Có một lần, tôi trở lại Sài Gòn sau một chuyến đi dài ngày. Bước ra khỏi ga tàu, tôi vừa yên vị trên xe thì bác xe ôm xa lạ đã bắt đầu… kể tùm lum chuyện: từ chuyện nhà cửa con cái đến chuyện đường sá, chuyện ông nọ bà kia…
Lâu nay, các phương tiện truyền thông thường nói về những kiến trúc Pháp xưa ở Việt Nam nhưng có một mảng kiến trúc rất hiện đại mà lại rất Việt Nam của Sài Gòn - Gia Định, từ dinh thự, biệt thự đến nhà dân ở giai đoạn 1945-1954 hầu như bị quên lãng.
Khi không khí Tết Nguyên Đán đang tràn qua những ngõ hẻm Sài Gòn, tác giả, nhà báo Cù Mai Công lại gửi đến bạn đọc gần xa một tập biên khảo dạt dào ký ức nhớ thương về vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Hơn 40 năm làm việc ở khu vực trung tâm Sài Gòn, không ít lần tôi ngẩn ngơ và kinh ngạc trước vô vàn cao ốc, dinh thự, biệt thự, nhà dân… có kiến trúc hiện đại nhưng rất Việt, thoát ly hoàn toàn với những công trình xây dựng thời thuộc Pháp.
Mel Schenck, một kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ thú thật: “Tôi vô cùng ngạc nhiên về quy mô lẫn chất lượng của chúng tại Sài Gòn khi tôi ở đây những năm 1971-1972. Tôi cảm thấy như mình đang lạc vào thiên đường của kiến trúc”.
Đêm trước Giáng sinh 1959, một khối nhà “lạ”, cao sừng sững mọc lên không giống bất kỳ một kiến trúc nào xung quanh nó, đó là khách sạn Caravelle mười tầng, cao nhất Sài Gòn thời điểm đó.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh vốn dân xóm Lách nổi tiếng trên đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng). Xóm này không ít bà con gốc Bắc, trong đó có gia đình anh Bùi Chí Vinh và trùm du đãng Sơn Đảo.
Viết về Sài Gòn, lâu nay đã có không ít người viết, nếu không muốn nói là vô số kể, nhưng những trang viết của Cù Mai Công mang theo một Sài Gòn khác, vừa có nét chung nhưng vẫn sở hữu những nét riêng, vừa thân thuộc nhưng cũng đầy mới mẻ.
Cầm trên tay cuốn "Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2" của nhà văn, nhà báo Cù Mai Công, một lần nữa, tôi lại bị "lạc trôi" vào những câu chuyện của một thuở Sài Gòn - Gia Định gợi nhiều thương nhớ.
Trong “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2”, tác giả Cù Mai Công tiếp tục đưa bạn đọc ghé thăm từng căn nhà, giới thiệu từng nếp sống của những gia đình Sài Gòn xưa.