Thất nghiệp, li hôn, làm single mom, trầm cảm, J. K. Rowling đối phó thế nào để tạo ra siêu phẩm Harry Potter?

11/07/2021 08:00
Thất nghiệp, li hôn, làm single mom, trầm cảm, J. K. Rowling đối phó thế nào để tạo ra siêu phẩm Harry Potter?

Trên đời có 2 loại thất bại, trong đó thất bại tạm thời chính là tiền đề giúp bạn phát triển.

Trong thời gian ba năm sống ở Bồ Đào Nha, bà đã phải trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cuối cùng vào năm 1990 bà đã cùng cô con gái đầu lòng trở lại Vương quốc Anh để sống gần em gái. Đồng thời bà cũng quyết định định cư tại Scotland.

Những năm sau đó là quãng thời gian khó khăn nhất đối với bà. Trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của đại học Harvard bà đã nói rằng: "Tôi từng là một người thất nghiệp, từng là một bà mẹ đơn thân và tôi cũng từng rất nghèo. Trong thời gian sinh sống ở Anh tôi đã phải vật lộn kiếm tiền để có thể bám trụ tại chốn phồn hoa này."

Trong giai đoạn này, căn bệnh trầm cảm của bà chuyển biến nặng hơn. Bà còn tự cho mình là một kẻ thất bại. Bà hoàn toàn suy sụp và cảm thấy mọi thứ đều bế tắc. Thậm chí bà đã từng tính đến chuyện tự tử.

May mắn thay, bà đã nhận ra bản thân có khả năng viết lách và việc viết lách đã trở thành một phần trong cuộc sống của bà.

Ý tưởng về bộ truyện Harry Potter đã xuất hiện trong đầu bà khi bà đi tàu từ Manchester đến London. Bà đã viết một vài chương ở Bồ Đào Nha, nhưng bà chỉ thực sự tìm thấy cảm hứng và viết tiếp câu chuyện khi trở lại Vương quốc Anh.

Rowling đã hoàn thành hai cuốn sách đầu tiên trong khi vẫn đang hưởng trợ cấp phúc lợi. Bệnh tật đã khơi nguồn cảm hứng cho 3 nhân vật bị mất trí nhớ trong bộ truyện.

Cả thế giới đều biết đến câu chuyện The Boy Who Lived, nhưng không nhiều người biết đến câu chuyện đằng sau tác phẩm của bà. The Boy Who Lived chứa đựng những bài học rất thực tế.

Những thất bại liên tiếp có thể khiến bạn nản chí, sợ hãi và từ bỏ. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn đó? Câu chuyện của J.K. Rowling sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Chúng ta hãy cùng xem những bài học đó là gì nhé.

Thất bại không phải là một dấu chấm hết

Bệnh trầm cảm khiến chúng ta không còn nhận ra cơ hội. Nó cuốn chúng ta vào thất bại. Thậm chí nó còn khiến chúng ta nghĩ rằng cuộc đời của chúng ta đã kết thúc hoàn toàn.

Trên thực tế, thất bại không phải là kết thúc. Đúng là thất bại sẽ mang đến cho chúng ta những điều không mấy tốt đẹp nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta có được một nền tảng vững chắc. Và nền tảng này chắc chắn sẽ giúp chúng ta hạn chế các nhược điểm.

Trong giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm và cũng là giai đoạn bà gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội, Rowling cho rằng bà đang đối mặt với sự kết thúc. Bà đã chấp nhận thất bại đó. Bà tin rằng bà đang trải qua những điều tồi tệ nhất.

Nhưng mọi việc đã thay đổi theo chiều hướng tích cực và bà bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở thời điểm đó bà nhận ra rằng những gì bà đã trải qua là những điều tồi tệ nhất thế gian này rồi. Bà chắc chắn rằng chẳng còn gì tồi tệ hơn thế nữa đâu. Chính vì vậy, bà tin tưởng vào bản thân mình hơn. Bà tin rằng những thất bại mà bà đã trải qua đã đem lại cho bà những kinh nghiệm quý giá. Và nhờ đó sau này bà có thể làm giảm đi nhiều rủi ro hơn.

Nếu bạn rơi vào tình trạng thất bại hoàn toàn thì bạn không cần phải lo lắng về những gì người khác nghĩ hay về những điều tồi tệ khác mà bạn phải đối mặt. Thay vào đó, bạn sẽ phải cân nhắc kỹ hơn và quyết đoán hơn khi xử lý mọi việc. Nếu bạn đã có sẵn nền tảng thì chắc chắn bạn có thể phát triển nhanh hơn, ít rủi ro hơn và có nhiều động lực hơn để theo đuổi mục tiêu.

Tất nhiên khi thất bại bạn sẽ rất khó thoát ra khỏi sự thất vọng và hụt hẫng. Không sao cả, đó là chuyện bình thường. Khi bạn thất bại mà bạn không cảm thấy hụt hẫng thì đó mới thực sự là vấn đề. Nhưng có một điều bạn nên nhớ đó là khi thất bại bạn có quyền lựa chọn ở lại vị trí hiện tại hoặc tiếp tục hành trình phát triển của bạn.

Trên đời có 2 loại thất bại, trong đó thất bại tạm thời chính là tiền đề giúp bạn phát triển - Ảnh 1.

Kém cỏi không phải là một điều xấu

Thất bại có thể đánh thức khả năng tiềm ẩn của bạn.

Giả sử bạn là chủ một doanh nghiệp. Nếu bạn đang phải giải quyết tình trạng nhu cầu giảm thì bạn có thể phải đi tìm một nguồn thu nhập mới. Và trước khi bạn giải quyết được vấn đề đó, bạn thậm chí phải hạ thấp mình. Hoặc thậm chí là bạn sẽ bị gắn mác kém cỏi.

