Chuyện con lợn nhân năm Hợi (kỳ 3)

20/03/2019 15:45
Chuyện con lợn nhân năm Hợi (kỳ 3)

Từ sau tháng giêng Kỷ Hợi tới giờ, xứ ta um xùm mấy chuyện liên quan tới con lợn.

Nào là thịt lợn xuống giá, cần phải giải cứu cho người chăn nuôi; nào dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở mấy tỉnh miền Bắc, rồi trẻ con huyện gì ở Bắc Ninh cả loạt nhiễm bệnh sán lợn. Còn chuyện lợn được kể ở đây không liên quan tới những thứ ấy.

Nhà tôi ở nông thôn, một vùng quê thuần nông ngoại ô Hải Phòng nên nuôi lợn đã thành nếp quen. Nuôi lợn thì mới có phân bón ruộng (nguồn phân bón chủ lực là phân lợn), có lợn hơi cân nộp cho nhà nước theo định mức, lại tận dụng được các loại rau người chê làm thức ăn cho lợn. Tôi nhận thấy ở quê, mỗi hộ nông dân thường có 3 nếp “nhà”: nhà ở cho người, nhà bếp để đun nấu, và “nhà” cho lợn - chuồng lợn. Dù hộ khá giả hay hộ nghèo, đều theo mô hình ấy. Những nhà nuôi trâu thì có thêm chuồng trâu. Đứa trẻ nào cũng vậy, ngoài thời gian đi học, phụ giúp công việc đồng áng cho cha mẹ, đều thạo “nghề” kiếm rau lợn.

Bây giờ coi người ta nuôi lợn, sao mà nhàn nhã, thảnh thơi thế. Giống lợn cao sản, có con mỗi ngày tăng gần 1 ký, cám bã không phải nấu nướng vất vả, cứ thức ăn công nghiệp đổ đầy máng cho các ngài Trư xơi, làm gì có công thức “rau bèo cám bã nước gạo” như ngày xưa. Nhưng hình như, xưa nuôi vất vả, thức ăn từ nguồn tự nhiên, nên miếng thịt lợn cũng ngon hơn thời nay nhiều. Thực phẩm chính của lợn là cám, rau, nước gạo.

Có lẽ người ta chỉ phân phối cấp phát cho nó thứ tiêu chuẩn bèo như vậy bởi ngay cả củ khoai, bát cơm nguội người cũng giành hết, nó chả bao giờ có phần hơn. Người chịu đói quanh năm nên con lợn cũng ít khi được no được ngon.

Thày tôi thấy nhiều nhà nuôi lợn thịt bèn làm khác đi, chỉ nuôi lợn nái. Lợn nái tức lợn cái, lợn sề, chuyên đẻ con, nuôi nó vất vả hơn đám lợn thịt. Phải lo cho nó đủ rau, cám để nó ăn no mới có sữa con nó bú. Nuôi năm rưỡi được 2 lứa, mỗi lứa gần chục con. Thày tôi bán lợn con cho xã viên trong thôn, hoặc đem lên chợ huyện. Theo quy định, nhà nào nuôi lợn nái, bán lợn con thì không phải cân bán lợn thịt cho nhà nước. Vậy nhưng có năm, chả biết vì lý do gì, hợp tác xã cứ máy móc phạt nhà tôi mấy chục ký thóc với lý do chưa thực hiện định mức thịt lợn cho nhà nước.

Thày tôi giải thích, họ vẫn không chịu. Thày tôi “kiện” lên tới huyện, mãi sau hợp tác mới trả nhà tôi số thóc ấy. Kể lại chuyện này để thấy rằng nông dân miền Bắc những năm 60 - 70 thế kỷ trước đâu phải chỉ làm nghĩa vụ cho nhà nước thóc và người, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” mà còn chịu đủ thứ đòi hỏi đè nặng lên cuộc sống vốn đã vô cùng khó khăn, chật vật, thiếu thốn.

Hằng năm, cơ quan thương nghiệp huyện tổ chức về các hợp tác xã nông nghiệp thu mua lợn. Nuôi con lợn thật vất vả, suốt hơn nửa năm trời mới lên vài chục ký nhưng giá nhà nước thu mua cực rẻ, chỉ dăm bảy hào bạc một cân lợn hơi. Họ mua đem đi, thịt phân phối vào các cửa hàng thương nghiệp, quầy thực phẩm quốc doanh, phục vụ bộ đội, cán bộ, công nhân viên nhà nước, và dân thành thị. Còn nông dân, chính những người nuôi lợn lại không hề có tiêu chuẩn gì. Muốn có tí mỡ lợn để xào nấu chiên rán, cứ phải đợi tới cuối năm, lóc cục mỡ trong phần thịt lợn tết, rán kỹ đổ vào cạp lồng treo tít lên xà nhà, để dành ăn dần trong năm mới.

Tôi nhớ suốt nhiều năm niên thiếu, thời chiến tranh, rau cải rau muống hoặc khoai tây su hào chủ yếu luộc hoặc nấu canh chứ chẳng mấy khi xào, chỉ bởi đơn giản không có mỡ. Ấy thế mà lại may, hàng mấy chục năm giời không hề nghe nói đến căn bệnh đang nhan nhản trong thời buổi này: bệnh mỡ máu. Hóa ra nghèo cũng có cái hay của nó.

Nông dân những năm ấy nuôi lợn theo kiểu có gì nuôi nấy, kể cả con giống và thức ăn. Lợn thịt chậm lớn, mỗi tháng chỉ tăng chưa được chục ký. Nuôi nửa năm mới xuất chuồng, con nào nặng nửa tạ là khá lắm rồi. Để chúng nhớn nhanh hơn, những con đực bị hoạn, gọi là lợn cấn. Thời ấy, nghề hoạn lợn sống được. Ông hoạn lợn xách túi đồ nghề bé tí trong đó có con dao nhọn sắc rảo khắp huyện, làng trên xóm dưới chỗ nào cũng tới, tiếng rao văng vẳng “Ai hoạn lợn đơi”.

Có giống lợn Móng Cái ngon thịt, nhỏ con, được cái ăn tạp, dễ nuôi nên hầu hết nông dân nuôi thứ này. Lại nhớ hồi bé ông anh tôi mượn đâu được cuốn truyện Trạng Quỳnh, đọc đi đọc lại mãi nên có những chi tiết bám chặt vào đầu. Truyện rằng ông tú Cát thách trạng Quỳnh đối “Lợn cấn ăn cám tốn” (cấn là lợn, cám là thức ăn cho lợn, nhưng là tên 2 quẻ trong Kinh Dịch), trạng bèn đáp trả ngay “Chó khôn chớ cắn càn” (khôn và càn cũng là 2 quẻ trong Kinh Dịch), vế đối lại tuy chưa chuẩn sát với câu đối nhưng quả thật đã thể hiện sự láu lỉnh của trạng ngay từ lúc còn trẻ con.

Mấy chị em tôi, bây giờ đều đầu đã hai thứ tóc, cứ có dịp ngồi với nhau thế nào cũng “ôn nghèo kể khổ”nhắc chuyện nuôi lợn. Anh tôi đùa, chính cái chuồng lợn là trường đại học mà đứa trẻ nông thôn nào cũng trải qua, dạy người ta sự chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn, chấp nhận vất vả để vươn lên. Hai phần việc chính cho mấy chị em tôi là kiếm rau lợn và nấu cám lợn. Chị gánh vác trước, khi lớn lên vào dân quân thì giao lại cho em, em lớn lên vào bộ đội thì giao cho em kế tiếp (là tôi), tôi đi học xa bèn truyền nghề giao nhiệm vụ vinh quang cho cô út. Loanh quanh luẩn quẩn bấy nhiêu thôi mà gần hai chục năm giời.

Sau giờ học ở trường, buông cuốn vở ra là nhào xuống ruộng xuống ao, vớt bèo vớt rong, kiếm rau dại, thậm chí lặn lội lên tận sông Đa Độ cách nhà hơn 3 cây số cào cây le dưới đáy sông, để có thức ăn cho lợn. Mùa hè còn đỡ, chứ mùa đông việc kiếm rau lợn là cả cực hình. Thày bảo, các con ráng chịu khó, chịu vất vả một tí thì con lợn mới no. Mình ăn, cũng phải cho nó ăn, con ạ. Nhiều hôm trời rét quá, ngại lội xuống ao xuống đầm, tôi ra nhà bác Bình ngoài xóm Phủ xin được cây chuối nghễu nghện vác về thay rau. Lại khâu rửa rau lợn cũng kinh. Những tháng cuối năm thường khô hạn, ao chuôm cạn kiệt, có hôm bê rổ rau lợn đi khắp làng mới kiếm được cái cầu ao còn nước. Chỉ riêng chuyện lang thang tìm chỗ rửa rau lợn cũng đủ khiến tôi thuộc làng mình như lòng bàn tay, ao nhà ai, ở chỗ nào, bao nhiêu cái, cứ kể vanh vách.

Vài chục năm sau, khi về cố hương, làng quê đã đô thị hóa, chỗ nào cũng nhà mái bằng, “mái bằng, mái bằng, lại mái bằng/tôi đi như cá lạc trong đăng” (thơ Trần Ngọc Thụ), nhà ngói, nhà tầng, đường sá thẳng tắp, chả thấy ao chuôm chi nữa. Tôi kể với đứa cháu, chỗ này trước là ao cụ Xe, chỗ kia ao bà Đáy, chỗ kia ao ông Tự…, nó cười, ông cứ như người trên giời.

