Đừng xem cuộc sống trước mắt là điều hiển nhiên.
Tôi từng không ít lần nghĩ xem cuộc sống rốt cuộc là gì – nhìn những người xung quanh, những người quen biết, những người từng tiếp xúc, mỗi người họ đều có một trạng thái sống khác nhau, mỗi người đều đang nỗ lực theo hướng mà mình cho là tốt nhất.
Có người bình thường, có người lại sống kiểu tự lừa dối bản thân, có người sống chỉ cho qua ngày, có người đang vật lộn với cuộc sống… Cuộc sống chính là một cuộc đua, có người chẳng bao giờ thèm xuất phát, có người đi được nửa đường liền bỏ cuộc, có người lại không ngừng tiến về phía trước.
Cứ như vậy, tôi bắt đầu nghiên cứu những người đã chứng minh được thành công của mình, xem xem họ sống ra sao, làm sao để gặt hái được thành tựu.
Chẳng hạn như ông trùm Apple, Steve Jobs, ông là một người bị thôi thúc bởi cảm giác sứ mệnh rất lớn, ông từng thay đổi thế giới, thay đổi cách sống của con người, bắt đầu một kỉ nguyên Internet di động.
Ai cũng biết, Steve Jobs không phải một người đàn ông hoàn hảo với một đạo đức cao thượng, tính khí của ông rất xấu, tính cách cũng chẳng đẹp, từng chối bỏ con cái, nhưng cũng chính con người đó lại gặt hái được thành công vĩ đại. Có người nói, thành công là vì sự kiêu hãnh, có người nói thành công vì nghĩ khác người, còn bản thân Steve Jobs lại nói rằng, trí tuệ của ông tới từ vô số những phán đoán sai lầm của mình.
Trí tuệ tới từ khả năng phán đoán chính xác, khả năng phán đoán tới từ sự tích lũy kinh nghiệm, kinh nghiệm tới từ vô số những phán đoán sai lầm.
Steve Jobs
"Những nhà sáng tạo vĩ đại nhất là những người thất bại nhiều nhất, bởi lẽ họ là những người thử qua nhiều nhất", nhà tâm lý học tổ chức, Giáo sư tại trường Wharton, nhà tư vấn cấp cao tại Google, IBM, Citigroup, Merck và Liên Hợp Quốc, Adam M. Grant, từng nói trong một bài phát biểu, "Bạn cần một đống những ý tưởng tồi để đạt được một vài ý tưởng tuyệt vời."
Trước khi những ý tưởng tốt đẹp ra đời, chúng đều sẽ phải trải qua rất nhiều sai lầm và thất bại, đi qua rất nhiều đường vòng. Ngay cả những thiên tài, những người giỏi nhất, họ cũng sẽ có những lúc phiền não và phạm sai lầm.
Cuộc sống nằm ở những trắc trở, một nhà sưu tập học từng nói: "Con người có ý tưởng, đây không phải chuyện xấu, sợ là sợ chẳng có chút suy nghĩ gì trong đầu, nhìn cái gì cũng dửng dưng, đó mới là đáng sợ, sống vậy vô nghĩa lắm."
Sự tầm thường của một vài người lại thường xuất phát từ nguyên nhân này, họ vì muốn tránh xa khỏi tất cả những việc cần tới tư duy, cần tới suy nghĩ mà có thể làm bất cứ chuyện gì.
Thế giới của người trung niên, bạn phạm bao nhiêu sai lầm, bạn sẽ trưởng thành bấy nhiêu.
"Tôi luôn phạm sai lầm. Tôi luôn tin rằng, nếu bạn dám thử những cái mới, bạn không thể không phạm sai lầm. Sai lầm là bài học cho thành công, nếu có thể đúc rút được kinh nghiệm từ những sai lầm, đó là điều rất tốt."
Tadashi Yanai, tỷ phú doanh nhân người Nhật Bản, người sáng lập và chủ tịch của Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, từng chia sẻ như vậy trong một cuốn tự truyện của mình.
