Cửa hiệu triết học - Mở đầu năm 2023 với một số nghịch lý điển hình có thể bạn chưa biết

Nguyễn Phương16/01/2023 08:00
Cửa hiệu triết học - Mở đầu năm 2023 với một số nghịch lý điển hình có thể bạn chưa biết

“Nếu bạn ăn một nửa chiếc bánh, rồi ăn một nửa của nửa chiếc bánh còn lại, và một nửa của một nửa của một nửa chiếc bánh còn lại đó, v.v., thì chiếc bánh có bao giờ hết không?”... Những câu hỏi triết học có thể cả đời này bạn cũng không chắc câu trả lời...

1. Nghịch lý sân vận động của Zeno:

Nghịch lý Achilles và con rùa là một trong vô số các cuộc tranh luận giả thiết về chuyển động do nhà triết học Hy Lạp Zeno xứ Elea đưa ra vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nó bắt đầu với việc chiến binh vĩ đại Achilles thách đấu một con rùa trong cuộc chạy đua. Để giữ cho mọi thứ được công bằng, anh đồng ý cho con rùa chạy trước 500m.

Khi cuộc đua bắt đầu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Achilles bắt đầu chạy với tốc độ nhanh hơn nhiều so với con rùa, vì vậy khi anh chạy đến mốc 500m, con rùa chỉ chạy được hơn anh 50m. Nhưng khi Achilles chạy được 550m thì rùa đã đi được thêm 5m nữa. Và khi anh ấy đạt được mốc 555m, con rùa đã đi được thêm 0,5m, rồi cứ thế lùi dần về 0,25m, rồi 0,125m, v.v. Quá trình này tiếp tục lặp đi lặp lại trong một chuỗi vô số các khoảng cách ngày càng nhỏ hơn, với việc con rùa luôn ở phía trước trong khi Achilles luôn là người đuổi theo.

Về mặt logic mà nói, điều này dường như chứng minh rằng Achilles không bao giờ có thể đuổi kịp con rùa – bất cứ khi nào anh ấy đến nơi mà con rùa vừa đi qua, anh sẽ luôn còn một khoảng cách nhất định cho dù khoảng cách đó có thể nhỏ đến đâu. Tất nhiên, không tính đến việc chúng ta thừa biết rằng anh ấy hoàn toàn có thể vượt qua con rùa. Thủ thuật ở đây không phải là tập trung vào Nghịch lý Achilles của Zeno theo thước đo khoảng cách và cuộc đua, mà là một ví dụ điển hình về việc bất kỳ giá trị hữu hạn nào luôn có thể được chia thành vô số lần nhỏ hơn, bất kể giá trị của sự phân chia ấy có thể trở nên nhỏ đến mức nào.

2. Nghịch lý kẻ nói dối (Nghịch lý Eubulides hoặc Epimenides)

Đây là một nghịch lý nổi tiếng được đề cập bởi nhà logic học khắc kỷ vĩ đại Chrysippos. Nhà thơ, chuyên gia về ngữ pháp và nhà phê bình Philetas của thành Cos được cho là đã chết vì kiệt sức khi cố gắng giải quyết nó.

Một người Cretan đi thuyền đến Hy Lạp và nói với một số người đàn ông Hy Lạp đang đứng trên bờ biển rằng: "Tất cả người dân trên đảo Crete đều là những kẻ nói dối." Vậy thì anh ta đang nói thật hay nói dối?

Một tuần sau, người Cretan đó lại lên đường đến Hy Lạp và nói: "Tất cả người Cretan đều là kẻ nói dối và tất cả những gì tôi nói là sự thật." Mặc dù những người Hy Lạp trên bờ biển không biết ban đầu anh ta đã nói những gì, nhưng họ thực sự rơi vào tình thế lưỡng nan.

Nếu ai đó nói với bạn "Tôi nói dối", thì là họ có đang nói thật không? Hay họ đang nói dối?

3. Nghịch lý của thợ cắt tóc:

Giả sử có một thị trấn chỉ có một thợ cắt tóc nam; và rằng mọi người đàn ông trong thị trấn đều luôn giữ cho mình mày râu nhẵn nhụi: một số tự cạo râu, một số nhờ người thợ cắt tóc. Ban đầu, nghe có vẻ hợp lý khi tưởng tượng rằng người thợ cắt tóc tuân thủ theo quy tắc sau: Anh ta sẽ cạo râu cho tất cả và đàn ông trong thị trấn không được tự cạo râu.

Trong tình huống này, chúng ta lại có thể đặt ra câu hỏi: Vậy người thợ cắt tóc đó có được tự cạo râu hay không?

Tuy nhiên, chúng ta đang đối mặt với một vấn đề bất khả thi như sau:

- Nếu thợ cắt tóc không tự cạo râu, thì anh ta phải chấp hành nội quy, phải tự cạo cho mình.

- Còn nếu anh ta tự cạo râu, thì theo quy tắc, anh ta đang phạm quy, anh ta không được tự cạo râu.

4. Nghịch lý ông nội (ông ngoại):

Đây là một trong những lý do tại sao du hành thời gian được cho là bất khả thi.

Nghịch lý ông nội/ngoại là một nghịch lý về du hành thời gian được nhà văn khoa học viễn tưởng Nathaniel Schachner nhắc đến lần đầu trong truyện ngắn “Tiếng nói của Tổ tiên” và bởi Rene Barjavel trong cuốn sách năm 1943 của ông “Le Voyageur Imprudent” (Future Times Three). Nghịch lý này được mô tả như sau: nhà du hành thời gian quay ngược thời gian và giết chết ông của mình trước khi ông của anh ta gặp bà của anh ta. Kết quả là, người du hành thời gian ấy không bao giờ được sinh ra. Nhưng, nếu anh ta chưa bao giờ được sinh ra, thì anh ta không thể du hành xuyên thời gian và giết ông của mình, điều đó có nghĩa là người du hành sau đó sẽ vẫn được sinh ra, v.v.

---

Thú vị, hóm hỉnh, đầy trí tuệ và giàu tính tương tác, "Cửa hiệu triết học" là tài liệu hữu ích, giúp các em học sinh, thiếu niên có thể tiếp cận với triết học một cách tự nhiên, dễ hiểu và gần gũi nhất. Cuốn sách cũng là món quà đáng giá cho bất cứ ai luôn muốn đặt câu hỏi và tìm hiểu về cuộc sống.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024