Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

KV10/05/2025 12:00
Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Tính năng mở khóa điện thoại bằng vân tay (Touch ID) từ lâu đã trở nên phổ biến nhờ sự tiện lợi và tốc độ. Nhiều người dùng tin rằng, vì dấu vân tay của mỗi người là độc nhất, nên việc sử dụng chúng để bảo vệ thiết bị là vô cùng an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bảo mật, quan điểm này có thể chưa hoàn toàn chính xác. Trang AGV đã chỉ ra hai lý do quan trọng khiến bạn nên cân nhắc lại mức độ an toàn của phương pháp bảo mật bằng vân tay.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?- Ảnh 1.

Touch ID được ra mắt chính thức từ thời iPhone 5s nhưng dần không còn được quá nhiều người sử dụng so với trước đây

Dấu vân tay có thể bị hack

Không giống như mật khẩu chỉ tồn tại trong suy nghĩ, dấu vân tay của chúng ta được "để lại" ở rất nhiều nơi trong cuộc sống hàng ngày: trên tay nắm cửa, trên ly nước, trên bàn làm việc, và hiển nhiên là trên chính màn hình điện thoại cảm ứng của bạn. Điều này tạo ra vô số cơ hội để kẻ xấu có thể thu thập được dấu vân tay của bạn.

Khả năng tái tạo dấu vân tay từ những dấu vết để lại không chỉ là lý thuyết. Từ rất lâu, các chuyên gia bảo mật đã chứng minh điều này là khả thi. Ví dụ, Câu lạc bộ Chaos Computer Club đã gây chấn động khi vào năm 2008 họ tái tạo thành công dấu vân tay của một người chỉ từ một bức ảnh chụp. Đến năm 2013, họ còn tạo ra một ngón tay giả bằng cao su để đánh lừa cảm biến vân tay và mở khóa thiết bị. Gần đây hơn, các kỹ thuật tương tự còn trở nên đơn giản hơn, có thể thực hiện bằng những vật liệu dễ kiếm như bột nặn hay keo dán thông thường, cho thấy việc tạo ra bản sao vật lý của vân tay đang ngày càng trở nên dễ dàng.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?- Ảnh 2.

Năm 2020, lỗ hổng trên Apple Touch ID cho phép kẻ tấn công hack tài khoản iCloud của người dùng. Sau đó, Apple phải vá lỗi bảo mật gấp

Không chỉ dừng lại ở việc sao chép vật lý, dấu vân tay còn đối mặt với nguy cơ bị "hack" trong môi trường kỹ thuật số. Tại hội nghị Black Hat năm 2015, các chuyên gia bảo mật đã trình diễn nhiều phương thức tấn công trực tiếp vào hệ thống nhận diện vân tay. Chúng có thể bao gồm việc tạo ra các ứng dụng giả mạo màn hình mở khóa để lấy cắp dữ liệu vân tay, truy cập vào các tệp lưu trữ dữ liệu vân tay trong điện thoại để tái tạo lại hình ảnh gốc, hoặc thậm chí là tấn công trực tiếp vào đầu đọc cảm biến để lấy cắp hình ảnh vân tay mỗi khi người dùng sử dụng.

Người dùng không thể thay đổi dấu vân tay khi đã bị lộ

Đây là điểm khác biệt cốt lõi và là mối lo ngại lớn nhất. Một khi mật khẩu bị lộ, bạn có thể ngay lập tức thay đổi nó thành một mật khẩu mới để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, dấu vân tay là đặc điểm sinh trắc học gần như vĩnh viễn và không thể thay đổi được. Nếu kẻ xấu đã có được dấu vân tay của bạn, chúng có thể tiếp tục sử dụng nó bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu có hệ thống xác thực bằng vân tay. Tệ hơn nữa, dữ liệu vân tay đã bị đánh cắp có thể bị rao bán hoặc trao đổi trên thị trường chợ đen, khiến bạn đối mặt với rủi ro bảo mật kéo dài và khó kiểm soát. Mối lo ngại này càng gia tăng khi ngày càng nhiều tổ chức và dịch vụ sử dụng dấu vân tay để xác thực danh tính và giao dịch, từ ngân hàng đến các ứng dụng thanh toán.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?- Ảnh 3.

Dữ liệu vân tay của người dùng một khi bị lộ có thể gây ra nhiều rắc rối không tưởng

Nhiều người dựa vào sự tiện lợi và tin vào tính độc nhất của dấu vân tay để coi nó là phương pháp bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên, những người thực sự am hiểu về an ninh thông tin thường không đặt hoàn toàn niềm tin vào tính năng này. Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc mở khóa bằng vân tay không đảm bảo an toàn tuyệt đối và có những lỗ hổng cố hữu.

