33 bài thực hành theo phương pháp Shichida: Để cha mẹ giúp con phát triển tố chất thiên tài

08/01/2022 08:30
33 bài thực hành theo phương pháp Shichida: Để cha mẹ giúp con phát triển tố chất thiên tài

Nuôi dạy trẻ chưa bao giờ là một việc đơn giản, bởi cha mẹ cần rất nhiều thời gian cho công việc, chăm lo nhà cửa và thời gian cho riêng bản thân mình nữa.

Nuôi dạy trẻ là một việc hết sức quan trọng, nhưng cũng không thể vì vậy mà hi sinh hết mọi thứ khác được. Nhưng sẽ thật lãng phí nếu để nụ hoa đang nở mà không chăm bón. Cha mẹ không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian để trở thành “vú em” của con, hãy cứ tùy theo hoàn cảnh thực tế của gia đình để có sự khởi đầu phù hợp.

1. 33 bài học đầu đời dành cho con - Để cha mẹ giúp con phát triển tố chất thiên tài

“Con giỏi giang hay kém cỏi là do cha mẹ” có thể là một phát biểu khiến nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật không thể phủ nhận. 

Mọi đứa trẻ đều là thiên tài và con bạn cũng vậy. Mọi người đều được sinh ra với những tiềm năng gần vô hạn như nhau. Tuy nhiên, ngay cả với tiềm năng vô hạn của mình, nếu đứa trẻ bị bỏ mặc lớn lên một cách tự nhiên, thì tiềm năng cũng không thể nở rộ. Lúc này, cần đến vai trò của người cha, người mẹ. Tuyệt đối không nên quá bao bọc con khi con gặp khó. Tôi hiểu cảm giác của các bậc phụ huynh khi muốn con cái mình được tự do lớn lên. Nếu cha mẹ ép buộc con làm điều gì đó, con sẽ không ngoan ngoãn đáp ứng, ngay cả khi ép được con làm thì con cũng không duy trì được lâu. Quan trọng là phải để cho con được vui chơi và tự mình tận hưởng những niềm vui. 

Cuốn sách này giới thiệu 33 bài thực hành mà cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, có thể thực hiện một cách dễ dàng ngay tại nhà. Các bài tập cũng được thiết kế phù hợp để trẻ hưởng ứng và tham gia một cách tự nhiên, đầy hứng thú. 

33 bài thực hành này được phát triển dựa trên lý luận của cha tôi - Giáo sư Makoto Shichida - người khởi xướng phương pháp giáo dục não bộ, gọi tắt là “Phương pháp Shichida”.

Giai đoạn từ 0 đến sáu tuổi của trẻ được gọi là “thời kỳ vàng trong đời người”, bởi đây là giai đoạn mà những khả năng tiềm ẩn trong não phải có thể phát triển mạnh mẽ nhất. Những đứa trẻ thiên tài sẽ có thể xuất hiện nhờ quá trình kích thích não trong giai đoạn này. 

Xin được nhắc lại một lần nữa: Cha mẹ chính là người khơi dậy những tố chất thiên tài của con cái mình. Cũng chính là bạn! Xin đừng có ý nghĩ đã trễ quá rồi mà hãy bắt đầu ngay từ ngày mai, ngay sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, vì theo cấu trúc phát triển của não thì bắt đầu càng sớm càng tốt. 

Tôi rất hy vọng các bậc cha mẹ hãy bắt đầu các bài thực hành cùng con với tâm trạng vui thích nhất có thể. Bởi niềm vui ấy sẽ được lan truyền sang trẻ một cách nhanh chóng, đó chính là nguyên tắc căn bản của cuốn sách này.

[...]

2. Các trò chơi sẽ giúp tạo ra “bộ não thiên tài” và có thể chơi ngay tại nhà

Cuốn sách này giới thiệu 33 trò chơi “Phát triển não phải” mà cha mẹ có thể dễ dàng chơi cùng con tại nhà. 33 phương pháp thực hành này được đúc kết từ những thực nghiệm dựa trên lý thuyết giáo dục não phải. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên có những giải thích hết sức chi tiết và cụ thể.

Những năm gần đây, việc giới thiệu các thuật ngữ hay nội dung về “Giáo dục những năm đầu đời” hay “Não bộ thiên tài” đã thu hút được sự chú ý trên tivi, tạp chí, sách,... Lý thuyết của phương pháp Shichida chính là tiên phong trong phạm trù đó. Thông qua cuốn sách này, tôi hy vọng quý vị độc giả sẽ được tiếp cận một cách chính xác những đặc tính cũng như hiệu quả của phương pháp Shichida.

