Không có tiền, không phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách 'ngốc' nhất

10/04/2021 10:00
Không có tiền, không phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách 'ngốc' nhất

Một vài phương pháp nỗ lực “ngốc nghếch”, như sự chăm chỉ nghiêm túc, một tầm nhìn xa, không bị ràng buộc bởi những lợi ích nhỏ bé trước mắt, mới có thể giúp bạn tích lũy từng chút một, và cuối cùng thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc đời của mình.

01

Quyết tâm học hành dù không vào được ngôi trường tốt nhất

Ngô Lập Kiệt sinh ra ở một ngôi làng hẻo lánh ở Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ngôi làng anh ở được bao quanh bởi những ngọn núi và con đường duy nhất được xây dựng trên mép một vách đá. Anh chưa bao giờ bước ra khỏi ngọn núi ấy. Lớn lên cùng núi non sông nước, anh say mê vẽ tranh, hoa cỏ, cây cối, những dòng sông nhỏ bé đều là cảm hứng sáng tạo bất tận trong tranh của anh. Vì quá yêu thích vẽ vời nên kết quả học tập của tôi không mấy tiến bộ, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Ngô Lập Kiệt trượt Học viện Mỹ thuật Trung ương mà anh hằng mơ ước, thay vào đó lại nhận được thư nhập học của Đại học Khoa học Kỹ thuật Chiết Giang.

Suy nghĩ đầu tiên của Ngô Lập kiệt là thi lại, ngoại trừ Học viện Mỹ thuật Trung ương, không có ngôi trường nào có thể thu hút được cậu thanh niên yêu thích hội họa này, nhưng câu nói của cha lại như một gáo nước lạnh, dập tắt mầm mống trong lòng anh: "Nhà mình nghèo lắm, có trường mà học là tốt rồi, 10.000 tệ tiền học còn là tiền chị con đóng hộ, không cần biết học cái gì, chỉ cần kiên trì học, rồi sẽ đạt thành tích!"

Biết rằng mình không có quyền kén chọn, Ngô Lập Kiệt không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến về phía trước. Anh xách theo một gói hành lý đơn giản và đến Đại học Khoa học Kỹ thuật Chiết Giang để học thiết kế thời trang.

Trở thành triệu phú tự thân ở tuổi 26: khi bạn không có tiền, không có chống lưng, cũng chẳng phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách ngốc nhất - Ảnh 1.

Ngô Lập Kiệt khi còn trẻ

02

Không ngại khó khăn, ý thức quảng bá và kinh doanh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Trong khi những bạn học khác yêu đương và tham gia hoạt động câu lạc bộ, Ngô lập Kiệt chỉ chúi đầu vào các bản vẽ phác thảo trang phục. Mặc dù thích vẽ tranh sơn dầu nhưng anh biết rằng mình phải học tốt chuyên ngành của mình và sử dụng nó để kiếm học bổng cho năm thứ hai, anh không thể tiếp tục sử dụng tiền của chị gái mình.

Kể từ ngày đầu tiên vào đại học, Ngô Lập Kiệt đã luôn băn khoăn, làm sao để bán các bản thảo thiết kế trang phục của mình? Cả một kỳ nghỉ hè năm nhất, anh đều làm cùng một việc, dưới cái nắng như thiêu đốt, anh mang theo một túi đựng các bản phác thảo trang phục, đi tới các xưởng may quần áo khác nhau ở Hàng Châu, Trung Quốc, giới thiệu về các thiết kế của mình một cách khiêm tốn và chân thành. Đáng tiếc là, quần quật suốt 2 tháng trời, phơi nắng tới đen cả da, nhưng công việc vẫn không có chút thành quả nào… thiết kế trang phục thì ra không đơn giản như anh nghĩ.

Ngô Lập Kiệt tự động viên mình trong nhật ký, đồng thời cũng không ngừng cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Trong học kỳ đầu tiên của năm thứ hai, tác phẩm của anh đã giành được giải thưởng trong cuộc thi thiết kế thời trang CCTV "Cúp Melatonin" lần thứ hai, và sau đó liên tiếp giành được giải thưởng trong một vài cuộc thi quốc gia. Ngô Lập Kiệt dần trở thành "người nổi tiếng" trong trường.

Trở thành triệu phú tự thân ở tuổi 26: khi bạn không có tiền, không có chống lưng, cũng chẳng phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách ngốc nhất - Ảnh 2.

03

Làm nhiều công việc để "rèn luyện", mở rộng quan hệ

Được tiếp thêm tự tin, Ngô Lập Kiệt một lần nữa xuất kích, anh chọn một công ty quần áo nổi tiếng và mang bản phác thảo của mình tới cho ông chủ của công ty xem và đánh giá. Cuối cùng, ông chủ đã chọn ra 8 bản trong số đó, mỗi bản phác thảo trị giá 50 nhân dân tệ, tổng cộng anh kiếm được 400 nhân dân tệ. Cầm số tiền lần đầu tiên kiếm được trong đời, Ngô Lập Kiệt vô cùng vui mừng, anh đưa ra một yêu cầu khác với ông chủ rằng anh muốn làm việc ở đây với mức lương chỉ 600 nhân dân tệ một tháng.

Ông chủ xem bản vẽ thiết kế của Ngô Lập Kiệt, cho rằng đây là một thanh niên rất có tiềm năng, những sáng tạo của anh hoàn toàn có thể so sánh với những nhà thiết kế chuyên nghiệp trong công ty, những nhà thiết kế này lương hàng năm ít nhất cũng phải năm 600 vạn tệ, với món hời lớn như vậy, ông chủ đương nhiên rất vui vẻ đồng ý. Cứ như vậy, Ngô Lập Kiệt đã có được công việc đầu tiên của mình. Thời gian sau đó, anh còn tìm được công việc bán thời gian ở 3 công ty khác.

Các bạn trong lớp đều nói anh ngốc, lương của 4 công việc bán thời gian thực anh hoàn toàn có thể kiếm được chỉ trong 1 công ty, nói anh lớn đầu mà không biết "bán mình" với cái giá tốt hơn. Nhưng anh không hề hối hận, bởi lẽ anh biết, nếu không phải vì mình "ngốc", chấp nhận đi làm với một mức lương thấp như vậy, một sinh viên bình thường như anh, làm sao mà dễ dàng có được một công việc như vậy. Tuy có hơi vất vả một chút, nhưng anh cũng xem đây là một hình thức rèn luyện, hơn nữa một tháng vẫn kiếm được hơn 2000 tệ, không còn phải cần nhờ chị gái chu cấp.

Trở thành triệu phú tự thân ở tuổi 26: khi bạn không có tiền, không có chống lưng, cũng chẳng phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách ngốc nhất - Ảnh 3.

Ngô Lập Kiệt trở thành tỷ phú ở tuổi 26

04

Nhắm chuẩn thời cơ, thừa thắng xông lên

Tất nhiên, đã là một công việc bán thời gian thì không thể làm được lâu dài, và anh vẫn phải thường xuyên tìm việc khác. Lần đó, khi đi phỏng vấn với một hãng quần áo thương hiệu nước ngoài, người phỏng vấn đã hỏi anh một câu hỏi như này: "Xin lỗi, làm thế nào để thương hiệu quần áo Pháp của chúng tôi có thể phát triển ở thị trường nội địa?" Anh chưa bao giờ nghĩ đến câu hỏi này, thậm chí đã đỏ bừng mặt xấu hổ vì không biết nên trả lời ra sao.

Sau khi về trường, anh đã suy nghĩ mãi về vấn đề này nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời, thấy các bạn trong lớp, anh khiêm tốn hỏi ý kiến, thậm chí hỏi cả thầy giáo, cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết. Một tuần sau, Ngô Lập Kiệt lại tìm tới công ty và tự tin nói: "Đề nghị đầu tiên của tôi là quần áo phong cách châu Âu nên được thu nhỏ lại cho phù hợp theo dáng người của người Trung Quốc, và dáng trang phục cũng nên thay đổi một chút. Gợi ý thứ hai là tìm người mẫu chụp ảnh bộ quần áo đã chỉnh sửa, làm album quảng cáo rồi tuyên truyền tới người tiêu dùng. "

