Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari: Câu chuyện ngụ ngôn về hành trình tìm hạnh phúc

29/06/2020 08:30
Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari: Câu chuyện ngụ ngôn về hành trình tìm hạnh phúc

Ai trong chúng ta có thể sống một cuộc sống vui vẻ và có ích. Khi chúng ta tuân theo lời dạy của các hiền nhân qua câu chuyện ngụ ngôn về đô vật, chúng ta sẽ có thể thoát khỏi cuộc sống tiêu cực và thực sự tập trung vào hạnh phúc của hiện tại.

Hầu hết chúng ta đều biết sự tích rùa và thỏ. Người xưa đã sử dụng những câu truyện ngụ ngôn như vậy để khiến chúng ta "giác ngộ" theo một cách vô cùng dễ nhớ và dễ hiểu. Bây giờ, nếu bạn sắp được nghe một câu chuyện có sức mạnh tương tự, khiến bạn quyết định bỏ đi đống tài sản quý giá và theo đuổi một cuộc đời thực sự ý nghĩa thì sao. Bài học nào lại có sức mạnh thuyết phục đến vậy?

Cuốn sách Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari sẽ cho chúng ta câu trả lời. Tưởng tượng một nhân vật tên là Julian Mantle, một người đàn ông có tất cả. Anh tốt nghiệp trường luật Harvard, được ca ngợi là một trong những luật sư giỏi nhất nước Mỹ, thu nhập 9 chữ số, sống trong biệt thự và có chiếc Ferrari màu đỏ đậu bên ngoài. Anh đang sống cuộc đời trong mơ.

Tuy nhiên, sự thật ít người biết tới là anh ta đang phải vật lộn với stress. Khối lượng công việc quá nặng nề. Cuối cùng, cơn căng thẳng tích tụ lâu ngày khiến anh bị đau tim dữ dội và nằm gục ngay trên sàn phòng xử án. Sau sự cố đó, anh không bao giờ trở lại hành nghề luật. Người ta đồn rằng anh ấy đã chuyển đến Ấn Độ để tìm kiếm một số câu trả lời và một cuộc đời đơn giản hơn – và trên thực tế, đó chính xác là những gì anh ấy đã làm.

Trước khi chuyển đi, Mantle đã bán cả biệt thự và chiếc Ferrari của mình; anh chắc chắn rằng việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời quan trọng hơn những tài sản vật chất đó. Nhưng 3 năm sau, anh đột nhiên trở về văn phòng cũ mà không báo trước.

Khi xuất hiện, anh ấy như một con người khác. Một nụ cười giống như Đức Phật nở trên khuôn mặt, anh cảm thấy mình chưa bao giờ hạnh phúc đến thế. Bí mật nằm ở chính khoảng thời gian vắng nhà đó. Mantle đã dành thời gian ở Ấn Độ, đi bộ từ làng này sang làng khác để học hỏi các bậc thầy tâm linh. Anh mạo hiểm đến dãy núi Himalaya, nơi anh đã gặp các nhà hiền triết cư ngụ. Ở đó, anh đã thức tỉnh và tìm thấy những bí quyết tột cùng của hạnh phúc.

Mantle đã gặp một nhóm các nhà sư được gọi là hiền nhân Sivana. Có một tu sĩ đặc biệt, Yogi Raman, người đã chia sẻ sự khôn ngoan của mình với anh. Ông chấp nhận truyền thụ giáo lý với một điều kiện, rằng anh sẽ trở về nơi anh sống và truyền bá tư tưởng này. Đây là lý do tại sao anh ta quay trở lại công ty luật: Để dạy lại Hệ thống Sivana thay đổi cuộc đời. Nó bao gồm 7 đức tính cơ bản, được kể lại qua một câu chuyện ngụ ngôn vô cùng thần bí.

Bối cảnh mở ra trong một khu vườn tuyệt đẹp, yên tĩnh và đầy những bông hoa xinh đẹp. Giữa vườn có một ngọn hải đăng đỏ khổng lồ. Tuy nhiên, sự tĩnh lặng của khu vườn bị xáo trộn khi một đô vật bước ra khỏi cửa ngọn hải đăng. Cao 2.7m và nặng 400 Kg, ông ta không mặc gì ngoài một sợi dây quấn. Khi lang thang trong vườn, bỗng dưng hắn tìm thấy một chiếc đồng hồ bằng vàng. Tò mò, đô vật đeo chiếc đồng hồ, lập tức ngã gục xuống đất và bất tỉnh. Cuối cùng, hắn lấy lại ý thức nhờ hương thơm của hoa hồng vàng và cảm thấy tràn đầy năng lượng. Hắn vội đứng dậy, nhìn sang bên trái, và kinh ngạc khi thấy một con đường phủ đầy kim cương. Hắn ta bị mê hoặc và quyết định đi dọc theo nó, con đường cuối cùng dẫn hắn ta đến hạnh phúc và niềm vui bất diệt.

Một số người có thể thấy câu chuyện này thật lố bịch, nhưng mỗi yếu tố trong truyện lại đại diện cho một khía cạnh của Hệ thống Sivana. Ví dụ, khu vườn đại diện cho tâm trí, ngọn hải đăng là mục đích sống, dây quấn là sự kỷ luật, đồng hồ chính là thời gian sống.

Ở đây, chúng ta sẽ phân tích một số biểu tượng cốt lõi. Vị đô vật ở đây chính là tượng trưng cho nghệ thuật Tự lãnh đạo bản thân. Đức tính này được gọi là kaizen, là một từ tiếng Nhật có nghĩa là sự cải tiến không ngừng, không bao giờ kết thúc. Để phát triển nó, các Hiền nhân đã tạo ra Mười nghi thức sống rực rỡ, cũng là trọng tâm của cuốn sách này.

Đầu tiên là Nghi thức cô đơn, cho rằng bạn phải luôn dành chỗ cho sự im lặng thuần khiết. Không có nó, bạn sẽ không thể tiếp cận sự sáng tạo vô tận trong mình.

Thứ hai là Nghi thức Thể lý. Mục đích giúp bạn chăm sóc cơ thể, để từ đó chăm sóc cho tâm trí của mình.

Tiếp theo là Nghi thức Nuôi dưỡng Sự sống. Đức tính này nói rằng bạn chỉ nên ăn thực phẩm sống, tốt nhất là tuân theo chế độ ăn kiêng, chỉ ăn thực vật.

Thứ tư là Nghi thức của Kiến thức dồi dào. Bạn cần tìm cách giữ cho tâm trí luôn được kích thích, có thể bằng cách đọc sách hoặc nghiên cứu.

Thứ năm là Nghi thức Phản ánh Cá nhân. Điều này liên quan đến việc xem xét cách bạn cư xử hàng ngày, và luôn tự hỏi “Hôm nay, bạn có thể làm điều gì tốt hơn?”.

Nghi thức thứ sáu là Dậy sớm. Đây là một thói quen rất phải học cho những người ham ngủ. Bạn đơn giản chỉ cần không ngủ quá 6 giờ và tỉnh dậy cùng với mặt trời.

Tiếp theo là Nghi thức m nhạc. Hãy hòa mình theo các giai điệu để cảm xúc được khai mở.

Số tám là Nghi thức của Lời nói. Bạn cần tạo ra một câu thần chú độc đáo, ngắn gọn, của riêng mình để truyền cảm hứng cho bạn mỗi ngày.

Thứ chín là Nghi thức Phát triển tính cách. Nó cho rằng bạn hãy tạo ra những thói quen nhỏ và từ từ biến chúng trở thành một đặc điểm cá nhân.

Cuối cùng là Nghi thức Đơn giản. Nó đề cập đến việc thực hành một cuộc sống giản dị và tập trung vào các ưu tiên quan trọng nhất.

Hãy thử phân tích một biểu tượng khác. Giống như Mantle, vị đô vật cũng từng bất tỉnh, nhưng lại được đánh thức bởi những bông hoa hồng, loài hoa tượng trưng cho khái niệm tự phục vụ người khác. Nhiệm vụ của hoa là tỏa hương sắc cho đời, chúng cho đi mà không mưu cầu được nhận lại. Các nhà sư nói rằng điều quan trọng là luôn tử tế và giúp đỡ mọi người. Hãy bắt đầu bằng cách dành một chút thời gian mỗi sáng để suy nghĩ về sự tốt đẹp mà bạn có thể lan truyền trên thế giới và những cách bạn có thể cải thiện cuộc sống của người khác. Đơn giản như bạn có thể khen ai đó một câu chân thành, giúp đỡ bạn bè khi họ cần, và thể hiện tình cảm với cha mẹ.

Khi được hồi sinh, đô vật đã phát hiện ra một con đường nạm kim cương, dẫn hắn đến niềm vui vĩnh cửu. Tại sao những viên đá quý lại nằm ngay trên con đường, chứ không phải ở cuối đường như ta thường thấy trong các bộ phim đi tìm kho báu? Đối với các nhà hiền triết, sống trong hiện tại là một đức tính tối quan trọng. Họ hiểu rằng hạnh phúc không phải là đích đến, mà là cuộc hành trình. Mỗi bước chân chạm vào viên đá quý là một sự nhắc nhở rằng “Đây là hạnh phúc. Ta không phải tìm đâu xa, chỉ cần biết trân quý hiện tại”. Để làm được điều này, bạn cũng cần phải thực hành lòng biết ơn mỗi ngày. Từ sức khỏe, gia đình và thậm chí cả tiếng chim hót trên cây, bạn có thể cảm thấy biết ơn mọi thứ mình đang có. Không có gì quan trọng hơn lúc này, ở đây, bây giờ.

Khi trở về, Mantle đã nói chuyện với đồng nghiệp cũ của mình về hành trình gặp gỡ các hiền nhân Sivana. Kể từ đó, anh ấy tiếp tục chia sẻ sự khôn ngoan của các bậc cao minh cho thế giới, do đó thực hiện lời cam kết của mình.

Ai trong chúng ta có thể sống một cuộc sống vui vẻ và có ích. Khi chúng ta tuân theo lời dạy của các hiền nhân qua câu chuyện ngụ ngôn về đô vật, chúng ta sẽ có thể thoát khỏi cuộc sống tiêu cực và thực sự tập trung vào hạnh phúc của hiện tại.

Trạm Đọc

Trò chuyện bằng âm nhạc: Vượt qua ranh giới Đông và Tây - ảnh 4

Bạn có thể nhập mã FNSFHST6 để giảm thêm 5% khi mua sách Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari tại Fahasha: https://bit.ly/vitusi-fhs (Thời hạn sử dụng đến hết ngày 30/06/2020).


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 30/10/2024