Bộ não có cấu trúc được chia làm hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Não trái được biết đến là phần não của ngôn ngữ và phép tính có tính ba chiều, ngược lại não phải ẩn chứa khả năng vô hạn, đa chiều hơn. Hoạt động của não bộ diễn ra mạnh mẽ bên bán cầu phải trong giai đoạn ấu thơ và sẽ dần dần chuyển sang bán cầu não trái. Khi trẻ sáu tuổi não trái sẽ giữ vai trò hoạt động chủ đạo. 

Như vậy, nếu tích cực ưu tiên phát triển não phải trước khi não bộ chuyển sang ưu tiên não trái, chúng ta sẽ khơi gợi ra được “tài năng” tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ. 

Để khơi gợi ra được tài năng trong một đứa trẻ theo cách như vậy cần tới sự kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và con trẻ. Chìa khóa trong phương pháp giáo dục Shichida chính là nuôi dưỡng tâm hồn. Con trẻ không thể phát triển toàn diện nếu cha mẹ chỉ tập trung khơi gợi khả năng mà bỏ quên tâm hồn con. Vì vậy cha mẹ cần biết cách truyền tải tình yêu thương con tới con cái, đồng thời xây dựng mối quan hệ tin tưởng để cả trí tuệ và tâm hồn con phát triển nhanh chóng. 

Cha mẹ chính là nguồn tài nguyên hàng đầu để nuôi dạy trẻ thành một thiên tài. Với ý nghĩa đó, cha mẹ có thể làm rất nhiều việc cùng con cái trong chính ngôi nhà của mình. Các trò chơi được giới thiệu trong cuốn sách này sẽ góp một phần vào quá trình đó. 

Tuy nhiên, có một số việc mà các bậc cha mẹ cần lưu ý khi bắt đầu chơi các trò chơi này cùng con. Điều đầu tiên là không nên sốt ruột, những trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng có thể không suôn sẻ ngay lúc mới bắt đầu. Việc nuôi dạy trẻ phải được thực hiện từng bước, tích lũy dần dần từng chút một. Hôm nay con chưa làm được cũng không sao cả, ngày mai con có thể bắt đầu lại. Đây là một tiến trình đôi khi phải lặp đi lặp lại, từng bước từng bước một cho đến khi con thực hiện được. 

Điều thứ hai là cha mẹ không nên dùng những từ ngữ tiêu cực có tính hối thúc hay phủ nhận đối với con. Những câu: “Nào nào…!”, “Nhanh lên…!”, “Tại sao con không làm được nhỉ?” … cần tránh tuyệt đối, vì chúng chỉ khiến con rụt rè hơn hoặc gây ra phản ứng chống đối mà thôi. Chúng ta cần hiểu được rằng những ngôn từ đó chỉ là “lợi bất cập hại” - tưởng là có lợi nhưng cái hại lại nhiều hơn.

[...]

3. Nhật ký lớp học: Một bé gái trở nên dịu dàng nhờ hiệu quả của sự ám thị tích cực

Năm nay bé Y được ba tuổi rưỡi, là một cô bé nhanh nhẹn và có khả năng ngôn ngữ rất tốt. Bé rất thích việc in tài liệu, nên ngay cả khi mẹ không nhờ thì bé vẫn tự in. Bé luôn siêng năng, hăng hái và mặt trái của việc này là đôi khi bé không kiểm soát được cảm xúc của mình. Sau đó bé thường xin lỗi hay nói rằng bé hối hận vì việc đã làm. Việc này cho thấy bé hoàn toàn hiểu bản thân cư xử chưa đúng mực nhưng vẫn có những hành động không theo suy nghĩ. 

Một ngày nọ, sau giờ học, bé Y lại thể hiện sự bướng bỉnh của mình và khóc không ngừng. Mẹ bé đã cố gắng trò chuyện và dỗ dành nhưng không ăn thua. 

Dù thế nào đi nữa, tôi luôn muốn chạm vào con người sâu thẳm dịu dàng và ôn hòa của cô bé chứ không phải chỉ nhìn nhận bé với vẻ bề ngoài. Tôi cầm một cốc nước lại gần trao cho bé và nói hết sức nhẹ nhàng: “Đây là cốc nước ‘ánh sáng’ của ông Shichida. Nước này sẽ giúp trái tim con ấm áp hơn, giúp con thấy hạnh phúc và khiến nước mắt ngừng chảy. Con có muốn uống nó không?” Bé Y ngừng khóc và gật đầu, nhận cốc nước uống cạn một hơi. Trên gương mặt còn vương nước mắt bừng nở một nụ cười. Cả tôi và mẹ bé Y đều kinh ngạc về tác dụng của những lời ám thị tích cực và tôi vô cùng biết ơn giáo sư Shichida đã dạy chúng tôi phương pháp nhìn thấu qua vẻ bề ngoài bướng bỉnh của các con để chạm đến phần lấp lánh trong tâm hồn. 

Trích bởi: Trần Ngân 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024