Tadashi Yanai
Thoải mái với hiện trạng là chuyện dễ nhất trên đời, có không ít những bài viết từng ám thị nói với chúng ta rằng, bạn không cần làm gì hết, cứ nghe theo ý trời là được, cũng chẳng cần phải nghĩ ngợi gì, chẳng cần phải chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì, hãy cứ giống như chiếc lông vũ cuốn theo chiều gió, tiêu diêu tự tại.
Nhưng kiểu cuộc sống mà mình không thể làm chủ được chính mình như vậy có ý nghĩa gì chứ, niềm tự hào và tôn nghiêm của con người nằm ở chỗ chúng ta biết tư duy, biết suy nghĩ.
Theo kinh nghiệm cá nhân, con người khi bước vào tuổi trung niên sẽ thực sự trở nên trưởng thành, rất nhiều chuyện nếu không tự mình đi trải nghiệm, dù có nghe người ta nói hay tới đâu cũng vô dụng. Chỉ khi bạn phạm sai lầm, bạn đau đớn, bạn mới thực sự trưởng thành lên.
Tất nhiên sự trưởng thành ở đây là tới từ việc sau khi phạm sai lầm, sau khi vấp ngã, bạn có suy ngẫm lại và có rút ra cho mình được bài học, nếu không thì sai lầm đó của bạn cũng sẽ không có giá trị.
Vào tháng 6/2016, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Tencent đã mua lại 84,3% cổ phần của tập đoàn game di động khổng lồ Supercell của Phần Lan với giá 8,6 tỷ đô la Mỹ. Supercell nổi tiếng với rất nhiều trò chơi hot trên thế giới, chẳng hạn như "Clash of Clans", "Hay Day", " Boom Beach" và "Clash Royale" … Nhưng nhân viên của họ lại không vượt quá 200 người, tức là giá trị đóng góp trung bình của mỗi nhân viên vượt quá 354 triệu nhân dân tệ.
Supercell có thể mạnh đến vậy, đó là bởi họ có một phương pháp thử và sai rất quan trọng. Họ sẽ tung ra rất nhiều trò chơi mỗi năm, sau khi thử nghiệm, nếu các chỉ số như trải nghiệm và phản ứng của khách hàng không đạt yêu cầu, họ sẽ cắt giảm trò chơi đó, rất đơn giản! Ngoài ra, mỗi khi họ gặp phải thất bại trong một dự án nào đó, toàn bộ công ty Supercell sẽ mở sâm panh để ăn mừng những bài học và sự trưởng thành của họ.
Cheng Wei, người sáng lập Didi, một công ty cho thuê xe nổi tiếng với hơn 550 triệu người dùng tại Trung Quốc cũng từng nói rằng: "Lời khuyên của tôi dành cho các doanh nhân bây giờ là hãy thử phạm sai lầm một cách nhanh chóng và hiệu quả, để từ đó tìm ra cách chơi hiệu quả nhất."
Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella cho biết, "Các công ty bảo thủ luôn tìm cách né tránh rủi ro, nhưng đồng thời cũng không ngừng mong đợi cái mới xuất hiện. Trong khi tâm thái trưởng thành lại là khi bạn hỏi xem mình học được gì từ những thất bại thay vì cứ chỉ tập trung vào sai lầm đó."
"Những người đến hiện trạng cũng không thể phán đoán, theo quan điểm của tôi, là những kẻ ngốc."
Sự trưởng thành, tiến bộ của mỗi người thực ra là một quá trình không ngừng thử, sai, khắc phục và học hỏi. Đứng ở một góc độ nào đó mà nói, bạn phạm bao nhiêu sai lầm, bạn sẽ trưởng thành, tiến bộ bấy nhiêu, và sự trưởng thành ấy, chính là một tầng cao hơn của sự độc lập, tự chủ cuộc đời của chính mình.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị