Thảo đi tim Phong hay câu chuyện người làm phim đi theo người chuyển giới

12/10/2018 14:30
Thảo đi tim Phong hay câu chuyện người làm phim đi theo người chuyển giới

Sau khi gặt hái nhiều thành công tại các LHP quốc tế, “Finding Phong” (Đi tìm Phong) bộ phim tài liệu chân thực về người chuyển giới của đạo diễn Trần Phương Thảo và Swann Dubus sẽ có buổi ra mắt chính thức tại Việt Nam vào ngày 2.10.2018,

Năm 24 tuổi, Phong lần đầu học cách làm con gái.

- Ui khi mà làm “chuyện ấy” á, thì đàn ông chủ động hay mình chủ động?

- Chị điên à? Phải là đàn ông chủ động chứ. Nếu mình chủ động thì họ bảo mình dâm, họ không thích đâu.

- Thế… bây giờ người ta yêu mình nhưng sau này có nhiều người con gái khác nữa tốt hơn mình thì họ có yêu mình nữa không?

- Con gái ý, mỗi người đều có bí quyết riêng…

Cứ thế, trong căn phòng nhỏ xíu có 3 cô gái nằm ngồi ngổn ngang trên giường, tám hăng say kịch liệt về những câu chuyện mà bất cứ cô gái nào đến tuổi trưởng thành cũng từng có, chỉ giữa con gái với nhau, cấm lọt vào tai bất cứ kẻ nam nhi nào.

À nói thật chính xác thì chỉ có hai người con gái rưỡi, vì Phong lúc ấy vừa uống hooc-môn nữ được khoảng 6 tháng, bên ngoài ra dáng con gái lắm rồi nhưng bộ phận chủ yếu vẫn còn. Tiếp tục uống cho đủ một năm, Phong sẽ sang Thái thực hiện cuộc phẫu thuật quan trọng nhất đời mình: chuyển giới hoàn toàn thành phụ nữ.

6 tháng nay, cùng với hàng ngày nóng lòng quan sát bộ ngực nhú lên, khuôn mặt mềm mại và mịn màng hơn, râu và cơ bắp dần biến mất, hình thành những đường cong… Phong học cách ăn mặc, điểm trang, để tóc... Và học yêu, học những bài học đầu lòng về tình yêu, tình dục, đầy ngượng ngùng nhưng cũng vô cùng háo hức. Như bất cứ một cô gái “bình thường” nào.

Tiếng cười rúc rích lúc to lúc nhỏ của cái thế giới con gái trong mùa đông Hà Nội, kéo nhau lên giường đắp chăn bông dày nằm tán chuyện về đàn ông vang ra từng chập trong cái ngõ quanh co vắng tanh, khiến người xem cười to thú vị và bất ngờ. Còn tôi khe khẽ cảm thán trong lòng. Để đổi lấy một buổi tối vô cùng bình thường giữa những đứa con gái như thế, Phong đã mất mười mấy năm khổ sở đến nỗi như cô tự kể: “Nước mắt đã thành một đại dương”.

Phong nói từ năm chín mười tuổi, cô đã biết mình là đứa con gái trong lớp vỏ con trai. Lớn lên, hiểu ra, muốn xé lớp vỏ sai cách thì bị giày vò giữa quan niệm hiếu đễ cổ hủ và khao khát của bản thân. Như cô đã hát cho chính mình, tiếng hát như tiếng khóc “Thương cảm đời tôi sinh ra xót xa bẽ bàng, người mang hai cuộc đời mang bao nhiêu đắng cay rã rời…”.

“Phong cô đơn kinh khủng, thống khổ kinh khủng. Đến nỗi mình không tưởng tượng được. Mình vốn không có cảm giác gì về việc phân biệt LGBT nên khi biết Phong qua một người bạn (người bạn này cũng làm phim và được Phong tin cậy xem là bố đỡ đầu), mình ngạc nhiên lắm.”- đạo diễn Trần Phương Thảo, cũng là một trong ba tay máy quay bộ phim tài liệu Finding Phong (Đi tìm Phong) thủ thỉ kể.

