Về An Giang đi Hà ơi!

24/04/2020 11:00
Về An Giang đi Hà ơi!

Mấy ngày nay nghe xôn xao vụ 1 bạn bị đuổi khỏi cây “ATM gạo” trên TP.HCM vì lý do em mặc đồ tươm tất, mình cũng chẳng quan tâm lắm. Đến khi biết hoàn cảnh khó khăn của em trong căn phòng trọ nghèo nơi đất khách và gia cảnh ở quê nhà, mình mới mở mạng coi clip.

        Chùa Bánh Xèo ở An Giang, nơi ai cũng được đãi ăn miễn phí - Ảnh: Tô Văn  

Nhìn gương mặt ngơ ngác của em trước sự xua đuổi của nhân viên cây “ATM gạo” mà ám ảnh không chịu nổi. Tay quay phim còn ác đến nỗi, lia máy theo em, thấy có 2 người đi xe máy chờ (thực ra là bạn cùng nhà trọ - PV), và như kết luận em định cùng “đồng bọn” ăn gian gạo miễn phí.

Càng xót lòng hơn khi biết em là người con của quê hương An Giang. Các bạn biết không, trong số tất cả các tỉnh thành nước ta, có thể nói An Giang là 1 tỉnh làm từ thiện nhiều, rộng rãi khắp và ít phô trương. Cái chuyện làm từ thiện dường như là một phần trong đời sống của mỗi người An Giang, bình thường như hơi thở.

Có lần, mình chở đứa bạn từ Sài Gòn xuống chơi. Đang chạy mà khát nước quá, mình dừng lại 1 thùng nước để ven đường, tự nhiên múc uống. Bạn hốt hoảng nói, sao mình tùy tiện thế, chủ nhà la rồi sao. Mình nói, dân An Giang để nước dọc khắp các con đường, ai khát cứ ghé uống, không cần xin phép hay cảm ơn. Chủ nhà cũng không cần biết có bao nhiêu người ghé uống mỗi ngày, cứ thấy nước vơi thì châm tiếp vào cho đầy, ngày này qua ngày khác.

Chùa có đội ngũ tình nguyện viên, làm bánh miễn phí đãi khách - Ảnh: Tô Văn

Bạn nghe xong có vẻ không tin, mình kêu bạn cứ để ý và đếm thử. Mình chạy đoạn đường từ Bình Thạnh Đông lên đến Phú Hiệp (H.Phú Tân), khoảng 20 cây số, bạn đếm được 46 cái thùng nước như thế. Bạn bảo, chắc không có nơi nào như An Giang. Mình nói với bạn, nhiều nơi ở miền Tây, bà con để nước như vậy, cho khách đi đường qua cơn khát. Trước kia ba mình có dặn, phải đặt lu nước uống trước hàng ba nhà, để có ai đi đồng đi bái ngang qua, người ta ghé uống cho tiện. Sau này sợ mọi người ngại, nên mình đặt thùng nước ra ven đường luôn.

Bạn mà về quê mình dịp lễ 18.5 (âm lịch), xuống khu vực chùa Hòa Hảo, chắc bạn không thể tin nổi đâu. Hàng trăm hàng ngàn quán ăn, quán nước miễn phí hết. Bạn cứ thoải mái đi chơi, còn chuyện ăn uống thì khỏi lo, dân ở đây đã lo hết. Không những miễn phí đâu, mà người phục vụ còn rất niềm nở, mang chén cơm bát nước cho bạn bằng tấm chân tình, như lo cho đứa con đứa cháu trong nhà mình, chứ không phải là cách “làm nổi” với khách thập phương. Ngày thường, buổi trưa ai muốn ăn cơm miễn phí cứ ghé chùa, người bán vé số, chạy xe lôi, ăn xin hay tiến sĩ, chủ tịch, tỉ phú, đều được đối đãi như nhau. Chan hòa và bác ái.

Chắc bạn có nghe nói về chùa Bánh Xèo chứ? Đấy, một ngôi chùa hàng ngày đổ mấy ngàn cái bánh xèo, đãi khách thập phương. Ai có công góp công, ai có của góp của, chẳng ai muốn phô trương sự đóng góp ấy, vì “cho đi” là điều quá đỗi bình thường ở cái xứ này rồi. Bởi vậy, mới có hàng trăm bếp ăn trong từ thiện trong các bệnh viện khắp miền Tây cho đến TP.HCM, bệnh nhân và thân nhân nhờ đó mà bớt đi nhiều gánh nặng.

Mình nhớ những lần mình bị bệnh, nằm viện mấy tuần, anh chị mình xuống nuôi bệnh, ngày nào cũng xin cơm từ thiện ăn. Anh chị nói, nếu không có cơm từ thiện này chắc ăn cơm tiệm tốn kém lắm. Rồi khi về, anh chị trồng được trái cà, trái bí, có mớ gạo mớ khoai, cũng nhín nhút gởi cho bếp ăn từ thiện. Nhận rồi cho, cho rồi nhận, mọi thứ đều nhẹ tênh nhưng đầy ắp yêu thương.

Các bạn có chạy xe dọc các con đường ở An Giang chưa? Thỉnh thoảng các bạn nghe tiếng còi xe cấp cứu hú vang. Bạn chịu khó nhìn dòng chữ trên xe, sẽ thấy đa số là “xe từ thiện”. Đúng vậy đó, An Giang mình thì xe chuyên dụng của các bệnh viện lưu thông bên ngoài có lẽ ít hơn các xe cấp cứu từ thiện. Bà con mỗi nơi cứ gom góp tiền nong lại, sắm chiếc xe để đó, lỡ có ai đau ốm thì chở đi cấp cứu giùm người ta.

Nói “chở giùm” nghĩa là chở miễn phí, tài xế cũng miễn phí, xăng dầu cũng miễn phí. Có lần chuyển bệnh lên Sài Gòn, mình mời tài xế ăn bữa cơm thay cho lòng biết ơn, tài xế đã khéo léo từ chối. Anh dừng xe lại 1 nhà ăn từ thiện, để mình khỏi phải tốn tiền. Mình chưa thống kê, nhưng đoán chừng ở An Giang hiện nay, số xe từ thiện nhiều hơn các tỉnh khác. Mà người An Giang cũng ít khi nhắc tới chuyện này.

Có bạn kể, đi ăn cơm mà một dĩa tới 5.000 đồng, bạn nói dì bán cơm bán cho bạn nửa dĩa thôi, vì bạn chỉ còn 2.500 đồng. Dì bán cơm chẳng nói chẳng rằng, bới cho bạn 1 dĩa cơm đầy, cá thịt có hết. Dì kêu bạn ăn đi, ăn 1 dĩa chứ nửa dĩa sao mà no. Ăn xong rồi dì không thèm lấy tiền. Bạn cảm ơn dì, dì cũng chẳng để ý lắm, cứ loay hoay bới cơm cho khách. Những bà dì ấy, chẳng có báo chí hay 1 youtuber nào đưa tin phản ánh đâu. Mà dì cũng không cần.

Về An Giang đi, dù bạn sang hay hèn, chùa Bánh Xèo vẫn đãi bánh không lấy tiền, không ai xua đuổi - Ảnh: Tô Văn

Mẹ của em Hà (người bị đuổi ở “ATM gạo”) ở dưới quê - An Giang, điện lên la em là phải. Tự nhiên em làm gì để bị người ta quay hình rồi tung lên mạng. Tự nhiên sao em lại đi xin gạo như thế để bị người ta làm nhục. Có khi người mẹ nghèo dưới quê không thấm thía được cái đói của Hà và mấy bạn trong phòng trọ. Người mẹ không biết con mình đã cố hết sức kéo cát phụ hồ nhưng bất lực. Mẹ không biết con đã đau khổ thế nào khi mong muốn có một bữa cơm no bụng từ tấm lòng thiện nguyện, nhưng cũng bất thành.

Có bao nhiêu bà mẹ quê như mẹ của Hà? Cứ nghĩ con mình đi làm trên thành phố, mỗi tháng gởi về ít tiền trang trải nợ nần, lo ăn lo mặc, lo cho các em học hành, là toại nguyện. Các bà mẹ nghèo đâu biết rằng, mỗi đồng bạc kiếm nơi đất khách, là bao nỗi đắng cay, xót xa và tủi nhục. Cũng có khi mẹ biết, mẹ cũng xa xót lắm, nhưng nghèo khổ quá đành nhìn con tha hương cầu thực chứ biết phải làm sao.

Mấy ngày nay, Hà chắc cũng ấm lòng hơn nhiều, khi cộng đồng đứng về phía em, giúp em cả về vật chất lẫn tinh thần. Hà cũng chỉ nhận đủ thứ mình cần, chứ không lấy nhiều hơn. Tôi cảm phục Hà đức tính đó. Trong số các comment cho Hà, tôi thật sự ấn tượng với 1 chị ở Hậu Giang.

Chị viết: “Thương em quá, về Vị Thanh (Hậu Giang) sống với chị đi em ơi”. Phải rồi, miền Tây mình đâu đâu cũng lúa gạo cá tôm đầy ắp, người dân thì hào sảng nhân ái, Hà mà về đâu thì cũng được bảo bọc yêu thương thôi Hà ơi. Nhưng tôi nghĩ, Hà không cần về Hậu Giang làm gì, cứ về An Giang đi em. Về với mẹ, với mấy đứa em nhỏ của em. Về sống với xóm giềng bà con quê mình đi em. Quê mình có thể nghèo khó chút đỉnh, nhưng tình người thì luôn đong đầy. Về An Giang đi, Hà ơi!

Trương Chí Hùng


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Tại sao Thượng đế không trao phần thưởng cho người tốt và người xấu chưa bị trừng phạt?

Câu trả lời rất ngắn gọn nhưng chắc chắn, nó đã khiến người hỏi thực sự hài lòng. Và có lẽ, chúng ta cũng hài lòng với câu trả lời này.

Chọn bạn như chọn vận mệnh: Có 4 kiểu người nên thâm giao và 3 kiểu người nên tuyệt giao

Bạn kết giao với người như thế nào thì sẽ biến thành người như thế ấy. Lựa chọn bạn bè như lựa chọn chính vận mệnh và cuộc đời của bạn. Chọn đúng bạn, đường đời dễ bước, chọn sai bạn, đường đời gian nan.

Dắt con đi ăn mỳ nhưng cố tình bỏ lại 1 nửa, hành động của ông lại khiến cả quán im lặng, không dám thốt lên 1 câu

Hành động của ông bố trẻ khiến tất cả những người có mặt trong quán ăn, từ chủ quán, nhân viên phục vụ và thực khách đều im lặng, không nói một lời.

Bi kịch của vợ thiên tài Albert Einstein: Giỏi giang không thua kém chồng nhưng phải tuân theo những "điều luật" khác người

Là vợ của một thiên tài nhưng cuộc đời của Mileva Marić chứa đầy những nốt trầm với cuộc hôn nhân có nhiều đau thương, ám ảnh.

14 câu nói vận vào ai cũng có lúc đúng: Đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất!

Những câu nói được đề cập dưới đây chắc chắn sẽ có lúc giúp chúng ta tránh được nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Những nụ cười nhân ái trên trang phục nhân viên y tế giữa đại dịch COVID-19

Một gương mặt thân thiện kèm với nụ cười của nhân viên y tế có thể là niềm an ủi lớn cho bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị trong vùng cách ly… Nhưng vì sự an toàn điều đó đã không được thực hiện và một dự án nghệ thuật đã ra đời để đem nụ cười đến với bệnh nhân…

Pha trà bằng nước ấm, hòa thượng già giúp cho chàng trai rũ bỏ hết muộn phiền, bất mãn với cuộc sống

Chỉ bằng 2 cốc nước trà xanh, hòa thượng già đã xua tan thất vọng của chàng trai trước những bế tắc trong cuộc sống.

Sau hàng ngàn năm, 10 lời nhắn này vẫn có thể giúp chúng ta hưởng lợi cả đời

Hãy xem những lời nhắn này chứa đựng những gì mà sau cả ngàn năm, con người chúng ta bây giờ vẫn có thể được hưởng lợi.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025