Một nhà nho nổi tiếng từng nói: "Mọi thứ cần phải được giải quyết trong sự điềm tĩnh và chậm rãi, nếu hoang mang, nhất định sẽ xảy ra sai xót. Chuyện khắp thiên hạ này, có chuyện nào không vì vội vã mà sai lầm."
Ổn định cảm xúc, bình tĩnh, thoát ra khỏi tình trạng hỗn độn, bạn có thể đối phó được với mọi khó khăn.
Cổ nhân nói: biết điểm dừng sau ắt định, định rồi ắt tĩnh, tĩnh rồi sẽ an, an rồi mới có thể nghĩ, nghĩ kĩ càng rồi mới đắc.
Tâm tĩnh khiến con người ta lý trí, thông qua quan sát trong bình tĩnh, chúng ta sẽ dễ dàng phán đoán tình hình và đưa ra những phán đoán hợp lý hơn.
Nhà khoa học quản lý người Pháp Falkland đã nói: "Khi bạn không biết nên hành động như nào, hành động tốt nhất chính là án binh bất động, tốt nhất đừng đưa ra quyết sách gì, bởi lẽ bạn không biết rõ đó rốt cuộc là cơ hội hay là cạm bẫy."
Sống ở đời, có may cũng sẽ có rủi, điều chúng ta cần làm đó là, khi gió nghịch mùa thổi tới, phải đứng sao cho thật vững và đợi nó đến.
Việc lớn cũng được, việc nhỏ cũng được, chỉ cần "ổn", chỉ cần bình tĩnh, là bạn đã thắng rồi.
Có người nói, linh hoạt là nền tảng của sự khôn ngoan. Làm bất cứ việc gì cũng đừng quá cứng nhắc bảo thủ, như thiên lôi chỉ đâu đánh đấy. Phải học cách thích nghi, linh hoạt, có vậy bản thân mới có thể thích nghi với những hoàn cảnh hay môi trường đầy rẫy những yếu tố bất định, tìm ra chiến lược và phương pháp để đối phó với nó.
Những người linh hoạt và chủ động, dù có vứt ở họ ở môi trường nào, họ cũng đều có thể tìm ra cách sinh tồn, trong khi những người bị động và thiếu linh hoạt thường lãng phí rất nhiều cơ hội lớn.
Cố chấp, bảo thủ khác với kiên trì, bởi lẽ cố chấp, không linh hoạt thích nghi với từng tình huống, ngược lại sẽ chỉ tự hại mình.
Đi tới cuối đường, hoàn toàn không có nghĩa là hết đường, mà là nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, đã đến lúc nên rẽ rồi. Khi gặp phải tường, chi bằng đổi sang đường khác, đổi cách kiên trì khác.
Nhà hóa học vĩ đại Otto Wallach, ban đầu ông lựa chọn con đường văn học, kết quả không thu được thành tựu gì. Ông đổi sang học tranh sơn dầu, thầy giáo nhận xét "đơn giản là không có tiềm năng". Tiếp đó, ông chuyển sang nghiên cứu hóa học, và sau này giành được giải thưởng Nobel trong lĩnh vực này.
Một diễn viên từng nói: "Từ bỏ một cách thông minh, còn hơn là cố chấp trong mù quáng."
EQ cao, linh hoạt, không chỉ giúp chúng ta giải quyết rất nhiều những vấn đề khó trong công việc và cuộc sống, mà nó còn là phương thức thiết thực nhất giúp chúng ta kịp thời nắm bắt cơ hội, hiện thực hóa giá trị bản thân.
Trong một xã hội hối hả như hiện tại, một thế giới với đầy những lo âu và áp lực, chúng ta ca ngợi sự tự giác kỉ luật, hi vọng bản thân có thể thay đổi, để rồi dễ dàng rơi vào "cái bẫy tự giác kỉ luật":
Dùng nỗ lực chiến thuật để che đậy sự lười biếng chiến lược – không biết nên làm gì, thôi thì cứ bận rộn trước đã rồi tính tiếp.
Chúng ta muốn thay đổi để tốt hơn, nhưng lại chưa bao giờ ngồi lại nghĩ nghiêm túc, "chúng ta ở phiên bản tốt hơn" là như nào, chúng ta thấy người khác làm cái này làm cái kia hay ho rồi chúng ta bắt chước mà không biết nó có ích gì với trường hợp của mình hay không.
Chúng ta muốn trở nên tốt hơn, nhưng chưa bao giờ thực sự nghiêm túc cho nó, mà phần lớn thời gian đều là nhiệt huyết 3 phút, hứng lên thì làm lười biếng quá thì cũng chẳng sao.
Thời gian tốt nhất để trồng một cái cây là 10 năm trước, tiếp đó là hiện tại.
Thời điểm trước khi trồng chính là thời điểm quyết định liệu cái cây có thể phát triển cao vút lên trời xanh hay không.
Với người EQ cao, tự giác kỉ luật thực sự không phải là một hình thức hành hạ bản thân không liên tục, mà chính là: dùng viễn cảnh của tương lai, vẽ nên mục tiêu của hiện tại, rồi sau đó nỗ lực và kiên trì.
Trong tâm lý học, có một hiện ứng gọi là hiệu ứng tâm lý đám đông. Trong cuốn "The Crowd: A Study of the Popular Mind" có nói: "Trong đám đông, mỗi một hành vi và cảm xúc đều có tính lây lan rất cao."
Nhiều khi, chúng ta giống như một con cừu trong một bầy cừu, không có chủ kiến, trong không khí bầy đàn, chúng ta mù quáng tuân theo những quy tắc mà người khác đặt ra:
Sống là phải yêu thương bản thân hơn một tý, có vay tín dụng cũng phải sống sao cho sang chảnh.
Mọi người xung quanh đều hút thuốc, họ bảo đó là trưởng thành, vậy thì tôi cũng hút.
Mù quáng làm theo một phong trào nào đó khi chưa tìm hiểu động cơ và nguyên do, nó chỉ cho thấy bạn là một người ấu trĩ, chưa trưởng thành và không có chủ kiến.
Xã hội không biết bao nhiêu người bị trúng những cái bẫy như này, để rồi rơi xuống cái hố xấu xí của cuộc đời.
Độc lập, không theo đám đông là khó, nhưng người có EQ cao, giữa biển người mênh mông, họ luôn duy trì cho mình một phần tỉnh táo, không mù quáng nghe theo đám đông, mà luôn ưu tiên lựa chọn của nội tâm.
Con người ấy à, cũng giống như trồng hoa vậy, có 3 phương pháp đối mặt với thù hận:
Kiểu thứ nhất là ghi hận, cứ để cho hạt giống hận thù nảy mầm trong lòng, tới cuối cùng người bị thương vẫn là chính mình.
Kiểu thứ hai là quên hận thù, mặc dù đã thay đất mới, nhưng cũng đã từng có dấu tích của vết ươm mầm.
Kiểu thứ ba là kiểu trí tuệ, chủ động hòa giải với kẻ thù, tặng đối phương bông hoa, không chỉ gỡ được nút thắt trong lòng, mà còn lưu giữ lại được mùi hương.
Bất kể là trong chuyện lớn hay chuyện nhỏ, chúng ta đều cần tới sự điềm nhiên, rộng lượng.
Ôm đồm quá nhiều, rất khó tránh khỏi việc bị những phiền phức, lo âu đánh gục.
Cho tới cuối cùng, bạn sẽ phát hiện ra, năng lực xử lý mọi việc quyết định "giới hạn thấp nhất" của cuộc đời bạn, nhưng tâm thái trong xử lý mọi việc mới là thứ quyết định "giới hạn trên" của cuộc đời. Buông bỏ thực sự, chính là không còn bị cảm xúc kiểm soát, không bị đau khổ trói buộc, là bắt tay hòa giải với cuộc sống.
Người có EQ cao, không nhất thiết phải là người cực kì tài giỏi hay vô song, nhưng họ luôn hiểu rằng sống trong thế giới phức tạp này, chỉ khi không ngừng cắt tỉa những nhánh phức tạp trong lòng thì mình mới có thể sống đơn giản và thoải mái hơn.
Bỏ qua lỗi lầm của người khác là đang giải thoát cho chính trái tim của mình.
Theo Trí Thức Trẻ