Từ sự ngạc nhiên, thông cảm và ý muốn đem cắt một lát thực tế của đời sống và diễn biến xã hội lên màn ảnh, Thảo và chồng, cũng là một đạo diễn phim tài liệu-anh Swann Dubus, đã dành ba năm để thực hiện bộ phim tài liệu-điện ảnh này. Trong đó, bốn tháng đầu chỉ để làm quen với Phong. Tiếp đó, Thảo giao cho Phong một máy quay phim để Phong tự ghi lại cuốn nhật ký bằng hình của mình.

Khi Phong uống thuốc nội tiết được vài tháng, thời điểm cực kỳ hào hứng với cuộc sống trong một ngoại hình ưng ý đến nỗi không có nhiều thời gian để ghi lại nhật ký thì hai đạo diễn vào quay. Cho đến khi Phong phẫu thuật chuyển đổi giới tính xong hoàn toàn vào một năm sau đó. Thảo và Swan có 200 tiếng đồng hồ tư liệu. Và dựng mất một năm để tóm gọn nó trong 90 phút.

Tôi xem Finding Phong hai lần rưỡi. Hai lần chính thức, nửa lần còn lại là xem cùng Thảo và đội kỹ thuật lúc duyệt lại bản phim trước khi chiếu cho công chúng lần đầu tiên ở TP HCM. Tổng cộng khoảng ba tiếng rưỡi. Trước khi xem đã có ý soi soi, và cũng không háo hức mấy. Thì lại một bộ phim tài liệu về người chuyển giới nữa, có lẽ cũng không quá gây chấn động như thời điểm Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng đi? Dù sao thì bao nhiêu năm rồi, việc chuyển giới đã trở nên khá bình thường với xã hội Việt Nam rồi.

Lại nữa, tôi làm báo, ngay từ hồi người chuyển giới nổi tiếng nhất Việt Nam là chị Cindy Thái Tài vừa trở về, chúng tôi đã gặp và thực hiện một loạt phóng sự, đã nghe chị ấy nói chuyện rất rất nhiều. Tôi lại cũng có rất nhiều người bạn chuyển giới, cả nữ thành nam lẫn nam thành nữ. Tôi không lạ lẫm gì mấy chuyện này nữa.

Ấy vậy mà ba tiếng rưỡi đó tôi đã không thể một phút nào rời mắt khỏi màn ảnh. Kể cả hôm xem cùng với Thảo, lẽ ra phải quan sát người đạo diễn để có tư liệu viết bài này thì tôi cũng quên mất sạch, cứ thế ngây ra dán mắt vào từng đoạn phim hiện ra trên nền vải.

Là vì rất nhiều người chuyển giới đều không được gia đình ủng hộ. Nhiều người không chịu được áp lực nên chớm trưởng thành đã bỏ học, tìm nghề nào đó sinh sống để rời xa gia đình. Một mình kiếm đủ tiền chuyển giới đã khó, khi ra nước ngoài thực hiện cuộc đại phẫu thuật cũng chỉ có người bạn thân nhất đi cùng chăm sóc. Về dưỡng thương cũng vẫn chỉ có bạn bè trong giới. Với họ, bạn bè trong giới LGBT mới chính là gia đình, thay thế cha mẹ, anh chị em, họ hàng… vì chỉ họ mới hiểu trọn vẹn cảm giác khổ sở của nhau và tự nguyện bên nhau chống chọi kỳ thị của xã hội.

Phong thì ngược lại. Gia đình của Phong yêu thương tròn vẹn quá. Ngay cả người mẹ, mà ban đầu xuất hiện trong phim chính là đối tượng để Phong tranh luận trong nước mắt giữa việc giữ chữ hiếu hay đi theo thôi thúc nội tâm của mình. Người mẹ tóc bạc bật khóc vì đứa con út được cưng nhất vốn sinh ra là thằng cu Bon, giờ nhất quyết đổi thành con gái.

Người mẹ nông thôn chất phác nhưng để ngăn cản con, bà có một so sánh thật tài tình, dù lỗi thời. Má nói: “Con trai như hột gạo tẻ, lúc nào cũng nấu ăn được, còn con gái như hột gạo nếp, quanh năm chỉ ba bữa giỗ chạp mới nấu, mà một hai bữa là ngán không ăn nữa”. Người mẹ ấy ngay đêm trước khi con trai lên máy bay sang Thái để “cắt bỏ”, vẫn muốn con nghĩ lại, cứ uống thuốc cho có hình dạng con gái, nhưng đừng phẫu thuật, vì sợ con tai biến trên bàn mổ.

Rồi cũng người mẹ ấy sau khi khóc nghẹn vì buồn, “buồn thấu ruột” lúc thằng Bon giờ đã hoàn toàn mang ngoại hình con gái, thì dạy con đầy tuyệt diệu: Giờ đã làm con gái thì cứ hồn nhiên mà sống, sống theo tự nhiên, đừng có lố, đừng có gặp ai cũng hỏi “Con đẹp không? Em đẹp không”, hay là lấy tay xốc xốc khoe bộ ngực thiếu nữ mới có.

Phân đoạn này trong phim lúc nào cũng làm khán giả cười phá lên, vì nó thật quá, đời quá. Mà tôi xem đi xem lại, chỉ ước phi thẳng vào màn ảnh hôn lấy má già một cái.

Trái với mẹ, cha của Phong bình thản nhận xét thằng Bon hồi nhỏ đã giống con gái, son phấn cả hộp, đi học về thì hay đứng trước gương nhảy múa. “Trước kia cũng có, mà khoa học chưa làm được thôi. Con trai hay con gái gì cũng được, cống hiến cho đất nước, cho xã hội là được”-cụ cựu quân nhân tóc bạc trắng khẳng định chắc chắn.

Chị Trầm của Phong chăm sóc cho đứa em út bằng cái cách vô cùng phụ nữ, mà chỉ những người chị thực sự yêu thương em mới nghĩ ra được. Cùng Phong sang Thái, chị nghe bác sĩ tư vấn cặn kẽ những chi tiết y khoa về bộ phận sinh dục được tái tạo. Rồi chị hết sức nghiêm túc bàn bạc với gia đình về việc bộ phận ấy phải hoàn chỉnh như thế nào, để khi Phong chuyển giới xong thì phải được trải nghiệm hạnh phúc thực sự trong đời sống tình dục.

Chị Hường, chị gái lớn, lại là người Phong coi gần như mẹ. Đến bây giờ, Phong đã phẫu thuật xong được 5 năm, cuộc sống đã hoàn toàn như một phụ nữ bình thường, quan tâm lớn nhất của chị Hường vẫn là về sau, nếu vì lý do không thể có con khiến Phong không tìm được người chồng thực lòng, thì cả đời cứ sống với anh chị, với các cháu, chẳng phải lo bơ vơ, cô độc.

Những săn sóc, sẻ chia, băn khoăn, lo lắng của gia đình, của bạn bè cứ thế trải ra hết sức thật, đời và bất ngờ. Cả những câu trao đổi hết sức nghiêm túc giữa các anh chị của Phong về “bộ phận phụ nữ” mà mỗi lần đến đoạn này khán giả lại phì cười, thì cũng đều ẩn rất sâu cả một tấm lòng trong đó. Phong không chỉ đi tìm bản dạng giới đích thực của mình, Phong may mắn đã tìm được cả một thành trì vững chắc của tình yêu thương để nương tựa.

Phương Thảo dùng ống kính kể chuyện cứ nhẹ như không, nhưng sắc ngọt. Như ba bộ phim tài liệu trước của cô: “Giấc mơ của công nhân”/Worker’s Dream, dài 52 phút, giải thưởng Pierre and Yolande Perrault. Phim về những người nghiện ma túy “Trong hay ngoài vòng tay em” / With or without me, dài 80 phút, giải thưởng Liên hoan phim DOK Leipzig 2011, Torino IFF 2011, giải giải phim xuất sắc nhất tại liên hoan phim DMZ-Hàn Quốc.