Ở hầu hết các nước phát triển, người dân ở đây đang sống trong một xã hội giàu có. Chính vì họ đã quen với sự giàu có đó nên họ có thể dễ dàng nghĩ rằng kém cỏi là một thứ gì đó rất tệ. Nhưng thực tế, kém cỏi không phải là thứ tồi tệ như mọi người thường nghĩ.

Barry Schwartz đã tiến hành nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Trong The Paradox of Choice, ông nói rằng cách mọi người nghĩ về khái niệm kém cỏi đang còn rất lạc hậu.

Ông chỉ ra rằng mặc dù văn hóa hiện đại bị chi phối bởi quyền tự do lựa chọn. Nhưng có nhiều sự lựa chọn không phải là điều tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta càng phải lựa chọn nhiều thì khả năng làm việc càng giảm.

Những hạn chế có thể tạo ra năng lượng làm việc và giúp bạn khéo léo hơn.

Khi trở lại Vương quốc Anh, Rowling không có việc làm và không có kinh nghiệm. Vậy nên bà đã viết nhiều hơn.

Bà cho rằng thói quen này bắt nguồn từ cuộc sống của bà. Bà không thể làm được gì nhiều, vì vậy bà chỉ thức dậy vào buổi sáng và đi đến một quán cà phê. Con gái của bà sẽ ngủ và bà sẽ viết.

Khi chúng ta bị hạn chế ở nhiều mặt, thì chúng ta sẽ trở nên khéo léo hơn. Chúng ta càng khéo léo thì chúng ta càng tìm ra nhiều cách để sống trong xã hội hiện tại. Ngoài ra, nếu bạn muốn phát triển thì bạn phải có cái nhìn xa hơn. Bạn cần có động lực để phát triển. Khả năng sáng tạo sẽ khơi dậy nguồn cảm hứng trong bạn.

Thêm vào đó sự hạn chế sẽ giúp bạn loại bỏ những tác động tiêu cực. Mặc dù những hạn chế này ban đầu có thể là những rào cản, nhưng nếu bạn sử dụng chúng đúng cách thì chúng thực sự sẽ khơi dậy động lực trong bạn.

Công việc hoàn thành tốt không phải lúc nào cũng được công nhận ngay lập tức

Khả năng thành công không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra tác phẩm tuyệt vời. Thành công cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu cố gắng để đạt được thành công.

Rowling hiện là một tác giả nổi tiếng toàn cầu. Thành công của bà với loạt phim Harry Potter không chỉ nhờ vào may mắn. Bà có được thành công như hôm nay phần lớn là nhờ vào tài năng của bà.

Tuy nhiên, bà luôn nói rằng bà không tài năng như mọi người nghĩ. Theo một số nguồn tin, 12 nhà xuất bản lớn ở Anh đã từng từ chối tác phẩm của bà. Mãi đến sau này, tác phẩm Harry Potter và Hòn đá phù thủy mới được các nhà xuất bản công nhận. Lần đầu tiên xuất bản, tác phẩm này đã bán được hơn 100 triệu bản. Sau này người ta ước tính bộ truyện Harry Potter đã bán được gần 400 triệu bản. Đây là bộ sách bán chạy nhất trên thế giới.

Khả năng thành công tăng lên khi có sự kiên trì

Khi quay đầu nhìn lại bạn sẽ luôn phải bật cười khi nghĩ lại những việc mình đã làm. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Rowling từ bỏ sự nghiệp viết lách của mình ngay từ lần đầu tiên bà bị từ chối? Chắc chắn đây không phải là điều mọi người mong muốn nhưng nó cũng hiếm khi không xảy ra.

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải bất chấp làm mọi việc mà không nhìn vào hoàn cảnh hiện tại. Đôi khi, chúng ta thất bại là do chúng ta không đủ giỏi hoặc do kết quả nhận được không đủ thuyết phục bạn. Chính vì thế bạn cần phải xem xét mọi thứ thật kỹ càng trước khi làm một việc gì đó.

Để thành công bạn cần phải kiên trì. Bỏ cuộc và thất bại là hai bài toán khó giải nhất trong cuộc đời. Nhưng nếu bạn tin rằng việc bạn đang làm đem lại giá trị thì bạn chỉ cần kiên trì, thành công sẽ sớm gõ cửa nhà bạn.

Trong xác suất thống kê, quy luật số lớn chỉ ra rằng khi ta chọn ngẫu nhiên các giá trị (mẫu thử) trong một dãy các giá trị (quần thể), kích thước dãy mẫu thử càng lớn thì các đặc trưng thống kê (trung bình, phương sai,...) của mẫu thử càng "gần" với các đặc trưng thống kê của quần thể.

Ví dụ, nếu bạn lật một đồng xu hai lần, rất có thể cả hai lần bạn đều tung được mặt sấp mặc dù xác suất của mỗi mặt là như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tung một đồng xu 200 lần, thì số lần xuất hiện của mỗi mặt sẽ không chênh lệch nhiều.

Tất cả những gì bạn cần biết

Có hai loại thất bại. Loại thứ nhất là thất bại tạm thời. Loại có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào và tác dụng của nó là giúp bạn phát triển. Loại thứ hai là thất bại hoàn toàn. Loại này ít xảy ra hơn nhưng nó có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và nó cũng có thể khiến chúng ta suy sụp.

J.K. Rowling cũng đã từng nếm mùi thất bại. Trước khi trở thành tác giả thành công nhất, bà đã có những khoảng thời gian vô cùng tồi tệ. Thật ra, những vấn đề về tâm lý mà Rowling gặp phải không quá khác biệt so với những gì chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

Theo Medium


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024