Những điều thú vị về Tết tây và Tết ta

Nguyễn Hưng - Thùy Linh10/02/2024 06:00
Những điều thú vị về Tết tây và Tết ta

Tết dương lịch (Tết tây) và Tết âm lịch (Tết ta) đã tồn tại hàng nghìn năm cùng nhân loại. Đằng sau sự hình thành và tồn tại của những cái tết này là biết bao biến cố thăng trầm thú vị.

Không phải tất cả các nước trên thế giới đều đón thời khắc sang năm mới vào cùng một lúc và theo những cách thức giống nhau. Do ở những vùng khác nhau nên việc sử dụng lịch khác nhau. Từ xa xưa, con người đã chia thời gian thành các ngày, tháng, năm. Một số lịch dựa trên sự vận động của mặt trăng, số khác thì dựa vào vị trí của mặt trời, cũng có một số lại dựa vào cả mặt trăng và mặt trời. Khắp nơi trên thế giới đều có những tín ngưỡng đặc biệt về Tết.

Lịch Caesar (Julian Calendar)

Tết dương lịch thường được tính vào ngày 1.1, ngày đầu tiên của năm theo lịch Gregorian hiện đại, cũng như lịch Julian (được dùng trong thời kỳ La Mã cổ đại). Hầu hết các nước trên thế giới sử dụng lịch Gregorian làm lịch chính, nên Tết dương lịch (Tết tây) là kỳ nghỉ chung duy nhất của các công dân trên toàn cầu, và nó thường được chào đón bằng nghi lễ trang trọng như bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa sang năm mới. Ngày 1.1 theo lịch Julian tương ứng với ngày 14.1 theo lịch Gregorian.

Ngày tết hiện nay tuy không dùng chung cho tất cả các nước trên thế giới dù về phương diện thống kê, kinh doanh và thương mại, nhưng ngày 1.1 dương lịch vẫn được xem là thời điểm đánh dấu một năm trôi qua và năm mới bắt đầu. Mọi giao dịch mang tính quốc tế đều theo dương lịch cho thống nhất và tiện lợi.

Ngày đầu năm mới đã có từ lâu và biến đổi qua nhiều thiên kỷ theo lịch sử tiến hóa của loài người. Nó bắt đầu từ thời cổ đại, và tồn tại cùng với dòng chảy văn minh. Ngày và giờ được quy định khác nhau ở từng quốc gia và từng lục địa tùy theo tiết khí, múi giờ… đồng thời cũng tùy vào chủng tộc và nền văn hóa của từng nước, từng tôn giáo.

Đế quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1.1 bắt đầu năm mới (New Year’s Day) trong hệ thống lịch Julian do Hoàng đế Julius Caesar đề xướng. Còn trước đó, ngày 25.3 (ngày xuân phân - vernal equinox) được chọn là ngày đầu năm dương lịch. Ngày năm mới 25.3 này được đa số các nước theo đạo Cơ đốc ở châu Âu chấp nhận từ thời trung cổ (1.100 - 1.400 trước công nguyên). Ngày này, không phải là thời điểm thu hoạch vụ mùa hay tiết trời đặc biệt nào mà chỉ là ngày các nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên lão (Thượng viện) của Đế quốc La Mã. Như vậy, thời Đế quốc La Mã, ngày đầu năm được tính lùi lại 3 tháng và ngày 25.3 đuợc xem là ngày đầu năm. Sau này, mỗi Hoàng đế La Mã lên trị vì thường đặt thêm tên khác cho tháng. Ví dụ tháng 9 (September) còn gọi là Germanucus, Antonius, Tacitus; tháng 11 (November) còn gọi là Domitianus, Faustinus, Romanus…. Thấy những bất tiện này, Hoàng đế Julius Caesar cho lập bộ lịch mới (Julian Caesar). Lịch mới là phát minh của nhà thiên văn người Hy Lạp Alexandria, trong đó ông tính hệ thống thời gian cho lịch theo mặt trời. Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm là ngày 1.1, ngày mà ông cho là hợp lý nhất, vì như vậy sẽ phù hợp với điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) và tiết khí. Các tháng 9, 10, 11, 12 đôn lên thành 7, 8, 9 và 10. Để ghi ơn Julius Caesar, bộ lịch cách tân Julian được Viện Nguyên lão dành riêng tháng 7 (July, xuất xứ từ chữ Julius) cho tháng sinh nhật của ông (Quintilis). Đến đời cháu của Caesar, Hoàng đế Augustus cũng được dành ra tháng 8 (August) để nhớ tháng sinh nhật Sextilis của ông ta. Công lớn của Augutus là sửa sai cách tính toán của năm nhuận.

Lịch Gregory XII (Gregorian Calendar)

Lịch Julian được chấp nhận ở Venice (Ý) năm 1522; còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu (năm 1556); đế quốc Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển (năm 1559); Pháp (năm 1564). Đến năm 1582, lịch Julian mất chỗ đứng khi Giáo hoàng Gregory XII ngay sau ngày nhậm chức đã dùng phương pháp tính lịch hiện đại để phân chia ngày tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và ấn định ngày đầu của năm mới (New Year) là ngày 1.1 bất chấp những chống đối của nhiều hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo. Trong lịch sửa đổi có tên Lịch Gregorian, 10 ngày trong tháng 10 bị bỏ đi. Như vậy, ngày 4.10.1582 nhảy sang ngày 15.10.1582 và tiếp tục. Bằng cách này, Giáo hoàng đã xóa bỏ 11 ngày nhuận dự trù cho năm 1700 để các năm đầu thế kỷ 1700,1800 và 1900 không phải là năm nhuận mà đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ mới nhuận. Các nước theo đạo Công giáo tiếp nhận ngày New Year trong lịch Gregorian sớm nhất. Người Tin lành ở Bắc châu Âu, Hà Lan (năm 1583); Scotland (năm 1600); sau đó đến những nước theo đạo Tin lành và nước Đức chấp nhận ngày New Year vào năm 1700, Nga (năm 1725); Anh, Mỹ, Canada (năm 1752) và Thụy Điển (năm 1753). Tất cả đều đồng tình với việc xóa bỏ 11 ngày của năm nhuận 1700.

Tháng giêng (January) được đặt tên theo vị thần Janus, người được phác họa có hai đầu. Một trông về phía trước, một trông về phía sau, biểu tượng cho sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới. Người Hy Lạp thời điểm này có truyền thống trưng một đứa bé sơ sinh vào trong một cái rổ tượng trưng cho sự màu mỡ, sinh sôi, nảy nở. Người theo đạo Cơ đốc cũng làm theo nghi lễ này tượng trưng cho sự sinh ra Chúa trời và như một nghi thức hành đạo. Ngày nay, biểu tượng bắt đầu của năm mới là một đứa trẻ sơ sinh và hình ảnh một ông già khép lại năm cũ.

Tết Mặt trăng

Người Trung Hoa tính theo hệ thống mặt trăng cho nên ngày năm mới rơi vào tháng bắt đầu có trăng, khoảng 4 hay 8 tuần trước khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào khoảng giữa ngày 21.1 hay ngày 21.2 của lịch Gregorian. Lịch do người Trung Hoa thành lập không giống lịch Gregorian bởi vì phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm có can chi khác nhau (Giáp Thìn chẳng hạn) tượng trưng cho 1 trong 12 con giáp luân phiên theo quy luật ngũ hành với chu kỳ 60 năm. Tết Nguyên đán Việt Nam từ xưa dựa theo lịch Trung Hoa, nên thường giống Tết bên Trung Quốc.

Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á, thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam hoàng Ngũ đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần là bắt đầu Tết. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng 11, làm tháng tết. Các vua chúa quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh loài người, nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày bắt đầu tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Thời nhà Tần (thế kỷ 3 trước công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng 10. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên) lại đặt ngày tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ 2 có thêm Chó, ngày thứ 3 có Lợn, ngày thứ 4 sinh Dê, ngày thứ 5 sinh Trâu, ngày thứ 6 sinh Ngựa, ngày thứ 7 sinh loài người và ngày thứ 8 mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế những ngày tết thường được bắt đầu từ ngày mùng 1 cho đến hết ngày mùng 7 tháng giêng (8 ngày).

mai1-1.jpg
Hoa mai vàng - hình ảnh tượng trưng Tết ở miền Nam VN - Ảnh: Internet

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8.8.1967, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế hai miền Nam - Bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29.1 trong khi miền Nam thì ngày 30.1).

Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc nước khác hoặc vùng khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan cũng tổ chức tết âm lịch với những nghi lễ chính thức. Trước đây, Nhật Bản cũng “ăn” tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

Tết Nguyên đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm, “nguyên” có nghĩa là bắt đầu, “đán” là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán tức là tết bắt đầu của năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.

Người Việt tin rằng vào ngày Tết Nguyên đán mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước tết họ thường sơn sửa, quét vôi lại nhà cửa. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày tết, họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em đi chúc tết được người lớn mừng tuổi/lì xì một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TP.HCM bắn pháo hoa tại 30 điểm đêm 30.4

Ngoài 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn và Đền Bến Dược, TP.HCM còn tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm khắp các quận, huyện trong đêm 30.4.
2

Hợp luyện diễu binh, diễu hành phục vụ lễ 30-4 tại sân bay Biên Hòa

Sáng 11.4, tại sân bay Biên Hòa, Tiểu ban diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức chương trình hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ nhất với sự tham gia của các khối quân đội, công an.
3

Thông tin cần biết khi xem diễu binh, diễu hành tại TP.HCM ngày 30-4

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.
4

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
5

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Văn hóa ngày Tết của người Việt

Tết cổ truyền có ý nghĩa rất lớn đối với người Việt. Đây là dịp lễ quan trọng nhất, thể hiện sự tri ân với tổ tiên, gửi gắm những mong muốn cả vào quá khứ, hiện tại và tương lai.

TP.HCM có 11 điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2024

TP.HCM sẽ bắn pháo hoa tại 11 điểm trong đêm giao thừa để phục vụ người dân vui xuân đón Tết, thời gian bắn pháo hoa kéo dài 15 phút từ thời điểm giao thừa.

Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun

Cận Tết Nguyên đán, linh vật rồng khắp cả nước được các nghệ nhân, thợ thủ công trình làng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

TP.HCM: Tái hiện sự tích “cá chép hóa Rồng” tại Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Hình ảnh cá chép vượt vũ môn để hóa Rồng, thể hiện khát vọng một năm mới phát triển, phồn vinh, thịnh vượng sẽ được tái hiện tại Hội hoa xuân TP.HCM Giáp Thìn năm 2024.

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ nhiều thay đổi trước thềm xuân Giáp Thìn

Có rất nhiều thay đổi ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Q.10, TP.HCM) trước thềm xuân Giáp Thìn so với những năm về trước.

Taylor Swift phẫn nộ vì bị phát tán ảnh khỏa thân do AI tạo ra

Ngày 25.1 (giờ địa phương), Page Six đưa tin nữ ca sĩ Mỹ Taylor Swiff phẫn nộ trước những hình ảnh giả mạo được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát tán trên mạng xã hội. Cô đang xem xét khởi kiện người đứng sau loạt ảnh giả này.

TP.HCM: Bắn pháo hoa tại 8 điểm trong đêm giao thừa Tết Giáp Thìn 2024

Lần đầu tiên, TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tại Công viên văn hóa Gò Vấp, nâng tổng số điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 lên 8 điểm, tăng 2 điểm so với Tết năm ngoái.

Nhà văn đoạt giải văn học Nhật thừa nhận sử dụng ChatGPT để sáng tác

Nhà văn Rie Kudan - chủ nhân giải văn học Akutagawa năm 2024 - thừa nhận khoảng 5% nội dung cuốn tiểu thuyết đoạt giải của mình được viết bởi ChatGPT.

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Phong cách sống - Cam Ly - 20/04/2025 10:00
Giữa vô vàn những nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, nghề làm tiêu bản xương động vật là công việc đầy bí ẩn, có phần rùng rợn.

Xem "Sex Education", người đàn ông cứng rắn như tôi đỏ hoe mắt: Thương con nhưng khiến con xa lánh bố

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 20/04/2025 09:00
Tôi thương con trai hết lòng, nhưng con cứ thấy tôi là lủi đi chỗ khác.

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 20/04/2025 08:00
Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Giải trí - Thuỷ Long - 19/04/2025 13:00
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

3 kiểu nói chuyện độc hại, âm thầm phá nát mối quan hệ gia đình, kìm hãm sự phát triển của con cái

Kỹ năng - Như Nguyễn - 19/04/2025 12:00
Thay vì giải quyết vấn đề, 3 cách nói chuyện, giao tiếp dưới đây vô hình chung khiến mối quan hệ gia đình của bạn ngày càng tồi tệ, xuống dốc.

Học hỏi 14 thói quen của những người sáng tạo để trở nên sáng tạo hơn

Suy ngẫm - TĐ - 19/04/2025 11:00
Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.

Ngày càng nhiều người coi chatbot AI là 'vợ', là 'bạn thân': “Cô ấy giúp tôi vui trở lại”

Phong cách sống - Anh Việt - 19/04/2025 10:00
Không còn chỉ là công cụ trả lời câu hỏi, chatbot AI đang trở thành nơi để nhiều người gửi gắm cảm xúc, chữa lành nỗi cô đơn và tìm lại chính mình.

Xem “Sex Education”, tôi nhận ra sai lầm nghiêm trọng đẩy bản thân vào cuộc sống tồi tệ 10 năm qua

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 19/04/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã giúp tôi nhận ra lỗi lầm của chính mình.

Đắc nhân tâm - Cha đã quên

Từ sách - Phim - FN - 19/04/2025 08:00
Con trai yêu quý, con hãy nghe những lời ân hận của cha đây. Cha đã lẻn vào phòng con khi con đang chìm vào giấc ngủ trẻ thơ.

Podcast: Ánh sáng trong ta - Cuốn sách mới của Michelle Obama ra mắt

Từ sách - Phim - FN - 18/04/2025 14:00
Michelle Obama là một người khi nhắc đến ta không thể chỉ gói gọn trong một vai trò cố định. Bà không chỉ là cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ mà còn là nguồn cảm hứng của hàng triệu người, là biểu tượng của sự kiên cường, trí tuệ và lòng nhân ái.

Sau tuổi 40, nhìn vào 4 điểm này là biết nửa đời sau sung sướng hay bất hạnh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 18/04/2025 13:00
Đây đều là thói quen sống cấp cao mà ít người làm được!

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 18/04/2025 12:00
Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 21/04/2025