Nhớ một thời trên bến dưới thuyền, dọc ngang sông rạch...

16/01/2020 12:42
Nhớ một thời trên bến dưới thuyền, dọc ngang sông rạch...

Hơn 30 năm sống trong căn nhà ngay ngã ba sông, tôi cũng từng sống với quãng thời gian dài, mà ghe thuyền tíu tít suốt ngày. Người ta tha hồ mua bán, vận chuyển, ăn uống, cứ trên mặt sông, ung dung tự tại...

Giờ, ghe thuyền chưa hẳn chỉ là ký ức. Trên những con sông, những chiếc ghe hàng, tàu lớn, vẫn thi thoảng lướt qua. Nhưng ít lắm rồi. Đã qua cái thời mà ở vùng quê, mỗi nhà có ít nhất 1 chiếc ghe hoặc xuồng. Đường sá mở khắp, giờ người ta chỉ cần xe, đi ghe xuồng chi cho chậm, hao xăng dầu nhiều...

Hồi tôi còn nhỏ, cứ cận Tết, ngã ba sông sát nhà như cái chợ. Chợ nổi thì bên kia sông, thì bên đây, cũng như xóm chợ. 4-5 giờ sáng, người trên ghe đã túm lại, nhấm nháp tách trà, pha vội ly cà phê, chuyện trò rôm rả. Người trên bờ, cũng bị cái không khí háo hức ấy cuốn theo, ai cũng thức sớm, xuống bến ngó xem họ bán gì, cần thì mua. Thậm chí, người trên ghe làm cái chuyện không thể ai thay thế là... tiểu tiện, đại tiện, cũng trên chiếc ghe ấy, chẳng sợ người trên bờ trông thấy. Cứ ngồi nép sát ngoài ghe, che mặt bằng cái nón lá, là cứ vô tư. Che mặt rồi, biết ai mà sợ.

Giờ cầu khỉ hầu như chỉ còn tái hiện lại trong những khu du lịch, nên ghe xuồng cũng ít dần, thay bằng xe máy - Ảnh: Hoàng Việt

Còn trên ghe, như cả chợ Tết. Đây dưa hấu, kia là bánh mứt, dừa tươi, có cả mấy ghe bán hột vịt lộn, ban đêm chong đèn dầu tù mù. Mấy ghe kia, chở cả thịt heo vừa xẻ. Hoa kiểng thì đầy, nhiều nhất là thứ đó. Cứ 10 ghe, đã có 6 ghe chở hoa kiểng bán Tết. Người trên bờ, muốn mua gì cứ ngoắc, họ ghé vào. Thuận mua vừa bán, khuân lên. Trưa 30 Tết, hầu hết các ghe đã hết hàng, chủ ghe chất đầy đồ cúng ông bà, thịt thà, dưa hấu, tíu tít về nhà, chờ giao thừa.

Lúc đó, có ông Sáu bán hủ tíu trên sông. Lâu lâu, tôi mới có đủ tiền ăn được một tô. Hủ tíu ông nấu ngon tuyệt. Chẳng biết ngon thật, hay thời đó quá thiếu thốn, ăn gì cũng thấy ngon. Trong ký ức mờ xa, tôi nhớ tô hủ tíu ấy nước dùng trong veo, đầy những thịt bằm. Xương heo thì là thứ xa xỉ, chỉ có vài lát thịt xắt mỏng. Vậy mà, tô hủ tíu ấy qua miệng những thằng bé như tôi, không còn một giọt nước dùng. Húp sạch. Vậy mà vẫn còn thèm.

Cái ghe của ông làm bằng gỗ tốt. Suốt ngày ông hầu như trên ghe, “chà lết” trên sạp ghe, nên nó lên nước bóng loáng. Cứ như gạch bông. Ghe của ông chỉ chứa tối đa vài thực khách, đã khẳm lừ. Bởi vậy, ai trên bờ kêu thì ông ghé ghe, bưng lên cho họ. Còn những người trên ghe đi mua bán, công việc... cứ tấp vào ghe ông, ngồi mà sì sụp. Gió sông thốc qua mát lạnh, tô hủ tíu thơm lừng, bốc khói, cái thú khó gì sánh bằng.

Bao lâu nữa, muốn tìm ghe xuồng phải vào các khu du lịch? - Ảnh: Hoàng Việt

Ngày ông Sáu lên bờ vì tuổi già, cả xóm tôi buồn hiu. Nhớ cái tô hủ tíu đầy hành ngò của ông, nhớ ông già còm nhom, ít nói, hay cười, nhớ chiếc ghe có cái sàn gỗ bóng loáng. Lên bờ không bao lâu, ông mất. Như cái nghiệp? Ông mất đành rằng vì tuổi già, nhưng những thằng bé như tôi, lúc đó cứ kháo nhau: “Ông chết vì nhớ ghe, nhớ sông, nhớ những tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, lắc lư. Ổng không chịu nổi”...

Thời mà ở vùng sông nước chằng chịt miền Tây, hiếm hoi lắm mới có cây cầu khỉ - sang lắm là cầu ván (gỗ) bắc qua, thì ghe xuồng là phương tiện đi lại chính yếu! Đàn bà đau bụng đẻ, cũng cứ gom đồ chất xuống ghe, ra bảo sanh. Có mớ rau, muốn ra chợ bán, cứ chất lên ghe. Nhà thiếu gạo, cũng dong ghe ra nhà máy xay xát mà chở về. Chợ nổi Cái Răng thì sầm uất, cứ bơi ghe ra đó, thứ gì chẳng có.

Thiếu nữa, thì lên bờ, chợ Cái Răng, nằm ven sông. Ở chợ nổi, ghe nào cắm sào, mà trên đầu sào có treo thứ nào, thì trong ghe bán thứ đó. Treo củ sắn, thì cả ghe đầy củ sắn. Treo khoai mì, thì cứ ghé mua, cả chục ký khoai cũng có. Cũng may, thời đó, người ta không bán đồ lót dưới ghe, tại chợ nổi. Chứ không, sào treo lủng lẳng mấy thứ đó, xanh đỏ đủ màu, thiệt à!

Tôi nhớ nhất mấy cái ghe vó, thỉnh thoảng vài tháng lại dong về. Chủ ghe, đa phần là dân miền Bắc. Ghe dạng hình chữ nhật. Phía trước là khoảng “sân”, ở giữa gắn cái vó đưa ra trước. Cứ 5-10 phút, chủ vó lại từ trong bước ra, kéo vội. Vài bầy cá lòng tong, cá he, cá thiểu... trắng xóa giẫy vùng trong lưới. Tuyệt vọng, chúng lại rơi dần xuống dưới, lọt thỏm vào cái ống đan bằng tre gắn bên dưới, chờ đầy thì chủ vó gỡ, đổ vào thau.

Phía sau ghe, là cái ghe nhà nhỏ bằng gỗ, “nền nhà” là sàn ghe. Ăn uống, ngủ nghỉ của cả gia đình người chủ vó, cứ gom vào đó. Họ cứ thế, nay bến sông này, mai bến sông khác. Có người, cả đời, mưu sinh trên mặt nước. Chỉ khi chết, mới được lên bờ. Chuyện ăn học, là điều họ chẳng bao giờ mơ tới. Mấy đứa con của họ, cởi truồng, chà lết trên sàn ghe, vậy mà đứa nào cũng bơi lội cực giỏi. Nhưng hơn chục năm nay, những chiếc ghe vó ấy đã biến mất.

Miền Tây sông rạch rất chằng chịt - Ảnh: Hoàng Việt

Những niềm vui tột bực của lũ trẻ chúng tôi khi đó, là những gánh hát, hoặc đoàn lô tô. Họ cũng đến bằng ghe, ghe lớn. Cả sân khấu chất hết lên ghe, từ diễn viên, đạo cụ. Sáng sớm, họ đã dong ghe tới. Xin phép chính quyền đâu đó, xế trưa họ bắt đầu khuân trên ghe xuống, từ cái trống, cây đàn, phông màn... Bày biện nấu nướng, ăn uống xong, là tối diễn. Vài ngay sau, cũng chính chiếc ghe ấy, đưa tất cả đi mất trong nỗi tiếc ngẩn tiếc ngơ của lũ trẻ tối ngày đánh đáo, đi chân không ở xóm tôi. Và cũng vài ngày ở xóm tôi, họ được lên bờ...

Ba tôi, mấy chục năm sống ở căn nhà ven sông, tiếng sóng, tiếng mái dầm khua nước, tiếng máy tàu, với ông, cũng đã như máu thịt. Ngày má tôi xây xong cái nhà ở khu dân cư mới, kêu ba tôi ra ở, ông ra nhìn một chút, thậm chí không thèm bước vào nhà. Ông về, về với những chiếc ghe hay neo đậu bến sông, với con nước lớn nước ròng mỗi buổi, với những cơn gió lồng lộng mát rượi suốt ngày.

Nhưng rồi như định mệnh, ông gắn bó sông nước, nhưng cũng chính sông nước đã xua đuổi ông. Mùa nước năm trước, nước dâng ngập nhà, tới đầu gối. Má tôi khóc, bảo rằng: “Già rồi, mà khổ vậy sao ông? Mình có nhà khác mà”. Ông ngậm ngùi, chia tay căn nhà ven sông. Vài tháng sau, ông mất. Tôi lại nhớ ông Sáu hủ tíu, và nhủ rằng: “Ba tôi mất, vì nhớ ghe, nhớ sông”.

Bán bún riêu tại chợ nổi - Ảnh: Quốc Trung

Hồi đi sang Lào, xe rong trên đường quốc lộ của họ, tôi từng thắc mắc vì có nhiều căn nhà mặt tiền, nhưng mặt căn nhà lại xoay ngược với đường, hướng vào rừng. Anh hướng dẫn viên giải thích rằng, có người, cả đời sống nhờ rừng. Họ sống nhờ hái củi, săn bắt... Và giờ nhà có dời đi đâu, họ vẫn nhớ rửng, cất nhà hướng mặt về rừng.

Và trong đầu nhiều người dân miền Tây cũng vậy. Cả đời gắn bó với sông nước, với những chiếc ghe, xa chúng, họ nhớ ray rứt. Bởi thế, sông bên lở bên bồi, nhưng bên nào cũng có người ở. Lở thì làm kè, trồng bần, cứ thế mà sống. Dù rằng, nhiều người trong căn nhà ấy, không hề chài lưới hoặc làm nghề gì gắn bó với sông nước. Nhưng họ đã sống rất lâu bên sông, đã quen với từng tiếng ghe, tiếng máy nổ. Xa chẳng được.

Hình ảnh tại chợ nổi Cái Răng - Ảnh: Hồng Hiếu

Dù rằng, cái xóm ghe một thời lừng lẫy, sung túc ở ngang chợ nổi Cái Răng đã lụn bại dần. Dù rằng, dưới lòng sông chẳng còn bao nhiêu cá tôm vì ô nhiễm. Chợ nổi Cái Răng vẫn còn, nhưng bao lâu nữa cái hồn sẽ mất, chỉ còn cái xác để mà làm du lịch, “dụ dỗ” du khách? Chợ này rồi chỉ sẽ mua bán với nhau cho có, chủ yếu mồi chài khách phương xa? Nhưng sông vẫn là sông, ghe vẫn là ghe, chẳng gì xóa mờ được cả ký ức một thời...

Hồ Hùng


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.
5

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Khẳng định Ludwig van Beethoven bị mất thính lực do nhiễm độc chì

Qua điều trị một nữ bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc chì giống như Ludwig van Beethoven, các bác sĩ Ý khẳng định chì là nguyên nhân khiến nhà soạn nhạc bị mất thính lực.

Cuộc tình cuồng dại của siêu mẫu Kaia Gerber và Pete Davidson đã chấm dứt?

Chuyện tình mới chớm của siêu mẫu Kaia Gerber và diễn viên hài Pete Davidson dường như đã kết thúc.

9 nữ đạo diễn duy nhất từng được trao hơn 100 triệu USD để làm phim

Khi bàn về những dự án phim lớn, các studio tại Hollywood thường xem nhẹ các ứng cử viên phụ nữ cho vị trí đạo diễn.

Siêu mẫu Bella Hadid diện trang phục trong suốt lộ nội y

Bella Hadid, một trong những chân dài bốc lửa của làng mốt thế giới vừa tung những bức ảnh selfie gợi cảm trên trang các nhân. Trong ảnh, cô mặc trang phục xuyên thấu lộ nội y bên trong.

Nữ ca sĩ Hàn thừa nhận yêu cả hai giới

Jiae là một trong những ngôi sao LGBT hiếm hoi của showbiz Hàn.

Vụ tranh chấp quyền tác giả bài 'Gánh mẹ': Nhạc sĩ Quách Beem lần thứ 2 vắng mặt tại tòa

Phiên hòa giải vụ kiện quyền tác giả bài hát “Gánh mẹ" giữa ông Trương Minh Nhật và ông Đoàn Đông Đức (tức nhạc sĩ Quách Beem) bất thành vi vắng mặt bị đơn.

Phương Khánh đón xuân cùng cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản vừa tổ chức Tết cộng đồng đón Xuân Canh Tý 2020 với sự tham dự của đông đảo bà con người Việt.

Nữ vlogger đình đám bất ngờ công khai là người chuyển giới vì bị đe dọa

Bị những kẻ nặc danh đe dọa, Nikkie de Jager quyết định tự mình công khai bí mật mà cô đã che giấu từ lâu.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025