Sống nhạt, lờ đờ: Xin hãy thay đổi để 'trở thành người ảnh hưởng' ngay đi bạn trẻ ơi!

14/05/2019 08:30
Sống nhạt, lờ đờ: Xin hãy thay đổi để 'trở thành người ảnh hưởng' ngay đi bạn trẻ ơi!

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc và nghệ thuật lãnh đạo. Trong cuốn sách "Trở thành người ảnh hưởng", chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đã chia sẻ 8 bí quyết để giúp việc lắng nghe hiệu quả hơn.

Làm được 8 điều này, bạn sẽ là một người biết lắng nghe người khác

Nhìn vào người nói

Quá trình lắng nghe bắt đầu bằng việc bạn chăm chú vào người nói. Khi bạn tương tác với ai đó, đừng cùng lúc làm việc khác, như xếp lại giấy tờ, rửa chén đĩa, hoặc xem tivi, hay lướt Facebook. Hãy dành thời gian chỉ để tập trung vào người nói.

Đừng ngắt lời

Hầu hết chúng ta đều phản ứng tiêu cực khi bị người khác ngắt lời. Nguyên nhân chính là vì ta cảm thấy mình  thiếu được tôn trọng. Vì vậy, đừng ngắt lời là nguyên tắc cần thiết để ta trở thành một người biết lắng nghe. Hãy nhớ câu ngạn ngữ: "Xen vào ý tưởng của người khác thì cũng khiếm nhã như dẫm lên chân của họ vậy".

Vì vậy, nếu bạn có thói quen ngắt lời người khác, hãy xem lại động cơ của mình và quyết tâm thay đổi. Hãy tâm niệm rằng bạn cần cho người khác thời gian để họ bày tỏ bản thân. Những khoảng lặng cũng sẽ cho bạn cơ hội suy ngẫm về những gì vừa được nói để có thể đáp lại một cách thích hợp.

Sống nhạt, lờ đờ ngày qua ngày: Xin hãy thay đổi để trở thành người ảnh hưởng ngay đi bạn trẻ ơi! - Ảnh 1.

Tập trung vào việc hiểu những gì được nghe

Bạn có bao giờ để ý thấy hầu như ai cũng mau chóng quên đi những gì họ nghe không? Theo nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, con người chỉ có thể nhớ khoảng 50% những gì ngay sau khi nghe được. Đến ngày hôm sau, những gì họ ghi nhớ giảm xuống chỉ còn khoảng 25%.

Vì vậy hãy đặt mục tiêu hiểu những gì người khác nói, thay vì chỉ ghi nhớ sự kiện và con số. Nhà văn Herb Cohen nhấn mạnh: "Lắng nghe hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn là thuần túy nghe những lời nói được truyền đạt. Nó đòi hỏi bạn phải tìm ra ý nghĩa và hiểu được những gì đang được nói đến. Trên hết, ý nghĩa ấy không nằm trong lời nói mà ở trong con người".

Xác định nhu cầu ngay tại thời điểm

Để lắng nghe hiệu quả, bạn nên sớm "bắt" được mục đích của người nói. Người ta chuyện trò vì rất nhiều lý do: để nhận sự an ủi, để bộc lộ cảm xúc, để thuyết phục, để có thông tin, để được thấu hiểu, hoặc để xoa dịu nỗi lo, sự bối rối.

Kinh nghiệm cho thấy, đàn ông thường muốn giải quyết những vấn đề mà họ đang bàn đến. Phụ nữ thường kể về một vấn đề chỉ để chia sẻ chứ không yêu cầu hoặc mong muốn một giải pháp. Nếu bạn hiểu được mong muốn hiện tại của những người mình đang giao tiếp, bạn có thể hiểu họ rõ hơn rất nhiều.

Sống nhạt, lờ đờ ngày qua ngày: Xin hãy thay đổi để trở thành người ảnh hưởng ngay đi bạn trẻ ơi! - Ảnh 2.

Kiềm chế cảm xúc của mình

Hầu hết mọi người đều mang theo những cảm xúc chưa được giải phóng, trước cuộc trò chuyện. Bất cứ khi nào bạn xúc động khi nghe người khác nói, hãy kiềm chế cảm xúc của mình. Đặc biệt, nếu phản ứng của bạn là quá mức cần thiết so với thực tế.

Đừng để người nghe trở thành người hứng chịu những cảm xúc của mình. Ngoài ra, cho dù những phản ứng của bạn không bị ảnh hưởng từ một sự kiện trước đó, bạn cũng nên để người nói giải thích quan điểm, ý tưởng, hoặc niềm tin của họ trước khi bạn nêu ra quan điểm và ý kiến của chính mình.

Hoãn lại những phán xét

Bạn không thể là một người biết lắng nghe nếu bạn luôn là người vội vàng đánh giá người khác. Khi bạn nói chuyện với người khác, hãy kiên nhẫn nghe toàn bộ câu chuyện trước khi bạn phản hồi. Nếu không, bạn có thể bỏ lỡ điều quan trọng nhất họ muốn nói.

Sống nhạt, lờ đờ ngày qua ngày: Xin hãy thay đổi để trở thành người ảnh hưởng ngay đi bạn trẻ ơi! - Ảnh 3.

Tổng kết tại những khoảng ngừng ngắt

Các chuyên gia công nhận rằng việc lắng nghe tỏ ra có hiệu quả nhất là khi bạn chủ động lắng nghe. John H. Melchinger khuyên: "Hãy nhận xét về những gì bạn nghe được, và làm rõ những nhận xét của mình. Ví dụ, bạn có thể nói ‘Cheryl này, điều đó rõ ràng là quan trọng với bạn’. Nó sẽ giữ cho bạn không lệch khỏi tâm thế của một người đang lắng nghe. Ngoài ra, còn có thể nói thêm ‘Thật là thú vị’. Nếu bạn tập đưa ra những nhận xét có ý nghĩa, người nói sẽ biết bạn đang lắng nghe và có thể cung cấp thêm thông tin".

Một kỹ thuật của việc chủ động lắng nghe là tóm tắt những gì người kia nói vào mỗi khoảng thời gian ngừng ngắt giữa cuộc chuyện trò. Khi người nói nói xong một chủ đề, hãy diễn lại ý hoặc điểm chính của họ trước khi tiếp tục chuyển sang chủ đề kế tiếp, cũng là xác nhận rằng bạn đã tiếp nhận được đúng thông điệp. Làm như vậy sẽ là một sự tái đảm bảo với người kia và giúp bạn luôn tập trung vào những gì họ đang muốn nói đến.

Đặt câu hỏi để làm rõ

Bí mật của các phóng viên giỏi là họ luôn lắng nghe và nhìn vào mắt người nói. Họ cũng là người tập trung vào việc hiểu hơn là phán xét, và biết tóm tắt những gì người khác muốn nói. Nếu bạn muốn trở thành người lắng nghe hiệu quả, hãy tư duy như một phóng viên giỏi – không phải là người "liền tù tỳ" đặt câu hỏi cho người khác, mà là người nhẹ nhàng đặt những câu hỏi liền nhau và tìm cách làm rõ. Nếu bạn tỏ cho người ta thấy bạn quan tâm đến họ ra sao và đặt những câu hỏi không mang tính đe dọa, thì bạn sẽ ngạc nhiên bởi việc họ sẽ cung cấp cho bạn vô số thông tin.

Sống nhạt, lờ đờ ngày qua ngày: Xin hãy thay đổi để trở thành người ảnh hưởng ngay đi bạn trẻ ơi! - Ảnh 4.

John C. Maxwell sinh ngày 20 tháng 2, 1947 (tuổi 70) tại Garden City, Michigan, Hoa Kỳ, là một học giả, một nhà truyền giáo và nhà kinh doanh lớn, John C. Maxwell đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu, viết sách, diễn giảng và tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo. Ông là tác giả có sách bán chạy nhất theo bình chọn của các tờ báo New York Times, Wall Street Journal và Business Week…

Tác phẩm nổi bật: 21 Nguyên tắc vàng lãnh đạo, 17 Tố chất thiết yếu của team player, Quyền chọn là ở bạn

*Trích sách "Trở thành người ảnh hưởng' của John C.Maxwell, NXB First News

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024