9 nhóm động vật là đồng minh lớn của con người trước biến đổi khí hậu

Anh Tú27/12/2023 14:00
9 nhóm động vật là đồng minh lớn của con người trước biến đổi khí hậu

Trong bài trước, chúng ta nói về 9 nhóm động vật có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong việc giảm khí thải nhà kính là cá biển, cá voi, cá mập, sói xám, linh dương đầu bò, rái cá biển, bò xạ hương, voi rừng châu Phi và bò rừng châu Mỹ.

Trong bài trước, chúng ta nói về 9 nhóm động vật có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong việc giảm khí thải nhà kính là cá biển, cá voi, cá mập, sói xám, linh dương đầu bò, rái cá biển, bò xạ hương, voi rừng châu Phi và bò rừng châu Mỹ.

bo-soi.jpg
Cả bò và sói đều là đồng minh của con người trước biến đổi khí hậu

Đồng minh quan trọng dưới biển

Trong số 9 nhóm động vật này, cá biển là đồng minh lớn nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính tập hợp các loài cá biển có thể góp công sức tới 5 trong tổng số 6,4 tỉ tấn CO2 mà 9 nhóm động vật hấp thụ mỗi năm.

Cá có khả năng thu giữ carbon theo nhiều cách khác nhau, gồm ăn sinh vật phù du giàu carbon gần bề mặt và thải ra các viên phân có thể chìm xuống đáy nhanh chóng. Ngoài ra, khi cá chết, chúng chìm xuống đáy đại dương, nơi carbon trong cơ thể chúng được cô lập.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cá mập có tác động tích cực đến chu trình carbon ở biển bằng cách ăn các loài cá ăn rêu cỏ hoặc hạn chế các khu vực chúng sinh sống. Điều đó góp phần bảo vệ thực vật biển, vốn rất quan trọng cho việc hấp thụ carbon. Ví dụ, cá mập hổ giúp kiểm soát quần thể bò biển, tạo điều kiện các “đồng cỏ dưới biển” phát triển mạnh mẽ, từ đó giúp lưu trữ một lượng lớn carbon trên khắp thế giới.

Bản thân cá mập cũng trực tiếp “đóng gói” carbon nhờ việc thải phân xuống đáy biển. Nhưng quần thể cá mập đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây do nạn đánh bắt cá vì mục đích thương mại, với một phần ba tổng số loài cá mập và cá đuối hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Giống như cá mập, cá voi làm được rất nhiều việc thông qua phân của chúng. Phân của cá voi rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng như một loại phân bón, kích thích sự phát triển của thực vật phù du – loại thực vật cực nhỏ nhưng tiêu thụ lượng carbon dioxide rất lớn. Ngay cả những loài cá voi kiếm ăn ở sâu dưới đại dương vẫn cần phải bơi lên mặt nước để thở và thải phân, tạo ra thứ được gọi là "máy bơm cá voi" để hút carbon ra khỏi khí quyển.

Kích thước khổng lồ của nhiều loài cá voi có nghĩa là chúng cũng lưu trữ một lượng lớn carbon trong cơ thể. Khi chúng chết, xác chìm xuống đáy đại dương và có thể tồn tại ở đó hàng thế kỷ cho đến khi bị phân hủy và bị các sinh vật sống ở đó tiêu thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, quần thể cá voi cũng đang phải chịu thiệt hại trên khắp thế giới, với 4 trong số 13 loài cá voi lớn được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp.

Động vật trên cạn cũng quan trọng

Tuy nhiên, không nên bỏ qua ảnh hưởng của động vật trên cạn. Nghiên cứu của Giáo sư sinh thái Oswald Schmitz đã tiết lộ rằng loài sói xám sống trong các khu rừng phương bắc của Canada (một trong những kho trữ carbon quan trọng nhất thế giới) có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng lưu trữ carbon của rừng.

