Trong ba mươi năm qua chỉ các nước phương Tây như Mĩ, Anh, và Đức đã khoán ngoài công việc chế tạo cho các nước có chi phí thấp. Từ 2012, các công ti Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã gia nhập xu hướng này bằng việc chuyển cơ xưởng của họ ra nước ngoài và tạo ra rối loạn trong nền kinh tế của nước họ. Lí do là chi phí của các sản phẩm được chế tạo đã lên cao hơn do việc tăng lương cho nên họ không thể cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu.
Một người điều hành Nhật Bản nói: “Chúng tôi không thể giữ được công việc ở Nhật Bản nữa. Chúng tôi phải giảm công việc lương cao hơn ở Nhật Bản và tăng công việc lương thấp hơn ở nước ngoài để vẫn còn tính cạnh tranh.” Một người điều hành Trung Quốc khác đồng ý: “Đã có thời khi chúng tôi dựng mọi thứ ở Trung Quốc nhưng thời gian đang thay đổi và bây giờ chúng tôi phải chuyển cơ xưởng của mình sang châu Phi.” Khi nhiều cơ xưởng được tái định vị ở đâu đó, số công nhân thất nghiệp bắt đầu dâng lên và nền kinh tế bắt đầu suy giảm.
Dấu hiệu đầu tiên của việc tan chảy kinh tế xảy ra cùng với chế tạo xe hơi nơi nó sử dụng hàng trăm nghìn công nhân. Theo một báo cáo công nghiệp, 60% xe của Toyota bây giờ được xây dựng ở các nước có chi phí thấp như Thailand và Mexico. Nissan có tới trên 70% xe của nó được làm ở Mexico. Trong nhiều năm, Honda đã xây dựng xe ở Mĩ nhưng bây giờ nó bành trướng cơ xưởng sang Mexico để sản xuất xe thêm rồi xuất khẩu sang các nước khác.
Một người quản lí giải thích: “Đó là sự cần thiết kinh tế. Chúng tôi phải xây dựng mọi thứ bên ngoài Nhật Bản và ở gần với khách hàng hơn để giảm chi phí vận tải. Với toàn cầu hoá, nhiều công ti phải đi theo cách này để hạ thấp hơn chi phí vì giá liên tục thay đổi.” Các công ti điện tử như Panasonic và Sony đã có trên 58% sản phẩm của họ được xây dựng ở nước ngoài và xu hướng này sẽ tiếp tục khi nhiều công ti điện tử đang đặt lại cơ xưởng của họ ở các nước có chi phí thấp hơn.
Từ 2012, nhiều công ti chế tạo đã tái định vị cơ xưởng của họ ra ngoài Trung Quốc sang các nước có chi phí thấp hơn và ngày nay Mexico là điểm đến hàng đầu vì nó gần Mĩ hơn nhiều, nơi hầu hết các sản phẩm được bán. Bắt đầu từ 2014, Nissan, Honda, Toyota, and Mazda đã mở những cơ xưởng mới ở đó và Mexico bây giờ là trung tâm chế tạo ô tô của thế giới. Nhiều nhà phân tích công nghiệp dự báo rằng đó mới chỉ là bắt đầu vì nhiều hãng điện tử sẽ đi theo khi họ tái định vị cơ xưởng của họ từ Trung Quốc và châu Á sang Mexico và châu Phi.
Một người quản lí giải thích: “Chúng tôi trả cho công nhân Trung Quốc quãng $400 đô la một tháng nhưng chúng tôi trả cho công nhân Mexico chỉ $250 đô la và công nhân châu Phi $150 đô la một tháng. Đó là toán học đơn giản; toàn cầu hoá cho phép chúng tôi chuyển công việc tới chỗ công ti có thể đạt tới lợi nhuận cao nhất. Hai mươi năm trước, Trung Quốc và Đông Nam Á là chỗ tốt hơn. Chúng tôi có thể có được chi phí chế tạo thấp hơn, lao động rẻ hơn nhiều; chúng tôi có thể tránh được thuế xuất/nhập khẩu và cải tiến tính sẵn có của sản phẩm và khoảng cách ngắn hơn để vận tải sản phẩm tới khác hàng ở Mĩ và châu Âu.”
Ngày nay Mexico là nhà xuất khẩu số một sang Mĩ do lao động và hậu cần rẻ hơn của nó khi so với làm xe tại Nhật Bản và Trung Quốc và chuyên chở chúng qua đại dương. Với $40 tỉ đô la trong đầu tư mới mỗi năm, kinh tế của Mexico đang bừng nở vì lí do là đơn giản: Mexico có thoả thuận thương mại tự do nhất trên thế giới. Nó có thoả thuận với 44 nước, làm cho nó thành căn cứ xuất khẩu lí tưởng cho các nhà làm xe ô tô từ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Mĩ. Kết quả: 80% xe được xây dựng ở Mexico được xuất khẩu sang các nước khác. Năm tới, Infiniti, Mercedes, Hyundai, và BMW sẽ bắt đầu xây dựng ô tô ở Mexico nữa.
Tuy nhiên có một cảm nghĩ, đặc biệt ở Trung Quốc và Nhật Bản nơi công nhân cơ xưởng mất việc làm được trả lương tốt của họ. Khi nền kinh tế quá phụ thuộc và đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, nhiều thứ có thể làm đảo ngược nền tkinh tế một cách nhanh chóng. Một người chủ công ti Trung Quốc nói: “Điều đó xảy ra quá nhanh, chúng tôi chỉ mới bắt đầu tận hưởng thời gian tốt một thời gian rất ngắn thì đột nhiên mọi thứ mất đi. Tôi không biết phải làm gì khi mọi việc làm biến mất trong nháy mắt.” Một nhà phân tích khác than thở: “Toàn cầu hoá cho chúng tôi hi vọng nhưng nó cũng cho chúng tôi thất vọng nữa.
Nó xảy ra quá nhanh và quá sớm và chúng tôi không biết tương lai của mình sẽ là gì nếu mọi việc làm đều đi sang châu Phi. Chúng tôi ước là chúng tôi đáng phải biết rõ hơn.” Câu hỏi còn lại: “Cái gì sẽ xảy ra khi hầu hết việc làm chế tạo mất đi và đất nước có số thất nghiệp rất cao?”