Thư của Giáo sư John Vu gửi các bạn sinh viên học sinh Việt Nam

02/07/2022 12:10
Thư của Giáo sư John Vu gửi các bạn sinh viên học sinh Việt Nam

GS. John Vu (nguyên Kỹ sư Trưởng Tập đoàn Boeing, Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon muốn đưa thư này lên để các bạn sinh viên đang cần những lời khuyên hữu ích từ câu chuyện thực tế.

Anh Phước,

Tôi vừa nhận được email của một sinh viên Việt Nam đang chuẩn bị du học tại Hoa Kỳ. Em xin lời khuyên, trong đó có gửi theo email của mẹ em nữa. Bà cho biết đã đọc bộ sách dành cho sinh viên của Trí Việt nhưng vẫn muốn tôi giúp riêng cho em đó. Tôi đã ngừng không trả lời email cá nhân từ lâu rồi. Tuy nhiên tôi tìm được một bài viết trước, cập nhật mới lại. Phiền anh đưa lên facebook anh và trên trang Web của First News. Tôi sẽ gủi link cho em ấy. Hy vọng các bài này sẽ giúp được nhiều sinh viên Việt Nam khác:

“Các bạn trẻ Việt Nam thương mến!

Đã mấy năm qua tôi không có dịp chia sẻ, trò chuyện với các bạn.

Tuần trước, Carla - cựu sinh viên từ Chile đã tốt nghiệp bốn năm trước có ghé qua trường để thăm tôi. Sau buổi nói chuyện, tôi đề nghị em chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên của tôi trong lớp “Nhập môn hệ thống máy tính.” Sau đây là điều cô ấy cảm nhận rất thật:

“Là sinh viên nước ngoài du học tại Mỹ, tôi đã trải qua những cảm giác rất bất an, buồn rầu, và chán nản. Bốn năm trước, tôi đã tốt nghiệp từ Carnegie Mellon và trở thành người đầu tiên trong gia đình có bằng cử nhân. Gia đình tôi sống bằng nghề nông trong nhiều thế hệ. Bố tôi học xong trung học, nhưng mẹ tôi thì không. Khi còn trẻ, tôi phải giúp gia đình làm việc trên cánh đồng sau giờ học.

Cuộc sống nông dân vô cùng gian khổ vì mọi thứ đều phụ thuộc vào thời tiết và thị trường. Nếu thời tiết không mưa, rau trồng không mọc, không có lợi tức, chúng tôi đói. Bố mẹ tôi phải vay tiền để lo cho gia đình bảy người. Nếu thị trường kém, rau trái trồng không bán được, dù không đói, nhưng bố mẹ tôi không đủ tiền mua hạt giống cho vụ sau. Đó đã là cuộc sống của nông dân ở Chile. Tôi chắc ở các nước nông nghiệp khác cũng thế.

Bố tôi khuyến khích tôi theo đuổi giáo dục như cách để thoát khỏi cuộc sống khó khăn này. Sau khi tốt nghiệp trung học với mức danh dự; thầy giáo khuyến khích tôi xin học bổng của chính phủ để du học nước ngoài.  Cho dù có học bổng, tôi vẫn phải nộp đơn xin vào các trường tại Mỹ. Với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và sau nhiều tuần tìm kiếm trên Internet, tôi vẫn không biết gì về các đại học Mỹ. Tôi quyết định xin vào 10 đại học hàng đầu, 20 đại học trung bình và 10 đại học ít tên tuổi hơn với hi vọng được chấp nhận. Với sự ngạc nhiên của mình, tôi nhận được 12 thư chấp nhận, ba trong số đó từ các đại học hàng đầu (Carnegie Mellon, PennState, và Yale.) Tôi không biết chọn trường nào. Thầy giáo tôi nói: “Tương lai là khoa học công nghệ, tại sao không vào trường tốt nhất?” Đó là lý do tại sao tôi quyết định tới Carnegie Mellon.

Cho dù đã được nhận du học ở Mỹ, tôi lo lắng và buồn rầu khi phải rời xa gia đình. Tôi mất ngủ vì nhớ nhà và việc này kéo dài trong mấy tháng đầu. Thực sự tôi không thoải mái chút nào khi phải sống tại một nơi xa lạ với phong tục, ngôn ngữ và hoàn cảnh hoàn toàn khác với quê hương của tôi. Cảm giác này kéo dài trong suốt những năm ở đại học. Tôi biết khi mình học trong thư viện có máy điều hoà nhiệt độ, rất nhiều bạn tôi đang làm việc ngoài đồng dưới sức nóng gay gắt của mặt trời. Khi tôi xem phim với bạn bè vào cuối tuần, tôi biết rằng các em tôi đang chuẩn bị cây trái để mang ra chợ ngày hôm sau. Khi tôi ăn thức ăn đầy dinh dưỡng trong trường, rất nhiều người dân nước tôi đang khó khăn để tìm nước sạch và thức ăn. Tôi biết rằng tôi đã may mắn nhưng cũng không thoải mái, vì tôi luôn nghĩ về quê hương và người dân xứ tôi.

Là sinh viên nước ngoài ở đại học Mỹ là một thử thách không dễ dàng chút nào. Ở Chile, tôi là một trong những học sinh hàng đầu, nhưng tại đây, nơi những sinh viên giỏi nhất đến từ các nước, tôi chỉ là một sinh viên bình thường như bất kì ai khác. Cho dù tiếng Anh của tôi rất tốt nhưng tôi vẫn phải mất gần một năm để có thể thoải mái trong việc giao thiệp với mọi người. Năm thứ nhất là thách thức rất lớn, không phải bởi vì ngôn ngữ, mà vì phương pháp giảng dạy và quá nhiều thứ để đọc. Ngay cả với người đọc nhiều như tôi, tôi vẫn gặp khó khăn để hoàn thành các phân công đọc.

Tôi thấy việc đọc là một trong những khó khăn lớn nhất của hầu hết các sinh viên nước ngoài. Một số tin rằng đó là vấn để ngôn ngữ. Tuy nhiên đa số đều học và thành thạo tiếng Anh trước khi tới đây, nên tôi không tin đó là vấn đề ngôn ngữ. Ngay cả những người nói và hiểu tiếng Anh rất tốt; việc đọc vẫn là vấn đề lớn. Tôi biết gần như ai cũng gặp khó khăn trong năm thứ nhất, nhưng sau hai, ba hay bốn năm mà rất nhiều người vẫn có vấn đề với việc đọc. Tôi kết luận rằng khi còn nhỏ, họ đã không phát triển được thói quen đọc tốt. Đó là lý do nhiều người đã không học tốt tại đây, mặc dù họ đều là những sinh viên xuất sắc.

Đại học Mỹ chú trọng rất nhiều đến việc đọc, các bài phân công đọc lên đến vài chục trang mỗi ngày. Nếu bạn lấy 4 lớp mỗi khóa học thì bạn sẽ có hơn một trăm trang phân công để đọc mỗi ngày. Nếu bạn vừa đọc vừa tra từ điển, thì bạn không thể hoàn tất việc phân công đọc này. Không đọc kỹ, bạn không thể hoàn tất việc học một cách tốt đẹp được. Lời khuyên của tôi là khi còn trẻ, hãy cố gắng tập thói quen đọc thật nhiều, vì kiến thức không thu gọn trong việc nghe bài giảng trong lớp mà tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đọc, học thêm.

Khó khăn khác mà phần lớn sinh viên nước ngoài phải đối diện là việc không quen với phương pháp dạy. Tại Carnegie Mellon, đa số các lớp học đều dùng phương pháp học chủ động (Active Learning) khi sinh viên phải đọc phân công trước khi đến lớp để tham gia vào các thảo luận trong lớp.

Để diễn đạt ý kiến của mình, sinh viên phải có khả năng nói và kiến thức rộng. Nếu không đọc tốt, không đọc các tài liệu đã được phân công, hay không có vốn từ vựng, thì bạn không thể diễn đạt được trong lớp và các giáo sư sẽ không đánh giá bạn cao. Như thế bạn khó có được điểm tốt, và điểm hạng tốt là chìa khóa mở ra cánh của việc làm tương lai. Việc thảo luận trong lớp cho sinh viên cơ hội xem xét quan điểm của mình. Khi sinh viên chia sẻ ý kiến của mình, họ cũng có cơ hội lắng nghe và học hỏi từ người khác. Việc thảo luận cho phép sinh viên học sâu hơn là ngồi yên thụ động nghe giáo sư giảng. Nhờ tham gia thảo luận, sinh viên có thể học nhiều điều mà đôi khi họ bỏ sót khi học tập.

Phần lớn sinh viên nước ngoài đều không quen và không thích việc thảo luận này. Một phần nhút nhát, không thích nói. Phần khác là họ sợ nói gì không đúng và bị chỉ trích. Đây là một sai lầm rất lớn vì không bị chỉ trích sẽ không thể học sâu và hiểu thấu đáo chủ đề. Việc học trên bề mặt không thể tạo ra những người có khả năng sáng tạo hay trở thành những nhà chuyên môn xuất sắc. Họ có thể hoàn tất môn học, tốt nghiệp đại học, nhưng khó đi xa trên con đường chuyên nghiệp.

Tôi may mắn học môn “Nhập môn hệ thống máy tính” do giáo sư Vu dạy. Đó là môn học khó và nhiều thách thức vì có nhiều bài đọc, bài tập về nhà và thảo luận trên lớp. Sau vài tuần tôi cảm thấy bị tràn ngập, quá tải, tôi nghĩ tới việc bỏ môn học này. Khi tôi tới gặp thầy, thầy nói: “Thầy mừng là em đã gặp thầy trước khi quyết định bỏ lớp. Em không nên từ bỏ dễ dàng nhu thế. Em phải vượt qua những chướng ngại để tiếp tục học lên lớp cao hơn. Nhiều sinh viên không chịu tìm sự giúp đỡ, họ bỏ môn học, rồi cảm thấy thất bại. Đôi khi thái độ này có thể kéo dài suốt thời gian tại đây. Nếu thế, sau khi tốt nghiệp và đi làm, gặp trở ngại, họ đối phó ra sao? Thành công nào cũng đòi hỏi nỗ lực, càng đưa nhiều nỗ lực vào việc học, kết quả càng tốt hơn. Không có cách nào khác ngoài việc đưa nỗ lực của mình vào. Sinh viên phải học cách không sợ thất bại; đại học là nơi họ phải học cách chinh phục và vượt qua nỗi sợ hãi này và học từ thất bại của họ.”

Sau buổi gặp đó, dù lo lắng nhưng tôi đã không bỏ môn học. Tôi không thích thảo luận, luôn tìm cách trốn và ngồi sau những người khác để không bị chú ý nhưng không hiểu sao từ lúc đó, thầy Vu luôn gọi tên tôi và buộc tôi phải trình bày quan niệm của mình trong lớp. Thậm chí hôm nay tôi vẫn nhớ tiếng của thầy: “Carla, ý kiến của em là gì về …”; “Carla nói cho cả lớp về ….”; “Carla chỉ cho cả lớp thuật toán của em về ….” Cho dù lúc đầu tôi rất khó chịu và lo lắng nhưng tôi vẫn tiếp tục học thêm ba lớp nữa với thầy, chứ không chọn lớp khác.

Trong mọi lớp, thầy liên tục khuyến khích tôi, và tôi đã học được rất nhiều từ thầy, không chỉ về kỹ thuật mà còn biết soạn thảo chiều hướng rõ ràng cho tương lai của mình. Tôi thấy đa số sinh viên nước ngoài không biết cách chuẩn bị kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai. Đa số chỉ chú trọng vào bằng cấp, tương lai ra sao sẽ tính sau. Có người còn nói với tôi rằng đã có cha mẹ lo hết rồi, chỉ cần học xong, có bằng cấp là mọi sự sẽ được thu xếp.

“Trong lớp này, có lẽ các bạn đã nghe thầy Vu khuyên: “Các em đừng quá lo nghĩ về việc làm. Bất kì ai cũng có thể kiếm được việc làm, nó chỉ là cái các em làm để được trả lương. Các em phải nghĩ về nghề nghiệp mà các em thích làm, cho trọn đời các em.”

Khi thảo luận về việc làm và lương, thầy thường nói: “Đa số các em chỉ nghĩ về tiền. Với bằng khoa học máy tính, các em sẽ kiếm nhiều tiền. Tuy tiền là cần thiết, nó sẽ không mang lại cho các em hạnh phúc mà các em mong muốn. Nó sẽ làm cho các em tham lam hơn. Nó sẽ làm cho các em ham muốn nhiều hơn. Nó sẽ làm cho các em phải luôn so sánh với người khác; Nó sẽ làm cho các em làm những việc mà lúc này các em không ngờ tới, chỉ để có tiền. Điều các em cần là có mục đích trong cuộc sống, hay sống có nghĩa, các em sẽ thấy hạnh phúc hơn.” Tôi đã học qua bốn lớp của thầy và nghe thầy nhắc đi nhắc lại điều đó. Tôi chắc các bạn đã và sẽ nghe thông điệp này của thầy nhiều lần.”

“Vì đã tốt nghiệp từ ba năm trước, tôi quay trở về Chile và có việc làm tốt với Empressa Falabella, một trong những công ty lớn nhất ở Chile. Việc làm của tôi bao gồm áp dụng kĩ năng để cải tiến hệ thống máy tính công ty và tự động hoá các qui trình chung để làm tăng hiệu quả. Bên cạnh việc làm, tôi tình nguyện dạy lập trình máy tính cho các em học sinh trung học và khuyến khích họ học khoa học và công nghệ. Trong ba năm, tôi đã đào tạo và huấn luyện rất nhiều con cái nông dân như tôi. Tôi bảo họ rằng cách tốt nhất để thoát khỏi nghèo đói là giáo dục tốt, đặc biệt trong công nghệ. Năm nay, nhiều người trong số họ có được học bổng để đi học nước ngoài, và một người trong số đó là Carmela, em tôi. Cô ấy đã xin vào nhiều trường, nhưng tôi khăng khăng rằng cô ấy nên vào Carnegie Mellon. Đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây hôm nay. Tôi đưa em tôi tới gặp giáo sư Vu để cám ơn thầy vì đã khuyến khích tôi đạt tới mục đích giáo dục của tôi và đã giúp tôi tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống đối với những người khác.”

Chúc các bạn trẻ nhiều cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt được ước mơ của mình, góp sức xây dựng đất nước Việt Nam.

- Giáo sư John Vu


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sinh viên kỹ nghệ Ấn Độ

Tờ Thời báo Ấn Độ báo cáo rằng 75% sinh viên kĩ nghệ Ấn Độ thất nghiệp.
2

Tài năng hàng đầu

Là một phần trong nghiên cứu của mình, tôi tới thăm nhiều công ti hàng đầu để thu thập dữ liệu và gặp gỡ các quan chức điều hành cấp cao để hiểu vấn đề của họ.
3

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”
4

Làm việc cùng nhau

Khi mà thế hệ trẻ hiểu được và đánh giá cao công trình của thế hệ trước, họ có thể tiếp tục nỗ lực để làm cho nền kinh tế mạnh hơn. Chìa khoá cho cả hai thế hệ làm việc với nhau là giáo dục và đào tạo đúng.

Cốt lõi của giáo dục

Là giáo sư, tôi thường tổ chức những buổi thảo luận với sinh viên trong lớp, nhất là những sinh viên năm đầu Đại học để giúp cho họ chuẩn bị kế hoạch học tập tốt hơn.

Sinh viên có thể tự học được không?

Một thầy giáo viết cho tôi: “Thầy nghĩ sinh viên có thể học tài liệu theo cách riêng của họ bằng việc dùng phươn pháp học tích cực không? Nếu họ có thể học được thì thầy giáo làm gì?”

Lời khuyên cho nhà doanh nghiệp tương lai

Vào mùa hè, tôi thường dạy Kĩ nghệ phần mềm ở các nước khác. Từ năm ngoái, tôi bắt đầu thêm xê mi na Khởi nghiệp vào trong môn Phần mềm đều đặn của tôi.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra lỗi sai kinh điển đẩy con vào tình cảnh đáng thương

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 19/02/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi cuối cùng cũng nhận ra một sai lầm mà bản thân đã mắc phải nhiều lần trong việc nuôi dạy con cái.

Cảnh báo 1,8 tỷ người dùng Gmail có thể bị đánh cắp dữ liệu ngân hàng

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/02/2025 11:00
Tất cả 1,8 tỷ người dùng Gmail đã được đưa ra "báo động đỏ" về một vụ lừa đảo cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025