Nhưng nếu đằng sau tất cả những sự hào nhoáng đó, là thất nghiệp, là nợ nần, là sự thiếu trách nhiệm với chính đời mình - thì với Trầm, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, không thể coi là phong cách được.
Đặng Trầm hay còn có một tên gọi khác là Tracy Leo, được mọi người biết đến là "một nốt Trầm sôi nổi", một stylist, một fashion blogger vừa cuốn hút, vừa khoáng đạt, độc đáo, truyền cảm hứng không chỉ mặc đẹp mà còn sống đẹp cho rất nhiều những chị em phụ nữ xung quanh. Hiện tại, Đặng Trầm là Giám đốc của thương hiệu sách ‘STYLORY’, và những cuốn sách được xuất bản của cô nàng như: “Thánh kinh Coco Chanel” – một trong những cuốn sách được tái bản nhiều lần, “Đời thay đổi khi ta thay đồ”, “Gái Pháp chính hiệu”, “Mặc đẹp để thành công”,… được tín đồ thời trang vô cùng ấn tượng. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi hôm nay, Đặng Trầm đã chia sẻ những góc nhìn rất thú vị về "thế nào là đàn bà đẹp", về cách tạo dựng phong cách sống, phong cách thời trang ấn tượng, hợp mốt mà hoàn toàn không phải do tài chính quyết định!
Xin chào Đặng Trầm, chị mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị một bộ outfit "chất" như thế này ngày hôm nay?
Mình chỉ mất 5 phút thôi. Thực ra là có "ăn gian" một chút, do tính chất gia đình mình có em bé Cây 4 tuổi, buổi sáng rất hay mè nheo lề mề, nên Trầm thường sẽ chuẩn bị trang phục từ tối hôm trước, như vậy sáng hôm sau dậy chỉ việc mặc, vừa nhanh gọn vừa hiệu quả.
Stylist thì cũng là một người phụ nữ bình thường thôi, đứng trước quá nhiều lựa chọn cũng sẽ hay bị hoang mang ko biết nên mặc gì, và đôi khi vừa hoang mang vừa vội vã sẽ vớ lấy một bộ đồ tệ nhất. Thế nên Trầm đã nghĩ ra giải pháp chuẩn bị đồ từ tối hôm trước, và thực hiện thói quen này được 4 năm rồi, cảm thấy mỗi sáng nhẹ nhõm vui vẻ hơn rất nhiều.
Chúng tôi có thể gọi Đặng Trầm là một cây viết – một chuyên gia về thương hiệu hay một chuyên gia stylist. Chị thấy danh xưng nào sẽ phù hợp nhất?
Dù đang đảm nhiệm cùng lúc cả 3 vai trò này, nhưng công việc mà Trầm dành nhiều thời gian nhất vẫn là Founder và Brand Manager – Tạo ra các thương hiệu – Quản lý và Phát triển nó. Trầm thường hay nói, Thời trang là thú vui của mình, nhưng còn việc mình sự đam mê đó là Làm Thương Hiệu. Đây là một công việc thử thách! Để tạo ra một thương hiệu có cá tính riêng, có sự khác biệt để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường cái gì cũng thừa mứa như hiện nay là một việc đã khó – nhưng nuôi lớn nó, khiến nó phát triển, sinh lời và đặc biệt là với lý tưởng của Trầm, luôn muốn mỗi thương hiệu mình vận hành đều phải thực hiện được một sứ mệnh ý nghĩa nào đó, thì lại càng khó hơn.
Nhưng có lẽ chính bởi vì nó thử thách và đặt lên vai mình nhiều áp lực, nó đồng thời cũng thúc đẩy mình tiến về phía trước và liên tục học hỏi nâng cấp bản thân. Mình yêu công việc này vì lẽ đó.
Có điều gì liên quan giữa một stylist – một brand manager của các đầu sách về Phong cách, Thời trang và Fitness?