Bằng cách kiểm soát sự sinh sôi của các động vật ăn cỏ lớn như nai sừng tấm, loài sói giúp thúc đẩy sự phát triển của cây non. Không có sói, động vật ăn cỏ sẽ ăn cây non và làm giảm sự phát triển của rừng. Schmitz và các đồng nghiệp ước tính rằng những con sói xám trong các khu rừng phương bắc có khả năng loại bỏ carbon khỏi khí quyển tương đương với lượng khí thải từ 33 - 71 triệu ô tô mỗi năm.

Tuy nhiên, đó là một sự cân bằng mong manh. Giáo sư Schmitz chỉ ra rằng các hệ sinh thái khác nhau thực sự có thể được hưởng lợi từ việc có động vật ăn cỏ lớn hơn. Ví dụ, những con sói xám ăn thịt nai sừng tấm ở đồng cỏ Bắc Mỹ (lưu ý là đồng cỏ chứ không phải rừng) có thể làm giảm lượng carbon mà những khu vực đó có thể chứa. Phân nai sừng tấm có thể bón cho đất và kích thích sự phát triển của cỏ. Chỉ trong trong các môi trường mà cháy rừng không phổ biến, thảm thực vật dày hơn mới đồng nghĩa là nơi lưu trữ carbon an toàn.

Việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thực vật, động vật với biến đối khí hậu đan xen rất phức tạp. Một loài động vật có tác động có lợi đến khí hậu ở hệ sinh thái này có thể không có tác dụng có lợi ở hệ sinh thái khác. Giáo sư Schmitz nêu ví dụ, ở Bắc Cực, bò xạ hương là con mồi ưa thích của loài sói, tuy nhiên loài động vật ăn cỏ lớn này lại có "ảnh hưởng rất lớn" trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách bảo vệ vùng đất đóng băng

Ông giải thích: “Bằng cách sục cỏ và giẫm đạp không cho cỏ sinh sôi, chúng bảo vệ lớp băng vĩnh cửu khỏi sự tan chảy. Nếu lớp băng vĩnh cửu tan chảy (dưới tác động từ cỏ), nó có thể giải phóng hàng triệu đến hàng nghìn tỉ tấn khí mêtan - một loại khí nhà kính có độc lực mạnh”.

Những mối quan hệ phức tạp này là một lý do khiến Christopher Sandom, chuyên gia sinh học tại Đại học Sussex, Vương quốc Anh, cảnh báo rằng việc phát triển quần thể động vật sẽ không phải là giải pháp vàng cho biến đổi khí hậu.

Sandom nói: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tự nhiên là một tập hợp phức tạp của các quá trình đan xen vào nhau và có thể không mang lại cho bạn kết quả như mong đợi. Việc khôi phục tự nhiên không thể được coi là thuốc chữa bách bệnh. Chúng ta không được nghĩ đơn giản rằng thiên nhiên có thể hút hết carbon và không áp dụng các biện pháp toàn diện để giảm lượng khí thải do con người tạo ra".

Nhưng ông cũng cho rằng vai trò của động vật và việc bảo tồn chúng cần được đưa vào các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu. Ông nói: “Trồng cây thực sự quan trọng, nhưng quy luật tự nhiên cho thấy thực vật lại cần động vật để giúp phát triển”.

Cristina Banks-Leite, nhà sinh thái học bảo tồn tại Imperial College London, cũng tán thành điều này. Banks-Leite nói: “Ví dụ, trong các khu rừng ở Brazil, khoảng 80% tổng số cây dựa vào động vật để phát tán hạt hoặc thụ phấn. Chúng ta có thể thấy những cái cây ở đó sẽ không tồn tại được lâu nếu không có đối tác động vật”.

Ví dụ, voi rừng châu Phi có thể được coi là người làm vườn giúp cô lập carbon trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Sự tàn phá mà chúng gây ra khi cày qua thảm thực vật dày đặc sẽ kích thích sự phát triển của những cây lớn hơn, có thể hấp thụ nhiều carbon hơn những cây nhỏ. Nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Princeton ở Mỹ đã phát hiện ra rằng những con voi kiếm ăn trên thảo nguyên của Công viên Quốc gia Kruger ở Nam Phi đã làm giảm khả năng phục hồi của môi trường, giảm khả năng hấp thụ carbon vì chúng phá hủy thảm thực vật thân gỗ.