Có nhẽ cũng nên biên thêm chút về một công việc liên quan tới con lợn. Để có cám, thứ thức ăn không thể thiếu của lợn, bu tôi và một số bà trong làng chịu khó làm hàng xáo. Đại loại, đi mua thóc, đem về xay giã giần sàng. Gạo đem lên chợ huyện bán, thường hòa vốn, chỉ lời lãi ở chỗ vừa có trấu đun, vừa có cám nuôi lợn. Hồi ấy chưa có máy xay xát, chị em tôi còng lưng xay, nhiều hôm mệt quá tính đếm từng vòng. Xay xong thì sàng để loại trấu ra rồi giã. Mỗi cối gạo, ít nhất cũng phải nện tám chín trăm chày thì mới gạo ra đằng gạo, cám đi đằng cám. Vừa giã vừa ngủ gật. Buột mồm oán thán con lợn. Thày tôi lại dỗ dành, bao giờ bán lợn sẽ cho ra ngoài Phòng (Hải Phòng) chơi.

Hồi năm 60, cụ thể năm nào thì quên mất rồi, anh Giá, anh họ tôi ở ngoài Phòng đem về cho thày mấy cuốn sách. Thày quý lắm, thỉnh thoảng lấy ra đọc. Về sau nhơn nhớn hơn chút nữa, tôi biết đó là mấy cuốn Giai phẩm của nhóm Nhân văn giai phẩm. Thày thường đọc bài thơ của cụ Phan Khôi, một chủ tướng nhóm ấy, rằng “Đánh đùng một cái/Kêu eng éc ngay/Bịt mồm bịt miệng/Trói chân trói tay/Từ đây đến con dao/Chẳng còn xa là bao”. Thày tôi nói cụ Phan quả là người khí phách. Tôi có lần hỏi, bài thơ ấy em chả thấy hay tí nào, anh tôi cười mà rằng thơ về giết lợn mà không phải giết lợn. Lại mãi sau nữa mới hiểu. Như một thứ kỷ niệm ghê gớm về một thời, nhớ lại cũng thấy kinh.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Chăm em một đời’ - MV ngọt ngào thêm khẳng định Đức Phúc chính là ‘hoàng tử Valentine’ của làng nhạc Việt

Mùa Valentine 2025, "hoàng tử Valentine" Đức Phúc chính thức trở lại với bản tình ca ngọt ngào mang tên "Chăm em một đời", đánh dấu năm thứ ba đồng hành cùng thương hiệu trang sức PNJ.

Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 hào hứng thử váy của nhà thiết kế Việt

Đương kim Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 - Valeria Vazquez Latorre đã cùng hoa hậu Hải Dương đến thử trang phục của NTK Chung Thanh Phong trước khi cô bay về nước.

Hành trình lột xác trong phong cách của Isaac sau 9 năm ở showbiz Việt

Trải qua 9 năm dấn thân vào showbiz Việt, “cựu” thủ lĩnh nhóm nhạc một thời 365 khiến không ít người hâm mộ biết đến ngoài giọng hát còn có ngoại hình tươi sáng và tính cách thân thiện, hài hước.

Đạo diễn Việt Tú được tòa công nhận quyền tác giả vở 'Ngày xưa'

Vụ kiện giữa đạo diễn Việt Tú và Công ty cổ phần Tuần Châu đã được tòa án xác định: vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" thuộc quyền sở hữu của Tuần Châu chính là tác phẩm phái sinh từ vở "Ngày xưa" của đạo diễn Việt Tú.

Căng thẳng phiên sơ thẩm của đạo diễn Việt Tú với công ty Tuần Châu xoay quanh 'Thuở ấy xứ Đoài'

Chiều 14.3, phiên sơ thẩm vụ kiện về quyền sử hữu trí tuệ giữa Công ty CP Tuần Châu Hà Nội và đạo diễn Việt Tú đã được diễn ra tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Phi Nhung tiết lộ về cái tát 'trời giáng' dành cho Mạnh Quỳnh

Sau một thời gian bận rộn với công việc riêng, sắp tới đây cặp song ca “vàng” Mạnh Quỳnh - Phi Nhung sẽ tái ngộ nhau trong liveshow riêng của danh ca Chế Linh có tên gọi “Tình bơ vơ” diễn ra vào tối 6.4 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Park Han Byul xin lỗi vì scandal của chồng: 'Tôi cảm thấy như muốn chết đi'

Nữ diễn viên Park han Byul mới đây đã chính thức lên tiếng xin lỗi, trần tình về những ồn ào của chồng vừa qua. Cô cho biết bản thân đang trải qua giai đoạn khó khăn tưởng chừng muốn chết đi nhưng vẫn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình.

'Chị trợ lý của anh' của Mỹ Tâm trở thành phim Việt đầu tiên công chiếu 2 lần

Sau hơn một tháng kể từ suất chiếu cuối cùng của “Chị trợ lý của anh”, bộ phim đầu tay của Mỹ Tâm sẽ chính thức công chiếu lần thứ hai tại nhiều cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 22.3 tới đây.

Sau những đổ vỡ, Như Hảo hài lòng với cuộc sống làm mẹ đơn thân

Nữ ca sĩ Như Hảo chia sẻ, hiện tại chị cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống làm mẹ đơn thân và bật mí về lịch trình một ngày dài của trên đất Mỹ.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025