'Chân trần, chí thép' - Kỳ 2: 'Cận cảnh bóng đêm'

13/04/2019 09:00
'Chân trần, chí thép' - Kỳ 2: 'Cận cảnh bóng đêm'

Nhiều ngày trước cuộc tấn công, một cuộc xâm nhập thăm dò đã được tiến hành. Đây là thủ tục thông thường cho các mục tiêu quan trọng. Chỉ cần bố trí một toán thám sát hai người để khỏi phải ảnh…

WwPClmQT.jpgPhóng to

Cách mà người Việt chiến thắng! Trong ảnh: những người lính “Việt cộng” vận chuyển vũ khí cho một trận đánh đồn - Ảnh: TRẦN BỈNH KHÔUL

Làm thế nào để ở sát nách đối phương?

Cái mới nhất của quyển Bare feet, Iron will là câu chuyện “phía bên kia” được kể lại để người Mỹ hiểu thêm về cách mà “đối thủ” chiến thắng.

Sách gồm chín phần, trong đó tác giả lần lượt kể về những khó khăn y tế, những cố gắng để tìm cơ may sống sót trong thế yếu hơn, những nỗi đau mất mát của thường dân, những kiểu “giải trí” từ lực lượng văn công giải phóng...

Nhưng nhấn mạnh nhiều nhất là biểu tượng của “ý chí thép”: đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Đặc biệt, ông đánh giá có một sự đọ sức về ý chí ở cường độ cao qua các công trình đường mòn Hồ Chí Minh dài 18.000km đã đưa người, vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và mạng lưới 340km đường hầm ngay sát nách Sài Gòn của địa đạo Củ Chi.

Và câu chuyện bất ngờ nhất dành cho ông: ông phỏng vấn một người từng lên kế hoạch ám sát cha mình năm 1969.

Mọi hoạt động của toán cảm tử trong ngày tấn công sẽ được toán thám sát này thực hiện. Đến ngày G. họ sẽ là lực lượng dẫn đội cảm tử xâm nhập căn cứ.

Khi màn đêm buông xuống, toán thám sát hai người bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần từng bước một, họ di chuyển hướng về vòng đai ngoài. Những bụi cỏ cao đã che giấu được họ. Hàng rào được căng ra, vừa vặn cho hai người lọt vào, rồi trả lại nguyên hình dáng cũ chứ không cắt. Nếu cắt rào sẽ là dấu hiệu có người xâm nhập và đánh mất yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công sắp tới.

Vượt qua được vòng rào ngoài, toán thám sát vừa tìm cách bò chầm chậm qua bãi mìn, vừa không để lính trên tháp canh phát hiện. Họ phải định vị được mìn và rào kẽm gai cũng như vô hiệu hóa bằng cách gắn một cây kẽm vào từng trái mìn. Sau đó họ trườn vào mục tiêu tiếp theo - vòng rào thứ hai. Toán xâm nhập lặp lại công việc xác định là vô hiệu hóa mìn và hỏa châu đặt trên bãi đất giữa hai vòng rào. Cứ thế cho đến khi họ dần tạo được một lối vào căn cứ.

Cuộc xâm nhập thăm dò của thám sát bắt đầu lúc 8 giờ tối với mục tiêu là mở được một nửa đoạn đường, đến giữa vòng rào thứ năm và thứ sáu lúc 11 giờ khuya. Thời biểu đó đã đạt được. Trời vẫn còn tối nhưng toán không muốn đến quá gần bên trong vào lúc trời sáng. Hai người đào hầm, chui vào ẩn trú và chờ đợi...

Trời hửng sáng, căn cứ Long Bình lại bắt đầu nhộn nhịp như thường lệ. Những kẻ phòng thủ không hề hay những kẻ xâm nhập đang nằm cạnh mình. Toán trinh sát yên lặng nghỉ cả ngày trong nơi ẩn nấp, sát nách đối phương.

Khi màn đêm buông xuống, họ tiếp tục chuyển qua các vòng rào còn lại. Sau nửa đêm họ đã chui được qua vòng rào cuối cùng và tiến gần các kho. Khi đã vào được bên trong, họ không để phí thì giờ mà bắt tay ngay vào việc ghi nhận khoảng cách các mục tiêu đã định và tính toán thời gian cần thiết để đến được các nơi đó. Nhiệm vụ hoàn tất, toán thám sát rút lui cũng yên lặng như khi họ tiến vào, lần lượt chui ra chín vòng rào.

Rạng đông

Trong khi toán thám sát rút khỏi căn cứ Long Bình, một người quan sát được chốt ở một nơi xa căn cứ để kiểm tra con đường mới xâm nhập. Công việc này nhằm bảo đảm những kẻ phòng thủ bên trong không cản trở con đường đó trước giờ tấn công.

Nhằm bảo đảm được thời biểu, đội đặc công khởi sự hai ngày trước cuộc tấn công. Lúc 8 giờ tối, toán thám sát hôm trước nay lại bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần này họ dẫn theo thêm năm quân cảm tử - mỗi người đều mang theo chất nổ và dụng cụ định giờ.

20 người tham gia cuộc hành quân. Mỗi toán gồm 3-4 người, tùy theo mục tiêu được chỉ định trong căn cứ. Mục tiêu càng lớn cần nhiều chất nổ hơn, như vậy cũng phải phái thêm một người mang chất nổ.

Toán thám sát dẫn đầu chui qua vòng rào ngoài. Lần này họ cắt một lỗ lớn để một người có thể chui qua lọt. Người cuối cùng phải nối lại rào kẽm gai để che dấu lối vào. Toán dẫn đầu tiếp tục tiến vào con đường họ đã vào mấy hôm trước. Họ vẫn kiểm tra cẩn thận mặt đất để chắc chắn không ai đặt thêm mìn hoặc đã phát hiện lần vào trước của họ.

Một khi các toán đặc công tiến vào Long Bình, đại tá Đường không còn liên lạc được với họ. Các thành viên trong toán yên lặng báo hiệu cho nhau bằng tay. Khi toán dẫn đầu đến đoạn nửa đường nằm giữa vòng rào thứ năm và sáu, họ dừng lại và đào hầm ẩn nấp qua đêm. Khi bình minh ló dạng, họ đã an toàn nằm nơi ẩn nấp. Một ngày bình yên. Ngay sau chạng vạng tối, họ lại tiếp tục tiến vào.

Vào nửa đêm, đội đã lọt qua được vòng rào cuối cùng. Mỗi toán vội đến các mục tiêu được chỉ định, thận trọng tránh né các toán tuần tra trong căn cứ. Chất nổ được gắn, sử dụng dụng cụ định giờ MI-8. Dụng cụ này không lớn hơn ngón tay người, sẽ kích hoạt chất nổ nhiều giờ sau khi họ đã rút lui khỏi căn cứ an toàn. Họ vặn kim đồng hồ cho nổ vào ba giờ sau và các toán bắt đầu thoái lui.

Các toán phải tập hợp lại tại một điểm nằm ngoài vòng rào cuối cùng trước khi cả đội cùng rút lui. Chỉ cho phép thời hạn 5 phút - không thể dài hơn. Toán nào không đến đúng hẹn, các toán khác vẫn rút lui mà không có họ.

Cuộc hành quân diễn ra suôn sẻ. Mỗi toán hoàn thành nhiệm vụ được giao và đến nơi tập kết đúng hẹn. Cuộc rút lui bắt đầu: người sau bước theo dấu chân hoặc lần theo dấu tay người đi trước trên con đường đã tiến vào khu căn cứ. Và lần này đường rút lui nhanh hơn lúc tiến vào. Ra khỏi vòng rào cuối cùng, họ rút về bộ chỉ huy trung đoàn. Tại đó, người chỉ huy đội đặc công báo cáo cho đại tá Đường là đã hoàn thành nhiệm vụ.

***

Vào bình minh hôm đó, đại tá Đường cùng vị chỉ huy sư đoàn đứng tại một vị trí cao nhìn xuống căn cứ Long Bình. Họ luôn xem đồng hồ trên tay. Một chuỗi những tiếng nổ long trời lở đất: 30.000 tấn vũ khí làm sáng rực cả bầu trời. Cơn chấn động lớn đến nỗi ở xa 30km còn cảm nhận được.

Ngày ló dạng, đại tá Đường nhìn thấy một đám khói khổng lồ cuồn cuộn bốc lên từ căn cứ Long Bình. Hài lòng với kết quả đạt được, ông cùng vị chỉ huy biến mất vào khu rừng già.

------------------------------------------------------

“Sau nhiều ngày gặp gỡ ở Hà Nội, tôi thú nhận là mình càng căm ghét những kẻ thù cũ từng gây ra cái chết của không ít người Mỹ...”. James G. Zumwalt từng là như thế. Cái gì đã làm ông thay đổi? Cuộc trao đổi cởi mở của tác giả với báo Tuổi Trẻ.

Kỳ cuối:Bước qua ngưỡng cửa hận thù

NGUYỄN HỮU THÁI lược dịch


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025