Và “Finding Phong”/Đi tìm Phong, trước khi chiếu tại Việt Nam đã có 3 năm chinh chiến nước ngoài suốt 28 Liên hoan phim, mang về 5 giải thưởng (phim xuất sắc nhất của giải thưởng Nanook, liên hoan phim Jean Rouch lần thứ 34 – Pháp, giải Spotlight, giải khán giả bình chọn tại Viet Film Fest – Mỹ…).

Tôi tìm xem những phim ấy. Thán phục. Một phụ nữ nhỏ bé, hiền lành, hay xấu hổ, hay sợ nói sai, lại đeo đuổi những đề tài xã hội khó nhằn, gai góc đến vậy.

Bằng cách nào Thảo khiến Phong tin cậy giao những thước phim bày tỏ không chỉ tâm trạng đầy mâu thuẫn mà còn cả cơ thể con trai trần trụi?

 

Bằng cách nào những cô gái trẻ từ nông thôn lên Hà Nội làm công nhân, nhìn đâu cũng chỉ sợ bị lừa bán sang Trung Quốc lại để Thảo ghi lại từ cảnh buổi sáng dậy tiễn chồng đi làm, đến chuyện bị mấy đứa con trai chặn đường trêu ghẹo?

Bằng cách nào hai người đàn ông trung niên nghiện ma túy lâu năm và chán nản đời sống đến nỗi chỉ muốn chết, đồng ý để Thảo ngồi đó với cái máy quay phim, còn anh tâm sự với ngôi mộ người bố đã qua đời từ lâu, thú thực “từ khi bố mất, con hư lắm, láo lắm”? Và nửa đêm, người đàn ông ấy ngồi dậy đốt cái kim tiêm, nhìn nó chảy tan ra thành những cục lửa nối nhau nhỏ xuống nền gạch và cứ thế rì rầm trò chuyện với chính mình?

Chỉ có thể là lao động cật lực. Là sự chân thành trong sáng. Là tấm lòng của một con người với một con người, mà không phải rạch ròi phân chia “người làm phim” và “nhân vật”. Là sự quan tâm thực thà. Là sự phân vai, và đổi vai tròn vẹn giữa người đạo diễn muốn ghi nhận khách quan những biến chuyển trong đời sống thực tế Việt Nam, và một người bạn/người chị chí tình.

 
 
 

Trong Đi tìm Phong, ban đầu Phong không muốn gia đình đưa sang Thái. Thảo đã thuyết phục để Phong đổi ý. “Phẫu thuật là quyết định hết sức cực đoan, vì sẽ không thể quay về được nữa. Nhưng trải qua quyết định ấy lại chỉ là Phong đơn phương với đạo diễn mà không có người nhà Phong, mình thấy không ổn. Gia đình Phong rất thương Phong, suốt bao nhiêu năm đại học rồi ở ngoài Hà Nội một mình, ngày nào cũng gọi điện thoại, không mẹ thì chị. Đến thời điểm mấu chốt gia đình lại không có mặt mà chỉ có mình là người ngoài thì không ổn. Nên mình thuyết phục Phong chỉ vì vậy, chứ không hề có ý định sẽ đưa gia đình vào phim. Nhưng nhờ vậy mà cuối cùng mình có những cảnh phim về gia đình rất bất ngờ, rất thú vị”- Thảo kể.

Xuất thân từ ngành ngoại thương và phiên dịch tại Hà Nội, đến 34 tuổi, Thảo đi du học tại Pháp vì muốn làm phim. Ba năm sau, vào 2004, cô tốt nghiệp Thạc sĩ đạo diễn phim tài liệu tại ĐH Université de Poitiers. Đến giờ trong tay Thảo có 4 bộ phim tài liệu. Ngoài 3 bộ đã kể ở trên, “Bưởi” đã hoàn thành và đang tìm nhà phát hành. “Bưởi” dài 75 phút. Thảo kể lại câu chuyện của đường Bưởi ở Hà Nội nơi cha mẹ cô sinh sống, trong bối cảnh làng Bưởi biến thành đô thị. Nhân vật vẫn là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất từ sự biến đổi đó: một cô nhặt ve chai, mấy anh công nhân xây dựng, và có cả một lớp học.

