và rồi, khi mùa đông ập đến, ngồi ngoài sân, bắc một chiếc bếp nhỏ, nướng khoai lang, hạt dẻ do hàng xóm gửi sang, khung cảnh thật ấm áp.
Mẹ của Khoa cũng tự tay trồng rau ở mảnh đất cạnh sân nhà.
Ngay cả trong mùa đông, khu vườn rau vẫn luôn ngập tràn một màu xanh tươi.
Nơi đây, ngoài việc thỉnh thoảng tiếp một vài vị khách có nhu cầu tìm tới cảm giác yên bình, thì nó phần lớn chính là khoảng đất yên bình giúp chữa lành tâm hồn của một thanh niên thế hệ 9X bị quá tải bởi cuộc sống bộn bề cũng như những áp lực mà cậu từng tự tạo ra cho chính mình.
Tất nhiên, khi được hỏi, Khoa nói, chỉ cần có thời gian thích hợp, cậu vẫn muốn quay lại trường để học. Nhưng ít nhất trong khoảng thời gian này, cậu đang từ từ được chữa lành và cũng đã không còn bận tâm quá nhiều đến thành bại hay được mất nữa…
Theo Toutiao
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị