"Trước 20 tuổi, 100% thành công trong sự nghiệp có được là nhờ chính hai đôi bàn tay chăm chỉ không ngừng; 20 tuổi đến 30 tuổi, 10% là do may mắn, và 90% vẫn là do chăm chỉ; sau đó, tỷ lệ cơ hội tăng dần; sau 60 tuổi, may mắn gần như chiếm từ 30-40%." Câu danh ngôn kinh điển của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành đã trở thành "định nghĩa của thành công" với rất nhiều người hiện đại.
Súc tích và chân thực, cảm giác như không phải lời của những nhân vật huyền thoại mà mọi người vẫn tưởng. Để gạt bỏ suy đoán của mọi người về mình, Lý Gia Thành đã từng đích thân đáp lại mọi người: "Đừng đánh giá tôi bằng những thứ đạo đức sáo rỗng đó, tôi giống ông già hàng xóm của bạn hơn."
Lý Gia Thành thực sự chỉ giống như ông già hàng xóm ư?
1. Tiền khó mua được tuổi thơ nghèo khó
Bậc thầy hội họa Chu Quang Tiềm, Trung Quốc từng nói: "Tiền khó mua được tuổi thơ nghèo khó". Ông cảm thấy rằng không có số tiền nào có thể mua được trải nghiệm thời thơ ấu của một người, thời thơ ấu của một người càng khó khăn, họ càng có khả năng tạo ra được kì tích khi lớn lên. Câu nói này hoàn toàn đúng, vào ngày 29 tháng 7 năm 1928, Lý Gia Thành được sinh ra trong một gia đình ở Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Khi ấy, gia đình Lý Gia Thành không giàu có, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng rất khốn khó, chiến tranh nổ ra vào năm 1937, các trường học lớn nhỏ đều phải đóng cửa, người dân bình thường không thể sinh tồn ở đây, vì vậy vào năm 1939, Lý Gia Thành khi ấy tuy đã đến tuổi đi học trung học cơ sở, nhưng do môi trường xã hội, ông chỉ có thể cùng gia đình lưu lạc sang Hồng Kông.
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Bị ảnh hưởng bởi môi trường thời cuộc, kinh tế gia đình Lý Gia Thành lúc này càng thêm túng quẫn, không đủ tiền sắm Tết, nhà dột nát khi trời mưa, đồng thời, cha của Lý Gia Thành mắc bệnh phổi do làm việc quá sức và qua đời. Là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của gia đình, sự việc này đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý của Lý Gia Thành.
Nhưng các em và mẹ vẫn cần có cơm ăn áo mặc, Lý Gia Thành chỉ có thể chủ động gánh vác cuộc sống. Ban đầu, ông làm việc với tư cách là người học việc trong Công ty đồng hồ Zhongnan của người chú Zhuang Jing'an. Mặc dù học việc là một chân lặt vặt, nhưng trong quá trình quét dọn pha trà, Lý Gia Thành đã gặp được rất nhiều những nhân vật có tiếng khác nhau, cũng trong những năm tháng ấy, Lý Gia Thành đã học được cách quan sát người khác và thuận cơ hành động.
Vì rất thông minh và nhanh nhẹn, không bao lâu sau khi vào làm, Lý Gia Thành đã được chuyển đến một cửa hàng đồng hồ trên phố Gaosheng làm nhân viên bán hàng, đồng thời học công nghệ lắp ráp và sửa chữa đồng hồ. Tuy nhiên, môi trường kinh tế tại thời điểm này vẫn còn rất kém.
Lý Gia Thành đã học được rất nhiều điều về cách đối nhân xử thế chỉ trong vài năm ngắn ngủi làm việc tại đây, lâu dần, ý tưởng tự mình làm nên nghiệp lớn bắt đầu nhen nhóm trong suy nghĩ của Lý Gia Thành. Vì vậy, vào năm 1947, Lý Gia Thành tới xin làm nhân viên bán hàng trong một nhà máy sản xuất phần cứng gia dụng và bắt đầu sự nghiệp bán hàng của mình.
Tỷ phú Hồng Kông, Lý Gia Thành
2. Trở thành chủ, nếu bạn đủ chịu khó
Bối cảnh của thời điểm này rất hỗn loạn, Lý Gia Thành, người có tầm nhìn dài hạn, nhìn thấy tương lai của nhà máy nhựa. Vì vậy, vào năm 1950, ở tuổi 22, Lý Gia Thành bắt đầu sử dụng số tiền tiết kiệm được là 7.000 đô la Mỹ của mình và tiền đi vay từ nhiều nguồn khác để thành lập xưởng nhựa Trường Giang ở Shau Kei Wan.
Một thanh niên hai mấy tuổi đầu nhưng muốn thành lập xưởng độc lập, chưa có nhiều kinh nghiệm nên xưởng xảy ra nhiều tai nạn về chất lượng. Lý Gia Thành rất lo lắng, ông thường xuyên tất bật cả ngày lẫn đêm, kiểm tra máy móc của nhà máy và tìm kiếm công nghệ ở những nơi khác, thậm chí có lúc không có thời gian để ăn.
Lý Gia Thành từng chia sẻ: "Trong 10 năm đầu, tôi phải làm việc 7 ngày một tuần, ít nhất 16 giờ mỗi ngày và tự học vào ban đêm. Ngoài ra, không có đủ nhân lực trong xưởng, vì vậy tôi phải làm công việc mua hàng và nhận đơn đặt hàng. Thường xuyên thiếu ngủ, tôi phải thức dậy với hai đồng hồ báo thức vào buổi sáng, đây được cho là khoảng thời gian khó vượt qua nhất trong ngày".
Nếu là con cái của gia đình giàu có, dù có thất bại, họ có thể vẫn có lối thoát, nhưng với Lý Gia Thành, người xuất thân từ một gia đình nghèo, nếu thất bại, nó sẽ trở thành một đòn chí mạng cho gia đình và cả chính ông, nên dù có vất vả tới đâu, Lý Gia Thành cũng phải nghiến răng chống đỡ để vượt qua những cửa ải khó khăn.
Với việc làm việc chăm chỉ không ngừng, vào năm 1955, Nhà máy Nhựa Trường Giang cuối cùng đã có bước chuyển mình tốt hơn, sản xuất và bán hàng cũng dần được cải thiện. Năm 1957, Lý Gia Thành tình cờ đọc được số mới nhất của tạp chí "Plastic" phiên bản tiếng Anh và thấy một thông báo: "Một công ty Ý sử dụng nguyên liệu nhựa để làm hoa nhựa đang bán phá giá tại thị trường châu Âu và Mỹ".
Lý Gia Thành, người đã được rèn giũa trong xã hội, có óc kinh doanh nhạy bén, nhận ra rằng hoa nhựa cũng sẽ được ưa chuộng ở Hồng Kông. Vì vậy, Lý Gia Thành đã đến Ý để khảo sát, và sau khi trở về Hồng Kông, ông đã bắt đầu tung ra sản phẩm hoa nhựa, và chúng ngay lập tức trở thành một sản phẩm bán chạy.
Cũng kể từ đó, Lý Gia Thành trở thành doanh nhân đầu tiên phát triển hoa nhựa tại thị trường vùng đất này, lấp đầy khoảng trống của hoa nhựa trên toàn thị trường thương mại. Sự nghiệp ngày càng thăng tiến, ông tích cực tìm hiểu thị trường thế giới và trở thành "Vua hoa nhựa".
3. Khi sự nghiệp đã rực rỡ
Năm 1958, Lý Gia Thành xây dựng tòa nhà công nghiệp đầu tiên ở North Point, Hong Kong, đó là tòa nhà xưởng 12 tầng, đồng thời chính thức tham gia vào thị trường bất động sản. Sau đó, Lý Gia Thành tiếp tục xây dựng một tòa nhà công nghiệp thứ hai ở Đài Loan, lúc này, vị trí của Lý Gia Thành trong khu phố thương mại địa phương hoàn toàn vững, sự nghiệp cũng bắt đầu trên con đường rực rỡ và huy hoàng.
Cùng lúc đó, Lý gia Thành và Trang Minh Nguyệt kết hôn và tổ chức một đám cưới khiến ai cũng phải ghen tị. Những năm sau đó, do tình trạng hỗn loạn cục bộ, giá đất nhiều nơi bắt đầu lao dốc.
Tuy nhiên, bằng con mắt tinh tường của mình, Lý Gia Thành tin rằng giá đất sẽ không giảm trong tương lai, vì vậy ông đã bắt đầu mua một lượng lớn đất để giữ. Sau khi công ty lên sàn chứng khoán, cổ phiếu được đăng ký vượt mức, mãi cho tới cuối những năm 1970, trong số các ông trùm kinh doanh cùng thế hệ, Lý Gia Thành đã được xem là một ông trùm nổi tiếng.
Năm 1978, Lý Gia Thành thậm chí còn được các nhà lãnh đạo quốc gia tiếp đón. Sau đó, Lý Gia Thành đạt được thỏa thuận với các ngân hàng đại lục để cùng nhau đầu tư. Dù mở rộng tài sản, Lý Gia Thành không tham gia quá nhiều vào các lĩnh vực khác như chính trị, giáo dục mà chỉ tập trung biến công việc kinh doanh của mình ngày một trở nên rực rỡ hơn.
Doanh nghiệp của ông không chỉ đầu tư nhiều ở trong nước mà còn mở rộng ra cả Canada. Bằng cách này, tên tuổi Lý Gia Thành ngay lập tức lọt vào danh sách một trong những người giàu có nhất Trung Quốc.
Vị thế hiện tại của Lý Gia Thành trong giới kinh doanh không còn có thể được tóm gọn bằng từ "giàu có". Ông đã mở rộng kinh tế bất động sản, cũng như quy mô thương mại trong và ngoài nước đến mức mà người bình thường không thể tưởng tượng nổi, và dần dần đã trở thành một huyền thoại trong lòng những người làm kinh doanh.
Một huyền thoại kinh doanh như vậy lại chủ động nói với mọi người: "Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ không thần thánh hóa tôi. Thực tế, tôi chỉ giống như đồng nghiệp của bạn, hay ông lão hàng xóm cũ của hàng xóm của bạn mà thôi.
Tôi đã từng mắc sai lầm như họ, và tôi cũng tốt bụng và thân thiện như họ. Tôi chấp nhận lỗi lầm của mình, cũng nhận lấy vinh quang của mình, cuộc đời tôi tôi chịu trách nhiệm với nó, mỗi người các bạn cũng như vậy. Đừng ca ngợi tôi như thần thánh, cũng không nhất thiết phải hắt nước bẩn vào tôi…"
Lý Gia Thành cho rằng tiền bạc là vật ngoài thân, khi không có những ánh hào quang này, bản thân ông cũng chỉ là một người bình thường với những điểm mạnh và điểm yếu, ông thậm chí luôn hi vọng mọi người đối đãi với mình như một ông bạn già bình thường.
Suy nghĩ ấy vừa đơn giản vừa dễ thương, nhưng ngẫm kỹ mới thấy cuộc đời chính là như vậy, những điều chưa biết đều do chính cơ hội, tài năng và sự cố gắng của bản thân đổi lại mà có được, nếu bỏ đi những thứ vật chất này, ai chẳng là những người trần mắt thịt bình thường có yêu hận tình thù hỉ nộ ái ố!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị