Bộ phim tài liệu của Anh "Rich Brother, Poor Brother" đã kể lại câu chuyện có thật về gia đình có 2 người em là Ivan và David với 2 số phận hoàn toàn trái ngược nhau.
Anh Ivan là một doanh nhân có sự nghiệp thành công khi sở hữu hàng chục triệu bảng Anh. Sự giàu có của người anh được thể hiện bằng số lượng bất động sản rải khắp thế giới cùng những bộ sưu tập đắt đỏ.
Trong khi đó người em David lại có hoàn cảnh khó khăn. Anh làm những công việc lặt vặt với thu nhập thấp. Do đã ngoài 50 tuổi nên anh chẳng thể xin được công việc nào. David sống cuộc đời lang thang, không nhà cửa, không tiền tiết kiệm. Thứ duy nhất anh có là một chiếc xe kéo được sửa tạm bợ như chính cuộc đời anh.
Sự khác biệt về gia cảnh này khiến mối quan hệ giữa 2 anh em không được thuận lợi trong suốt 25 năm qua. Trong khi người anh cho rằng David nên tìm một công việc ổn định và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, sống hết mình và cống hiến cho xã hội. Song người em lại ghen ghét với sự giàu có của Ivan. David cho rằng anh mình chỉ là một kẻ tham lam, lợi dụng điểm yếu của người khác để kiếm tiền. Vì thế người em đã chủ động cắt đứt mối quan hệ với anh trai mình.
Thực tế, Ivan và David cùng được bố mẹ nuôi lớn và giáo dục đầy đủ. Bản chất người em cũng có những tài năng không hề kém cạnh anh trai của mình. Dẫu lớn lên trong cùng môi trường với chế độ chăm sóc như nhau, nhưng IVan trở thành người ưu tú còn David lại là người tầm thường.
Vậy nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo.
1. Người nghèo nhìn đời bằng con mắt tiêu cực, người giàu nhìn bằng con mắt tích cực
Người em luôn cho rằng người giàu đều là những kẻ tham lam, lợi dụng điểm yếu của người khác để kiếm tiền. Trong một lần may mắn người em có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của anh trai ở một bữa tiệc thượng lưu. Sau bữa tiệc, người anh hỏi em trai có thích họ không. Người em dứt khoát trả lời "Em ghét họ". Khi được hỏi nguyên nhân thì David thú nhận bởi vì họ quá giàu, điều đó làm anh không thích.
Ảnh: Internet
Có thể thấy trong suy nghĩ của người em, giàu có là sự thật xấu xa, không mang lại giá trị tốt đẹp. Trong khi đó, người anh trai theo chủ nghĩa thực tế, dám nghĩ, dám làm.
Năm 21 tuổi Ivan đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên. Song anh không phung phí và hài lòng mà tiếp tục làm việc và đầu tư. Không lâu sau đó, anh đã kiếm được 10 triệu bảng đầu tiên trong đời. Tuy vậy anh vẫn không đặt ra giới hạn mà cố gắng theo đuổi sự giàu có và tiếp tục mở rộng kinh doanh.
Nhìn vào thực tế này bạn có thể thấy trong khi người em coi sự giàu có là bóc lột thì người anh lại xem đó là một mơ ước và không ngừng phấn đấu để đạt được. Sự chênh lệch về tư duy dẫn đến mục tiêu cuộc sống có phần khác nhau. Khi mục tiêu khác nhau thì nỗ lực của họ cũng có sự khác biệt. Vì thế tạo nên kẻ giàu, người nghèo là điều dễ hiểu.
2. Người nghèo thường tự ái, người giàu sống thực tế
David rời vào trường hợp này không phải bỗng dưng như vậy. Điều này có liên quan đến môi trường sống và những người anh tiếp xúc. David thường trò chuyện với những nhóm người thất nghiệp, nhàn rỗi. Anh luôn muốn thay đổi cả thế giới nhưng ngay cả việc đúng giờ anh cũng không thực hiện được.
David giống như những "anh hùng bàn phím" trên mạng xã hội hiện nay. Núp sau màn hình, anh ta chỉ trích mọi người trên mạng như thể bản thân là người hùng mang lại công lý cho xã hội. Họ tùy ý đánh giá người khác nhưng phía sau màn hình họ vẫn phải sống cuộc đời của mình. Nhận được mức lương vài triệu đồng nhưng họ lại đi lo lắng cho cuộc sống của người có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ảnh: Internet
Trong tiềm thức của người em nghèo khó anh thường có tâm lý "thế giới nên cư xử như tôi nghĩ và những người phản đối tôi là thấp kém". Dẫu người em hiểu rằng để chứng minh mình đúng, anh phải giải thích bằng kết quả.
Song thực tế phũ phàng khi làm việc không thể tránh được những đổ vỡ. Vì không chịu được điều này, họ sử dụng "sự lười biếng để bảo vệ mình. "Tôi không tệ, chỉ là tôi không làm việc đủ chăm chỉ. Nếu tôi làm việc đủ chăm chỉ, tôi cũng có thể làm được những gì anh trai tôi đã làm".
Nói cách khác, họ luôn chìm đắm trong ảo tưởng "nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi cũng có thể làm được" và nhận được sự thỏa mãn tự ái từ nó.
Song tưởng tượng vẫn mãi là tưởng tượng. Sau khi vỡ mộng, sự cay đắng và uất hận trên thực tế vẫn sẽ là vết tát hằn lên mặt người nghèo một cách tàn nhẫn.
Trong bộ phim Ivan đã thốt lên trong tuyệt vọng "Tôi biết rằng mình không thể cứu được David". Nếu bạn cho rằng người giàu đáng ghét thì sự giàu có sẽ tự nhiên rời xa bạn. Bạn nghĩ rằng trốn tránh là "liều thuốc giải" và tự phụ là "lẽ phải" thì tư duy của bạn đã hết đường cứu chữa.
Một nhà kinh doanh đã nói rằng: Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ. Ngay cả khi bạn biến một người giàu thành một người nghèo, anh ta vẫn có thể giàu có trở lại trong một thời gian ngắn bằng tư duy của chính mình.
Tư duy kiếm tiền của một người sẽ quyết định người đó trở thành người nghèo hay người giàu. Một khi bạn có tư duy của người giàu thì thành công đối với bạn chỉ là vấn đề thời gian.