Cầm ống kính ghi lại các phản ứng chân thực của xã hội trong một tình huống, một giai đoạn cụ thể, sát vào từng hơi thở của nhân vật, Thảo và Swann Dubus trong bản chất là những người làm báo dấn thân thực sự với ý muốn thay đổi các định kiến xã hội.

Nhưng những người làm nghề trong sáng như vậy, những nỗ lực chuyên môn tận tâm như vậy, được quốc tế công nhận như vậy, vẫn đang phải khổ sở đi tìm nhà phát hành để phim của mình được chiếu rộng rãi trong nước.

Vì khán giả Việt Nam-đến giờ chưa có thói quen bỏ tiền mua vé xem phim tài liệu.

Hoàng Xuân/Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.
2

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

Quán cà phê mới mở nằm tại 348 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách.

Bằng Kiều khẳng định chưa vội tìm tình yêu mới vì còn thích... tự do

Gặp gỡ ca sĩ Bằng Kiều đúng lúc tiết trời thu dịu nhẹ của Hà Nội đã trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết, lúc này cũng lại chính là khoảng thời gian anh bận bịu với vai trò sản xuất trong "Đêm tình nhân 5" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội vào 20 giờ ngày 20.10 tới.

Hạnh phúc

Hạnh phúc chính là hiện tại. Đừng trông ngóng hạnh phúc ở đâu xa,  mà hãy biết trân trọng những gì mình đang có.

Đức Tuấn không nhớ đã rơi nước mắt bao nhiêu lần khi hát nhạc Phạm Duy

Trong hậu trường Sol Vàng tháng 10, Đức Tuấn bối rối không nhớ đã khóc bao nhiêu lần khi hát nhạc Phạm Duy. Nam ca sĩ cũng bất ngờ tiết lộ dự định tổ chức liveshow nhạc Phạm Duy của riêng mình trong tương lai.

Phương Thảo mời Thanh Lam cùng hát vì... độ điên 'rất đàn bà'

Phạm Phương Thảo chia sẻ về liveshow "Mơ duyên" cô đã ấp ủ suốt hai năm trời, tuy nhiên phải 1 năm trở lại đây cô mới tự tin quyết định thực hiện, lý do quan trọng nhất liên quan tới tài chính, khi Phương Thảo thấy mình có thể tự lo liệu được chứ không muốn dựa dẫm vào bất cứ ai.

Ấn tượng những tác phẩm gợi cảm và nữ quyền

Với nữ nghệ sĩ 70 tuổi Marilyn Minter, nhiếp ảnh là công cụ giúp phác họa sống động chân dung phái đẹp. Tuy nhiên, trước ống kính, những ‘nàng thơ’ của bà không chỉ duyên dáng, nóng bỏng. Họ còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tính dục và nữ quyền.

Ca sĩ Nhật Hạ chia sẻ ấn tượng lần đầu gặp nhạc sĩ Ngô Thụy Miên hơn 30 năm trước

Ca sĩ Nhật Hạ chia sẻ cảm nghĩ về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong đêm thi tôn vinh ông.

Hồ Ngọc Hà vừa làm giám khảo, vừa thị phạm tại Asia's Next Top Model

Ngoài ra, ca khúc "Em muốn anh đưa em về" của Hồ Ngọc Hà của được chương trình chọn sử dụng trong đoạn phim thời trang của "Asia's Next Top Model".

8 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lễ trao giải American Music Awards 2018

Với 4 chiến thắng tại American Music Awards 2018, Taylor Swift đã vượt mặt Whitney Houston về bảng thành tích.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/01/2025