Người phỏng vấn nghe xong khá hài lòng, chủ động yêu cầu anh làm thử một album quảng cáo. Ngô Lập Kiệt biết rằng đây là thời điểm tốt nhất để khẳng định tên tuổi của mình, vì vậy, anh đã rất nghiêm túc, tự mình tìm kiếm người mẫu, nhiếp ảnh gia và tham gia vào toàn bộ quá trình. Sau khi hoàn thành album ảnh, lãnh đạo rất hài lòng, nhưng Ngô Lập Kiệt lại có ý tưởng ​​khác, anh ấy đã mang album ảnh đến nhiều công ty khác nhau để quảng bá, kết quả là một công ty mà anh ấy đang làm việc cũng sẵn lòng làm một cuốn, và đưa ra mức giá 40.000 nhân dân tệ.

Lúc đó giá thị trường của loại album ảnh này là 80 ngàn tệ, các bạn học lại nói anh ngốc, rõ ràng là có giá thị trường, tại sao chỉ bán có 40 ngàn tệ? Vì người mẫu mà Ngô Lập Kiệt tìm kiếm là một sinh viên đại học, hơn nữa việc thiết kế là do chính anh thực hiện nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí, anh hài lòng với 40.000 tệ. Với mức giá rẻ hơn một nửa so với giá thị trường, Ngô Lập Kiệt đã kiếm được rất nhiều "mối".

Trong suốt những năm tháng học đại học của mình, Ngô Lập Kiệt đã sử dụng những phương pháp "ngốc nghếch" nhất, từ chăm chỉ đầu tư cho mỗi tác phẩm, nghiêm túc không ngại khó khăn đi lăn xả giới thiệu tác phẩm, rồi làm thêm nhiều việc cho tới bán các sản phẩm của mình với giá rẻ, để kiếm cho mình khoản tiền đầu tiên khi khởi nghiệp, và cũng tích lũy được rất nhiều mối quan hệ.

Trở thành triệu phú tự thân ở tuổi 26: khi bạn không có tiền, không có chống lưng, cũng chẳng phải thiên tài, muốn thành công chỉ có thể dùng cách ngốc nhất - Ảnh 4.

05

Trở thành triệu phú ở tuổi 26

Ngay sau khi tốt nghiệp, Ngô Lập Kiệt đã thành lập một công ty của riêng mình, và tìm tới công ty nơi anh ấy làm việc khi xưa, và đưa ra ý tưởng hợp tác hoạt động: anh ấy cung cấp tác phẩm và bên kia cung cấp vốn. Lúc này, anh đã là một nhà thiết kế thời trang có tiếng ở Hàng Châu, những lần hợp tác trước đây khiến ông chủ nghĩ anh là người đáng tin cậy. Nhờ vậy, chuyện hợp tác nhanh chóng được thương lượng, với sự giúp đỡ của mạng lưới bán hàng của bên kia, anh đã bán được quần áo do mình thiết kế cho 15 tỉnh thành trên cả nước.

Thành công rất sớm ở tuổi 26, cho tới nay, Ngô Lập Kiệt vẫn là một triệu phú tự thân khá thành công ở đất nước tỷ dân. Khi nói về thành công của mình, chàng trai trẻ thuộc thế hệ 8X này luôn khiêm tốn nói: "Ban đầu chỉ đơn thuần là yêu thích hội họa, nhưng không ngờ rằng lại mở được cho mình một thế giới mới trong lĩnh vực thiết kế. Phương pháp mà tôi sử dụng là những phương pháp "ngốc nghếch" mà nhiều người coi thường. Thực ra, thành công là một quá trình phát triển, quá trình ấy chứa rất nhiều thăng trầm, khúc quanh cần chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để kiểm soát!"

Khi bạn không có tiền, không có gia thế, cũng chẳng phải là một thiên tài bẩm sinh, có lẽ, chỉ có một vài phương pháp nỗ lực "ngốc nghếch", chẳng hạn như sự chăm chỉ nghiêm túc, một tầm nhìn xa, không bị ràng buộc bởi những lợi ích nhỏ bé trước mắt, mới có thể giúp bạn tích lũy từng chút một, và cuối cùng thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc đời của mình.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 14/11/2024