Mặc dù thông tin vân tay thường được lưu trữ trong một mô-đun bảo mật chuyên biệt trên điện thoại, được thiết kế để chỉ chủ sở hữu mới truy cập được, nhưng như đã đề cập ở trên, mô-đun này vẫn có thể là mục tiêu tấn công của những kẻ có ý đồ xấu. Thậm chí, trong một kịch bản đơn giản hơn, nếu điện thoại của bạn đặt trên bàn và bạn đang ngủ hoặc không để ý, kẻ gian vẫn có thể dễ dàng sử dụng ngón tay của bạn (nếu cảm biến vẫn hoạt động) để mở khóa thiết bị mà không cần bất kỳ mật khẩu nào. Rõ ràng, trong những trường hợp như vậy, mở khóa bằng vân tay kém an toàn hơn đáng kể so với yêu cầu nhập một dãy mật khẩu số hoặc ký tự.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.
2

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Người đàn ông này đã dự đoán đúng sự ra đời của Internet và iPhone, giờ đây đang phác thảo một tương lai nơi cái chết có thể bị vượt qua và suy nghĩ của bạn tồn tại trên lưu trữ đám mây.
3

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.
4

Thủ đoạn lừa đảo ‘Quishing’ bùng phát - cạm bẫy nguy hiểm trong thế giới số

"Quishing” (kết hợp của “QR code” và “phishing”) là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.
5

Vì sao iPhone có 2 màn hình cuộc gọi?

Khi iPhone nhận cuộc gọi, người dùng sẽ thấy có 2 màn hình khác nhau.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Thủ đoạn lừa đảo ‘Quishing’ bùng phát - cạm bẫy nguy hiểm trong thế giới số

"Quishing” (kết hợp của “QR code” và “phishing”) là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.

Vì sao iPhone có 2 màn hình cuộc gọi?

Khi iPhone nhận cuộc gọi, người dùng sẽ thấy có 2 màn hình khác nhau.

AI - chìa khóa của sự tiện lợi và chuyển đổi số

Từ trợ lý nhà thông minh đến các lĩnh vực giải trí, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục..., trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện ở mọi nơi, mang lại nhiều lợi ích vượt trội và giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Cách kiểm tra ngay tài khoản Zalo, Facebook của bạn có đang bị đọc trộm tin nhắn hay không

Thử kiểm tra xem Zalo, Facebook của bạn có bị đọc trộm tin nhắn không bằng những cách sau.

Cách kiểm tra tài khoản Google có bị đăng nhập trái phép hay không

Tài khoản Google gắn liền với công việc lẫn nhiều hoạt động trực tuyến, vì vậy ta cần định kỳ kiểm tra xem có ai ngoài bản thân đăng nhập hay không.

Facebook, Instagram triển khai tài khoản cho người dùng dưới 18 tuổi

Meta tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ người dùng vị thành niên bằng cách mở rộng loạt biện pháp an toàn từ Instagram sang Facebook và Messenger.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì lỗi với mẹ: Bài học đắt giá từ một câu nói của cô gái nghèo khó

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 09/05/2025 13:00
Bộ phim "Sex Education" đã giúp tôi thoát khỏi những ám ảnh về tuổi thơ. Tôi cũng nhận ra lỗi sai nghiêm trọng của mình đối với mẹ.

'Bố ơi, mình đi đâu thế?' trở lại: Nhiều khoảnh khắc 'đốn tim' khán giả

Truyền hình - Hạ Vĩ - 09/05/2025 12:00
Qua các thử thách “siêu ngầu” như chải tóc ngựa, đánh răng hà mã, các cặp bố con “triệu view” mang đến tiếng cười, nước mắt và bài học ấm áp về tình cha con. Biến hành trình tập sự thành chuyến đi, các ông bố cùng con khám phá thế giới rộng lớn hơn tất cả những gì các bé từng biết.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 09/05/2025 11:00
Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Phong cách sống - Trang Đào - 09/05/2025 10:00
Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Bộ sách Khai mở cảm xúc và Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 09/05/2025 09:00
Cảm xúc là gì, xuất hiện từ đâu? Chúng hoạt động như thế nào trong não và cơ thể? Có tốt hơn nếu chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khó chịu? Và hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

Từ sách - Phim - Quìn - 09/05/2025 08:00
"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Trưởng thành bằng yêu thương

Tủ sách - FN - 08/05/2025 09:00
“Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 10/05/2025