Tuy nhiên, khi làm như vậy, chúng cũng giúp duy trì môi trường đồng cỏ thảo nguyên có năng suất cao, nơi linh dương đầu bò đóng vai trò quan trọng như đã trình bày trong bài trước.

Bản thân linh dương đầu bò ở Đông Phi đang phải đối mặt với những mối đe dọa mới khi khả năng tiếp cận nguồn nước và đồng cỏ của chúng bị chia cắt bởi hàng rào, đường sá và khu định cư do con người xây dựng chặn đường di cư của chúng.

Năm 2019, các nhà nghiên cứu ở Kenya cảnh báo số lượng linh dương đầu bò di cư đã giảm nghiêm trọng khi 4 trong số 5 tuyến đường di cư chính của chúng bị con người cản trở. Các nhà khoa học đằng sau nghiên cứu này kêu gọi can thiệp khẩn cấp để bảo tồn môi trường sống và hành trình di cư của linh dương đầu bò.

 

Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Vì sao Kim Dung để cao thủ top 2 giới võ lâm bị Tạ Tốn dễ dàng hạ gục?

Cái chết của cao thủ này còn ẩn chứa nhiều bí mật.
2

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “sẽ hủy diệt loài người” bây giờ ra sao?

Trong thời điểm AI bùng nổ, lời nói năm xưa của Sophia có đáng lo sợ?
5

Kim Dung giải thích vì sao Kiều Phong 1 chưởng đánh Vô Danh Thần Tăng gãy xương mà không giết nổi con hổ?

Sự khác biệt về thực lực của Kiều Phong được giải thích thế nào?

Cao thủ lợi hại ngang Kiều Phong nhưng bị Kim Dung "chèn ép" thua ê chề trước nhân vật chính

Cao thủ này dù sở hữu võ công vô cùng lợi hại nhưng do tác giả "dìm hàng" nên đành ngậm ngùi nhận thua.

Biến đổi khí hậu đẩy muôn loài vào 'thang cuốn tử thần'

Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn tại của thực vật và động vật trên toàn cầu khi nhiệt độ tăng và môi trường sống thay đổi. Tất cả như bị đẩy lên "thang cuốn tử thần" bắt buộc chúng phải kịp tiến hóa để tồn tại.

Không có bằng chứng rõ ràng giữa việc dùng MXH với tổn thương tâm lý

Ý kiến cho rằng việc sử dụng internet, gồm cả các ứng dụng mạng xã hội (MXH) và smartphone, có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần đã gây tranh cãi bởi nghiên cứu toàn cầu mới do Viện Internet Oxford công bố hôm 28.11.

Đâu là phương thuốc trường thọ trong Tây Du Ký?

Hóa ra, thuốc trường thọ mà các tiên đồng làm ra đều có thêm nước tiểu của Bạch Long Mã.

Sứa vẫn biết học hỏi dù không có não

Trang Popular Science dẫn một nghiên cứu của Đại học Copenhagen cho biết sứa hộp Caribbean thực sự có thể học hỏi từ trải nghiệm trước đó mà không cần đến não.

Khám phá mới về phân chia xã hội trong thế giới côn trùng: Mục đích và thủ đoạn

Khi hai con ong cái được đặt cùng nhau trong một chiếc hộp nhỏ, sẽ luôn có một con đàn áp con kia để ngăn cản đối thủ phát triển chức năng sinh sản. Điều đó giúp nó có cơ hội thành ong chúa và buộc đối thủ phải làm ong thợ.

Những bức ảnh cưới ấn tượng nhất của năm 2023

Đã có tổng cộng 12 bức ảnh chiến thắng giải thưởng Nhiếp ảnh gia ảnh cưới quốc tế năm nay.

Người thông minh xuất hiện 3 giấc mơ này, hé lộ dấu hiệu của thiên tài

Giấc mơ là cửa sổ đi vào tiềm thức, phản ánh quá trình tư duy, học tập và sáng tạo.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/07/2025