Có lẽ là tình yêu dành cho Cái Đẹp và dành cho Phụ Nữ. Là một người phụ nữ hiện đại, Trầm có 1 điều mà bản thân luôn luôn tâm niệm: là PHẢI TỰ CHỦ. Trải qua rất nhiều khó khăn vất vả để đi đến ngày hôm nay, Trầm thấu hiểu rất rõ VỊ THẾ quan trọng với một người phụ nữ như thế nào trong thời đại này.
Bạn có năng lực bạn mới có tiếng nói, có tiếng nói mới có được vị thế, và có được vị thế thì mới có được hạnh phúc trọn vẹn. Đó là ý nghĩa của sự tự chủ. Bản thân mình là một minh chứng rất tiêu biểu của ý niệm "ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỒ".
Mình đã có được rất nhiều cơ hội tốt để thúc đẩy sự nghiệp bắt đầu từ chính vẻ ngoài cá tính và có phong cách riêng của mình. Bởi vậy, thông qua công việc Stylist và Founder của STYLORY – Trầm muốn cung cấp cho phụ nữ Việt những kiến thức nền tảng để củng cố giá trị của bản thân không chỉ ở năng lực bên trong mà còn là diện mạo bên ngoài.
Ở đây Trầm không muốn nói đến nhan sắc, mà muốn nói đến sự Thanh lịch. Sự thanh lịch và khí chất là thứ có thể tôi rèn được. Chị em đừng bao giờ để những đánh giá tiêu cực về ngoại hình làm mình tự ti. Mỗi người phụ nữ đều có thể đẹp theo một cách khác nhau, và có những "công thức" khác nhau để nâng cấp diện mạo.
Những người làm sáng tạo, nghệ thuật thường hay được gắn nhãn "ngẫu hứng". Mà ngẫu hứng thì thường ít tính kế hoạch. Chị thì sao?
Mình thì có tố chất của người làm quản lý nhiều hơn là làm nghệ thuật, cho nên mình vẫn rất chú trọng đến việc lên kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ chu toàn nhất có thể trước khi triển khai một ý tưởng nào đó. Tất nhiên cũng có tính ngẫu hứng, và cái ngẫu hứng này thường "bộc phát" trong quá trình mình bắt tay vào triển khai kế hoạch. Đối với việc đưa ra thị trường một sản phẩm nào đó, mình luôn chú trọng đến phản ứng và cảm nhận của khách hàng/độc giả, và xuất phát từ nhu cầu của họ thì có thể có những ý tưởng mới mẻ hơn, hoặc những điều chỉnh để cải thiện sản phẩm cũng như dịch vụ ngày một tốt hơn.
Định nghĩa "sống có phong cách" của Đặng Trầm là gì?
Là SỐNG THẬT VỚI CẢM XÚC VÀ HOÀN CẢNH của bản thân. Là KHÔNG FAKE. Lấy một ví dụ đơn giản nhé, giờ đây ở trên MXH, rất dễ để có thể TỎ RA PHONG CÁCH VÀ SANG CHẢNH bằng cách "show off" những hình ảnh rất thời thượng, với quần áo hàng hiệu, điện thoại đắt tiền, những chuyến đi xa xỉ… Nhưng nếu đằng sau tất cả những sự hào nhoáng đó, là thất nghiệp, là nợ nần, là sự thiếu trách nhiệm với chính đời mình – thì với Trầm, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, không thể coi là phong cách được.
Phong cách là bạn tự tin và thấy thoải mái, vừa vặn với chính hoàn cảnh sống của mình; là dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể nhìn ra những điều tích cực lạc quan và tìm thấy niềm vui sống từ chính những điều nhỏ bé giản đơn đó.
Idol về sống có phong cách của Trầm là những ai?
Là Coco Chanel, không chỉ bởi những sáng tạo đã trở thành kinh điển của bà, mà còn ở tư tưởng vượt thời gian. Cách đây hàng trăm năm, vào cái thời mà vị trí của người phụ nữ còn lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông của cô ấy, Coco Chanel đã tự mình tạo nên một sự nghiệp vang dội, đồng thời cổ vũ phụ nữ hãy dám sống vì chính mình, chứ không phải vì cái nhìn của người khác.
Thời trang, với Đặng Trầm được mô tả và có ý nghĩa như thế nào?
Mình đã có được công việc đầu tiên chính từ bộ quần áo mà mình mặc. Rồi sau khi có được công việc, mình lại được yêu mến, tin tưởng và trao cho rất nhiều cơ hội cũng bắt đầu từ vẻ ngoài có phong cách riêng đó. Đồng thời trong suốt thời gian làm Stylist, Trầm cũng có cơ hội gặp gỡ và chứng kiến hàng trăm câu chuyện những người phụ nữ đã có thể cải thiện cả sự nghiệp lẫn hạnh phúc hôn nhân của họ chỉ bắt đầu bằng một việc đơn giản: MẶC ĐẸP HƠN.
Cho nên, Thời trang đối với mình quan trọng lắm. Nó giống như tấm vé thông hành cho Phụ Nữ để bắt đầu hành trình tạo dựng vị thế được suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Muốn mặc đẹp, mặc chất phải có tiền. Muốn có phong cách nhất định phải đầu tư - Điều này đúng không?
Không đúng một tí nào, ít nhất là theo quan điểm của Trầm. Bạn biết mình thường hay được mô tả kèm theo bằng cụm từ gì đúng không? TUY NGHÈO MÀ ĐẸP! Đó là bởi vì Trầm chi rất ít tiền cho quần áo. Hầu hết mọi người khi nhìn vào tủ đồ của mình đều rất bất ngờ vì nó khiêm tốn hơn mọi người nghĩ, và khiêm tốn hơn phần đa phụ nữ mà mình gặp. Trầm thậm chí còn có thể liệt kê hết được số đồ mình có chỉ trong 1 trang giấy ý chứ.
Mình không mua quá nhiều quần áo bởi vì mình biết đầu tư cho những thứ KINH ĐIỂN – KHÔNG BAO GIỜ LỖI MỐT. Mình không chạy theo trend, cũng không bao giờ mua sắm cảm tính kiểu thấy người này người kia mặc đẹp thì mua. Trước khi quyết định mua 1 món đồ, mình luôn cân nhắc xem liệu nó có thể mix được với bao nhiêu món đồ mình đang có sẵn, phải mix được ít nhất 5 bộ thì mình mới mua. Không bao giờ có chuyện mình mua 1 món gì đó CHỈ ĐỂ MẶC DUY NHẤT VỚI 1 MÓN GÌ ĐÓ.
Vì thế, tủ đồ của mình ít khi thừa thãi gì, và hầu hết các món đồ đều mặc được từ năm này qua năm khác. Nếu bạn sở hữu một tủ đồ hữu dụng mà mọi món đồ đều được tận dụng tối đa công năng như thế này, bạn sẽ thấy rất thoải mái và không bao giờ bị áp lực phải sở hữu nhiều quần áo đâu.
Và còn về vấn đề tag giá hay nhãn hiệu, đó cũng không phải thứ Trầm quan tâm. Đối với mỗi món đồ, mình biết rõ nó yêu cầu tiêu chí như thế nào, từng chi tiết và chất liệu ra sao là ĐẠT CHUẨN. Và mình chỉ chú trọng đến điểm này thôi. Một chiếc áo second-hand chỉ 100.000đ cũng có thể đáp ứng được tất cả tiêu chí mình cần, thì mình sẽ không chi tiền cho một thứ "có nhãn hiệu nổi tiếng" có giá 1 triệu hay 3 triệu nhưng chất lượng chỉ tương đương.
Vậy cho nên, theo Trầm, muốn mặc đẹp, thì cũng giống như tất cả mọi lĩnh vực khác, PHẢI CÓ KIẾN THỨC.
Những người theo chủ nghĩa tối giản thường không nhiều áo nọ quần kia. Phải chăng phong cách sống tối giản đi ngược lại với thời trang – theo trend, theo mốt?
Đúng vậy, đây là vấn đề về sự lựa chọn của mỗi cá nhân và Trầm rất tôn trọng quan điểm của các bạn theo chủ nghĩa tối giản. Còn ở vị trí của Trầm, là một người phụ nữ có ý thức bảo vệ môi trường nhưng đồng thời cũng yêu thời trang, thì mình theo đuổi khái niệm VỪA ĐỦ. Vừa đủ có nghĩa là vẫn có thể tận hưởng được niềm vui sống từ việc ăn – mặc – trải nghiệm, không cần kiêng khem quá khắc khổ, nhưng cũng không lãng phí và gây tổn hại quá lớn đến tài nguyên môi trường. Vừa đủ tức là luôn có ý thức để dừng lại trước sự thừa mứa vật chất không cần thiết.
Thời trang có tính tuần hoàn?
Chính xác! Thế giới thời trang cũng có những nền tảng của nó, từ những Kiểu dáng món đồ đến Công thức kết hợp. Các NTK sẽ dựa trên những nền tảng này để phát triển thêm những thiết kế mới, những kiểu cách mix đồ mới, mỗi năm mỗi khác - nhưng cơ bản là, đều bắt nguồn từ những thứ "basic – nền tảng" trên. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy nó "tuần hoàn".
Và sự đổi mới mỗi năm mỗi khác này được gọi là TREND – XU HƯỚNG. Mặc theo xu hướng là một trường phái nổi bật trong giới thời trang, với biểu tượng chính là các Ngôi sao – Nghệ sĩ – Fashionista, họ luôn mặc những thiết kế mới nhất, thời thượng nhất và là lực lượng tuyên truyền chính yếu của giới thời trang. Thời nào cũng vậy.
Còn Trầm thì tôn thờ những thiết kế Basic - Nền tảng, kinh điển và nguyên bản như khi mới được phát minh ở bên trên. Có một câu nói mà mình rất thích để mô tả về những món đồ này đó là "KINH ĐIỂN LÀ NHƯ VỪA MỚI SẢN XUẤT NGÀY HÔM QUA, DÙ NÓ ĐÃ CÓ TUỔI ĐỜI HÀNG TRĂM RỒI!" Điều đó nghĩa là, những món đồ kinh điển thì không bao giờ lỗi mốt, và bạn có thể mặc nó lúc nào cũng được, bất chấp xu hướng. Và bạn có biết trường phái THỜI TRANG TỐI GIẢN không, nó chính là bắt nguồn từ khái niệm kinh điển này đó.
Phụ nữ thường đứng trước tủ đồ chật ních của mình và than thở "Mình chẳng có gì để mặc cả" – lời khuyên của chị sẽ là gì?
"Hãy dọn dẹp tủ đồ" là điều đầu tiên mình gợi ý bạn làm nếu bạn đang cảm thấy bế tắc với việc ăn mặc mà chẳng biết bắt đầu từ đâu. Một tủ đồ gọn gàng ngăn nắp với những món đồ được xếp theo từng chủ đề có thể khiến bạn dễ dàng hình dung ra ý tưởng mix đồ hơn. Cách làm của Trầm là:
- Trước tiên, hãy LỌC BỎ những món đồ không còn hữu dụng. Bất cứ món đồ nào đã 3 tháng rồi bạn không đụng đến, hãy bỏ nó đi. Bất cứ món đồ nào bạn không còn mặc vừa, hãy bỏ nó đi. Bất cứ món đồ nào khiến bạn mặc lên mà thấy khó chịu, hãy bỏ nó đi.
- Sau đó, hãy sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp. Treo tất cả áo sơ mi đầu tiên, rồi đến chân váy, rồi đến váy liền, rồi đến áo khoác, và cuối cùng là áo choàng. Áo phông – len và Quần có thể được gấp gọn gàng.
- Giày dép cũng nên được xếp ngay ngắn gần khu vực tủ đồ để bạn có thể dễ dàng lựa chọn sau khi đã lên xong quần áo. Việc này tuy nhỏ nhưng sẽ tạo ra đột phá lớn đối với mỗi bộ đồ bạn mặc đó.
Còn Trầm thì tôn thờ những thiết kế
BASIC – NỀN TẢNG, KINH ĐIỂN VÀ NGUYÊN BẢN NHƯ KHI MỚI ĐƯỢC PHÁT MINH ở bên trên. Có một câu nói mà mình rất thích để mô tả về những món đồ này đó là "KINH ĐIỂN LÀ NHƯ VỪA MỚI SẢN XUẤT NGÀY HÔM QUA, DÙ NÓ ĐÃ CÓ TUỔI ĐỜI HÀNG TRĂM RỒI!" Điều đó nghĩa là, những món đồ kinh điển thì không bao giờ lỗi mốt, và bạn có thể mặc nó lúc nào cũng được, bất chấp xu hướng. Và bạn có biết trường phái THỜI TRANG TỐI GIẢN không, nó chính là bắt nguồn từ khái niệm kinh điển này đó.
Và Trầm cam đoan với bạn, chỉ bằng hành động đơn giản này thôi, bạn đã cảm thấy dễ thở và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn quần áo để mặc rồi. Mặc đẹp hơn sẽ cho bạn cảm hứng để tìm hiểu sâu hơn về cách mix đồ, cho nên hãy cứ bắt đầu từ việc dễ dàng này đã nhé!
Mặc đẹp thể hiện sự trân trọng, nâng niu bản thân. Nhiều người ở nhà ăn mặc rất úa xua, chỉ khi ra đường mới chỉn chu, bóng bẩy. Phải chăng những người đó chưa đủ trân trọng bản thân mình?
Tuy luôn cổ vũ phụ nữ hãy chăm chút cho bản thân và phục trang thanh lịch nhất có thể, nhưng Trầm lại không muốn dùng việc ăn mặc để quy kết một người phụ nữ có đủ thương yêu trân trọng bản thân hay không. Dù ở nhà hay ra đường, dù bộ đồ cô ấy mặc có "hợp mắt" đám đông hay không, nếu cô ấy cảm thấy thoải mái và tự tin với bộ đồ đang mặc, thì vẫn là rất tuyệt. Mặc đẹp chỉ là một khía cạnh thôi, không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá sự tự trân trọng bản thân của một người phụ nữ. Có người thích mặc đẹp, có người thích nấu nướng, có người thích đi du lịch trải nghiệm, có người thích thể thao, có người thích tất cả, nhưng mỗi người sẽ có một cách khác nhau để tự làm mình vui vẻ hạnh phúc. Hãy tôn trọng quan điểm riêng của mỗi người.
Mỗi người chúng ta nên dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để lựa chọn trang phục trước khi ra đường?
Chắc là 10-15 phút thôi, nhiều quá sẽ khiến chúng ta dễ mệt mỏi và stress lắm. Và để 10-15 phút này có thể phát huy hiệu quả cao nhất, Trầm thực sự đề xuất các chị em làm văn phòng và có con nhỏ như mình hãy thử "phương pháp" CHUẨN BỊ ĐỒ TỪ TỐI HÔM TRƯỚC xem nhé. Buổi tối sau khi đã xong xuôi mọi việc, tâm trí thư giãn và thảnh thơi, chúng ta cũng dễ dàng có ý tưởng thú vị hơn, và nhất là buổi tối thì lỡ có "lố" thêm chục phút nữa cũng chẳng hại gì cả, trong khi buổi sáng mà trễ 5 phút thì lại là cả một vấn đề hệ trọng kéo theo biết bao nhiêu phiền hà.
Lời khuyên của chị để phụ nữ chúng ta sống có phong cách riêng?
Vẫn là điều mà ở trên Trầm đã chia sẻ, hãy chân thật với cảm xúc và hoàn cảnh của bạn thân. Bạn có gì hãy thể hiện ra như thế, đừng "cố tỏ ra" chỉ vì đánh giá hay cái nhìn của người khác.
Và thêm một điều quan trọng nữa đó là hãy tìm ra điều bạn thực sự yêu thích và dành thời gian để trau dồi nó. Thứ bạn yêu thích nhất – hiểu nhất có thể chính là phong cách riêng của bạn đó.
Theo Trí Thức Trẻ