Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn có hối tiếc gì không? Bạn có muốn tiếp tục công việc hiện tại nữa không? Bạn sẽ đi nhảy dù? Bạn sẽ sống một cuộc sống phiêu lưu và thú vị? Đáng ngạc nhiên, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhiều trải nghiệm mà chúng ta nghĩ rằng quan trọng, sẽ không bao giờ có cơ hội thứ 2 lại không còn quan trọng như chúng ta nghĩ.
Trong cuốn sách của mình “Top 5 Regrets of the Dying” (5 điều hối tiếc trước khi ra đi/chết), y tá người Úc, Bronnie Ware, nhận thấy rằng vào cuối đời, mong muốn của các bệnh nhân của cô rất đơn giản. dưới đây là những gì họ sẽ thay đổi nếu họ có thể làm lại từ đầu.
Tôi ước tôi có thể can đảm bày tỏ cảm xúc của mình.
Điều đầu tiên, hối tiếc phổ biến nhất là những lời bày tỏ và sự thật không được nói ra. Trong những ngày cuối cùng, các bệnh nhân của Tiến sĩ Ware, thừa nhận họ hối hận về những lần họ im lặng hoặc bỏ qua cảm xúc thật của mình vì sợ mọi thứ bị xáo trộn hoặc đối mặt với sự từ chối. Họ chấp nhận im lặng để đánh đổi cảm giác an tâm trong suy nghĩ và đánh bại bản thân vì không trung thực với chính mình và mọi người xung quanh. Họ mang gánh nặng tâm lý khi sống một cuộc sống không kiên định và kết quả là sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhìn lại, cuối cùng họ đã hiểu rằng việc nói lên sự thật còn quan trọng hơn so với nguy cơ làm phiền người khác và sự hài lòng của mọi người. Mặc dù có thể không dễ dàng để nói với ai đó những gì họ không muốn nghe hoặc hình ảnh của bạn bị đánh giá tệ trong mắt mọi người, nhưng không sống chân thật với cảm xúc của bạn còn đau khổ hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, họ thấy rằng sự thật mang lại các mối quan hệ lành mạnh và xứng đáng lên một tầm cao mới. Những ai thực sự sẽ ở lại khi bạn là chính mình mới là những người đáng trân trọng.
Tôi ước tôi đã không làm việc quá chăm chỉ
Rất nhiều bệnh nhân của Bronnie Ware nói rằng họ đã đầu tư quá nhiều thời gian vào công việc là một trong những điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời.
Họ ước gì đã dành ít thời gian hơn trong văn phòng làm việc và dành nhiều thời gian hơn với những người thân yêu của mình. Họ đã bỏ lỡ những phút giây quý báu với các con để dành cho các đối tác. Đến cuối đời, dù mức lương cao đến đâu, tài sản nhiều như thế nào cũng không quan trọng vì chúng không thể mua lại những khoảnh khắc quý giá bên người thân. Họ nhận ra rằng việc leo lên những nấc thang sự nghiệp là không quan trọng bằng những kết nối với những người họ yêu thương.
Cuối cùng, sự giàu có về vật chất và danh tiếng gần như không xứng đáng với việc đánh đổi những khoảng thời gian quan trọng. Và họ tin rằng chỉ đơn giản hóa lối sống của mình và đầu tư nhiều năng lượng hơn vào bạn bè và gia đình thì họ sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn hơn.
Tôi ước tôi có thể có can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình chứ không phải cuộc sống mà người khác mong đợi ở tôi.
Điều hối tiếc phổ biến tiếp theo là những giấc mơ chưa được thực hiện.
Nhiều người đã phải làm những công việc chỉ vì nó sẽ mang lại khả năng duy trì cuộc sống hoặc thường xuyên phải làm việc với những đối tác không mong muốn... Đây là tất cả các triệu chứng của việc sống một cuộc sống cho người khác. Đại đa số bệnh nhân nhận thấy rằng họ đã bỏ lỡ một nửa trong số những giấc mơ mà mình đã đặt ra.
Và trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, họ đã phải đối mặt với sự thật phũ phàng rằng những lựa chọn mà họ đưa ra không khiến họ cảm thấy thanh thản. Họ thấy mình là một nạn nhân của hoàn cảnh và những gì xảy ra trong cuộc sống đều được quyết định một cách vô thức.
Đáng buồn thay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của việc theo đuổi đam mê của mình cho đến khi họ mất đi sức khỏe. Khi họ nhận ra, mọi thứ đã quá muộn. Vào những ngày cuối cùng, mọi người mới nhận ra là mình nên trân trọng và giữ gìn sức khỏe của mình trong khi vẫn còn có thể. Họ nợ chính mình vì đã sợ hãi để rồi không theo đuổi giấc mơ và thất bại lớn nhất là không cố gắng.
Cuối cùng, điều gì mới thực sự quan trọng?
Khi đang nằm trên giường bệnh, nhìn lại cuộc sống và những gì đã qua, họ phát hiện ra rằng những điều chúng ta ám ảnh và đau đớn không phải là vấn đề quá quan trọng.
Chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi sự từ chối, bị sa thải hoặc thất bại trong bất cứ trường hợp nào đó. Chúng ta thấy đau lòng và thất bại khi đánh mất một mối quan hệ nào đó và lãng phí thời gian. Chúng ta lo lắng về cách người khác nhìn nhận mình, những gì họ nói về mình và tất cả những điều đó đều có tác động đến cảm xúc của của chúng ta.
Chúng ta liên tục tìm kiếm ý nghĩa hoặc mục đích của cuộc đời mình để trở thành một ai đó thật vĩ đại nhưng thực ra những điều quan trọng không lớn lao như thế, chúng là những điều nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày của bạn. Bạn xứng đáng yêu, được yêu, và trên hết là sống một cuộc sống thật sự là chính mình.
Và điều duy nhất bạn phải sợ không phải cái chết mà là không sống thành thật với chính mình.
Trí thức trẻ