Đi tìm thứ quyết định số phận qua nghiên cứu cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau

19/12/2021 07:30
Đi tìm thứ quyết định số phận qua nghiên cứu cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau

Xuất phát điểm cao không có nghĩa là bạn có thể tiến rất xa. Chỉ những ai dám đối mặt với mặt trái của cuộc sống và đáp lại bằng thái độ cứng rắn, tích cực thì mới có đủ sức mạnh trụ vững trong thế giới này!

Năm 1964, Michael Apted đột nhiên nảy ra một ý tưởng: Ông tìm 14 đứa trẻ 7 tuổi để quay một bộ phim tài liệu có tên "Bảy năm cuộc đời." Mục tiêu của ông là để trả lời câu hỏi: "Liệu tầng lớp xã hội sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người chúng ta ở mức độ nào?" Thế nên nhóm chương trình đã lựa chọn những đứa trẻ Anh ở các tầng lớp xã hội khác nhau thời đó.

Cứ cách 7 năm, Apted lại đến phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của những đứa trẻ tham gia, xem có gì biến động hay không? Năm 2019, một đứa trẻ 7 tuổi trong số đó đã trở thành một ông lão 63 tuổi. Mùa thứ chín của thước phim tài liệu này cũng đã được khởi quay.

Giống như những gì ê-kíp chương trình và người xem nghĩ đến, 14 đứa trẻ có hoàn cảnh khác nhau dường như đều đang sống những cuộc đời bất đồng.

Nghiên cứu vĩ đại của đài BBC trong 56 năm, lần theo quỹ đạo cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau, tìm thứ quyết định số phận con người, kết quả KINH NGẠC - Ảnh 1.

Ba đứa trẻ trong gia đình giàu có tiếng ở London, được nhận nền tảng giáo dục ưu tú từ nhỏ. Sau này không cần làm gì cũng có thể vào học ở trường danh tiếng, trở thành tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Là những người thành công sống trong các căn biệt thự, có bạn đời tốt và một gia đình hạnh phúc.

Những người khác, có hoàn cảnh sống kém xa thì thường bỏ học sớm, hoặc kết hôn và sinh con sớm. Tuy nhiên, họ rất dễ bị mất việc làm và thường xuyên vì vấn đề tiền bạc mà đau đầu, khổ sở.

Tuy nhiên, trong số đó có hai đứa trẻ khác biệt. Một người tên là Tony sống ở khu ổ chuột. Người còn lại tên Simon sống ở trại trẻ mồ côi. Cả hai đều có năng lực tự chăm sóc bản thân mạnh mẽ. Mỗi ngày, dù phải dành nhiều thời gian để làm việc, nhưng họ vẫn cố gắng lên kế hoạch học hành cho bản thân. Vì thế khi lớn lên, họ đã trở thành những người thành đạt trong xã hội.

Nghiên cứu vĩ đại của đài BBC trong 56 năm, lần theo quỹ đạo cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau, tìm thứ quyết định số phận con người, kết quả KINH NGẠC - Ảnh 2.

(01)

Năm 1970, đoàn làm phim theo dõi cậu bé John 14 tuổi và nhận ra tính cách cậu bé thực sự rất mạnh mẽ. Cậu bé thích cạnh tranh nên luôn cố gắng giành hạng nhất mọi thứ ở trường. Cậu bé là một "phú nhị đại" đặc biệt, thực sự dùng thực lực bản thân để vươn lên, mà không phải nhờ vào tài lực của gia đình.

Chính vì vậy, năm 21 tuổi, khi gặp đạo diễn chương trình, cậu đã chia sẻ rằng: "Nhiều người cứ nghĩ người như tôi sinh ra vốn đã có thể thuận buồm xuôi gió mọi việc. Nhưng khi tôi cố giải thích, họ lại phớt lờ mọi nỗ lực của tôi. Điều này thật không công bằng."

Khi chia sẻ quan điểm của mình về sự giàu có, John cho rằng: "Người càng giàu càng nên đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Nếu khi sinh ra bạn có càng nhiều đặc quyền, vậy trách nhiệm của bạn cũng càng lớn."

Đến tận năm 2012, khi John 56 tuổi, ông ấy mới chịu tiết lộ rằng, bản thân chẳng hề thuận lợi như mọi người thường nghĩ về các cậu ấm được sinh ra trong giới quý tộc.

Nghiên cứu vĩ đại của đài BBC trong 56 năm, lần theo quỹ đạo cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau, tìm thứ quyết định số phận con người, kết quả KINH NGẠC - Ảnh 3.

