Đa số vitamin đều dễ bị phân giải, nhất là trong quá trình chúng ta chế biến thức ăn. Vậy nên, để tránh vitamin thất thoát, để thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho cơ thể, chúng ta có thể áp dụng 4 mẹo nấu ăn sau.
Gia vị chứa một hỗn hợp các chất hóa học tự nhiên mạnh, góp phần tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ cũng có thể cung cấp một lượng các hợp chất chống oxy hóa nhiều hơn một phần ăn trái cây hoặc rau - ví dụ, chỉ 1g hạt tiêu đen chứa các hợp chất chống oxy hóa tương đương với 100g cà chua.
Sô-cô-la đen chứa hợp chất chống oxy hóa flavonoid cao hơn bất kỳ loại thực phẩm nào, chẳng hạn như cao gấp 5 lần so với việt quất. Trong khi một số flavonoid chỉ ở dạng đơn phân (monomer), sô-cô-la đen đặc biệt giàu các flavonoid đa phân (oligomer) có lợi hơn nhiều cho sức khỏe.
Dầu ô liu là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống “siêu lành mạnh” của cư dân Địa Trung Hải. Thành phần chính của dầu là axit oleic không bão hòa đơn - giúp giảm hấp thu cholesterol, hạn chế cholesterol “xấu” trong khi không biến đổi cholesterol “tốt”.
Đậu nành có chứa các hợp chất isoflavone, một loại hormone thực vật. Khi ăn, các hợp chất được vi khuẩn trong ruột già phá vỡ để hình thành hoạt chất genistein và daidzein, có hoạt tính giống như oestrogen trong cơ thể.
Loại rau “tăng lực”, giàu folate (axit folic, hay vitamin B9) này là món khoái khẩu của chàng thủy thủ Popeye. Thiếu hụt folate nhanh chóng khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và nếu không sớm bù đắp sẽ dẫn đến thiếu máu.
Các loại quả họ cam, chanh là nguồn dồi dào vitamin C. Không chỉ vậy, đây còn là nguồn cung cấp các hoạt chất tự nhiên nhóm flavonoid (như limonene, hesperidin, tangeritin và naringenin) với đặc tính kháng viêm và chống ung thư.