Neil làm việc ở công trường

(02)

Neil là cậu bé xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Cha mẹ cậu đều là giáo viên, khi còn rất nhỏ, họ đã lên kế hoạch về nghề nghiệp tương lai của cậu: Làm giáo sư đại học hoặc giám đốc ngân hàng! Sau 7 năm, khi Neil 14 tuổi, cậu bé đã mất đi vẻ tươi sáng thuở bé, thay vào đó là ánh mắt đầy thù hận.

Ở tuổi 21, Neil không đạt được thành tích tốt trong các kì thi và phải vào một trường Đại học không mong muốn. Chưa đầy 1 năm, cậu ta đã tự ý bỏ học để đi làm ở công trường và định cư tại một tòa nhà bị chiếm dụng trái phép. Cậu chán nản và luôn tự hỏi mình liệu trước đây có nên tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ. Khi nhận ra sự ngoan ngoãn của mình là sai lầm, cậu đã đoạn tuyệt với họ!

Tình yêu và sự bảo vệ quá mức của cha mẹ Neil đã khiến cậu ta trở thành người thiếu bản lĩnh sống. Đến năm 28 tuổi, một lần nữa xuất hiện trước ống kính, Neil lúc này đã trở thành một kẻ lang thang phải sống nhờ vào quỹ cứu trợ.

Cuộc đời của Neil là minh chứng cho nhận định: "Vạch xuất phát chưa hẳn là tất cả." Thật vậy, "vạch xuất phát" là thứ chúng ta không thể thay đổi, nó xuất hiện khi chúng ta mới sinh ra. Nhưng xuất phát điểm cao không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tiến được rất xa.

Vì khi trưởng thành, chỉ ai dám dùng thái độ tích cực và cứng rắn để đối mặt với mặt trái cuộc sống mới có thể đứng vững và tồn tại lâu dài.

Nghiên cứu vĩ đại của đài BBC trong 56 năm, lần theo quỹ đạo cuộc đời 14 đứa trẻ gia cảnh khác nhau, tìm thứ quyết định số phận con người, kết quả KINH NGẠC - Ảnh 4.

Bruce chia sẻ quan điểm về tiền. Dịch nghĩa câu nói: "Con nghĩ rằng chúng ta nên lấy phần lớn số tiền chúng ta có cho lại người nghèo."

(03)

Bruce là một cậu bé chậm nói. Cha mẹ Bruce ly hôn từ nhỏ, cậu bé được gửi nuôi ở trường nội trú khi chỉ mới 5 tuổi. Nhưng cậu bé chưa bao giờ trốn tránh số phận. Năm 14 tuổi, cậu bé khẳng định với giám đốc đài truyền hình: "Cuộc sống này cần tiền, đây là điều thực tế mà ai cũng cần đối mặt. Con hy vọng sau này có thể kiếm được nhiều tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người khác."

Bruce thật sự là một cậu bé khiến nhiều người vừa xót xa vừa khâm phục, Cậu bé không chỉ học vì tương lai của mình, mà còn vì muốn giúp đỡ những người bất hạnh khác cũng như cống hiến cho xã hội. Và cũng chính nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ đó, cậu đã trở thành sinh viên khoa Toán của trường Đại học Oxford.

Trước khi vào đại học, cậu đã trải qua 9 tháng làm giáo viên tại một trường dành cho người khuyết tật. Sau khi tốt nghiệp Oxford, Bruce đã từ bỏ công việc lương cao ban đầu để làm giáo viên tại trường tiểu học dân sự của Anh. Năm 35 tuổi, anh đã kiên quyết đến đông bắc Bangladesh - một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới để dạy học.

Cuộc sống này cần tiền bạc, nhưng lại có nhiều thứ đáng giá hơn tiền bạc rất nhiều. Chẳng ai có quyền để định nghĩa khuôn khổ cuộc sống tốt đẹp là thế nào. Bởi vì mỗi người đều có cảm nhận và cách nghĩ khác nhau.

14 đứa trẻ với 14 số phận và 14 cách sống, cuộc đời khác nhau. Dù là giàu hay nghèo, dù là sướng hay khổ, đây đều là những cuộc đời tuyệt vời.

Trong quá trình sống của mỗi chúng ta cũng như những thước phim được gói gọn. Điều bạn cảm nhận được chưa hẳn người khác có thể thấy được. Thế nên thứ bạn muốn, đường bạn đi, điều bạn chọn, đều là những thứ đáng trân trọng!

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận