“Nhắm mắt nhìn sao”: Bạn sinh ra đã là kỳ tích, đừng khiến cuộc đời trở nên tối tăm

15/04/2020 08:00
“Nhắm mắt nhìn sao”: Bạn sinh ra đã là kỳ tích, đừng khiến cuộc đời trở nên tối tăm

Nếu một ngày, bạn mất đi đôi mắt. Nếu một ngày bạn phải dùng đôi mắt để đổi lại sinh mạng mình yêu thương. Bạn nguyện ý? Nhưng một mai thì không có nếu, bạn chỉ có thể thấy tương lai trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tương lai của sau này chính là hiện tại sắp tới, sao lại để phí hoài...

Con người nhiều khi không dám làm gì, vì lo có người dị nghị. Bạn có nghĩ nếu mình không nhìn thấy gì, không nghe được gì thì chắc sẽ tốt lắm nhỉ. Tác giả Hà Chương đã như thế, không để lỡ mất một mảnh của hạnh phúc, dám thử những thứ chưa từng thử.

Tuy không thể nhìn thấy nhưng ông đã dùng tâm hồn, trái tim để lắng nghe tất cả những âm thanh, mường tượng hình ảnh đẹp nhất trần thế. Và bầu trời đầy sao cũng thoát ra từ đó chăng?

1.   Buông lơi của số phận

Bạn đã từng cảm thấy cuộc đời mình sao khổ thế này, không có ai có thể khổ hơn nữa. Hôm nay tôi ăn cơm với rau nhưng lại than thiếu thịt. Ngày khác tôi mặc áo khoác mua năm trước lại than chán, ước có tiền mua chiếc áo mới ngay thôi.

Bạn có nghĩ thêm những cái nhưng ở đằng sau không, bạn có từng nhìn đến bên ngoài.

Thực sự mà nói thì ai cũng chỉ biết sống cuộc sống của mình, không có thời gian để bận tâm.

Nói như cách nghĩ này thực chỉ khiến bản thân thêm khổ. Nếu một ngày bạn còn được mở mắt, hít thở lắng nghe toàn bộ những âm thanh, nhìn thấy những màu sắc tuyệt vời của thế giới thì ngừng than thở với cuộc đời đi nha.

Bạn nào có hiểu thực tế quá phũ phàng với những con người đầy nghiệt ngã ngoài kia. Họ ao ước được đón nhận, thấm nhuần dáng hình âm thanh; rồi được đắm mình vào cái sắc cầu vồng của tạo hóa. Một lần và chỉ một lần thôi cũng được.

Nhưng ...

Không có một điều gì xảy ra.

Cuộc sống là bập bênh, bản thân nó vốn không công bằng.

Một ngày không còn tiền thì có thể nỗ lực vươn lên để kiếm ra tiền.

Cơn bão đi qua trời lại sáng, lỗi lầm của ta có thể được sửa chữa, có gì quá khắc nghiệt đâu?

Cứ nghĩ thế, đến khi bạn biết.

Đây là số phận, không có một đôi mắt sáng, khiếm khuyết về thính giác, thị giác... và nhiều hơn thế nữa.

Bạn biết thì bạn đủ thấy nó đau đớn cỡ nào rồi.

Cách mà số phận đưa đến nhưng không thể an bài bạn sẽ cho bạn thấy cam chịu là  như thế nào, cố gắng là như thế nào...

Nhắm Mắt Nhìn Sao có thực sự cho ta thoả mãn không cần mở mắt cũng có thể nhìn thấy những vì sao trong vũ trụ.

Bạn nghĩ sao? 

Ta mở tâm hồn, mở tiếng lòng bao uất ức nhưng đầy hy vọng.

Khi trời đủ tối, bạn có thể ngắm nhìn các vì sao.

Thế giới có đủ nốt nhạc ân tình thái thế, cớ chẳng hà ta đem nó chôn vùi vào suy nghĩ tiêu cực. Ta đang hiến tế mình cho vực đen sâu thẳm, ta không nghĩ có thể vươn lên. Tay ta không nghĩ những vì sao là nơi có thể chạm đến... rồi tiếp sau thì sao.

Hà Chương nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ tại Việt Nam và hơn thế là người có nghị lực luôn cố để chứng minh cho mọi người thấy rằng người khuyết tật thì sẽ không làm khổ người khác, có thể tự mình đứng vững trước sóng gió của cuộc đời. Ta chỉ sống một lần cho đời thôi. Đừng để ánh mắt, cái khinh bỉ dành cho ta mà vuột mất phước lành sự sống trời ban.

 

Nếu bạn từng nghĩ đôi mắt của người khiếm thị chỉ là màu tối thì hãy tự kiểm điểm lại bản thân một lần. Ta đứng đầu điểm sáng để nhìn đến góc tối của người khác thì được gì, mọi thứ bạn nhìn thấy chưa bao giờ toàn diện cả.

Bạn có tự nhận là bậc thầy đọc tương lai, tưởng tượng nhìn thấu tâm can người khác.

Có những thế giới ngoài tâm trí, nhận thức của chúng ta. Thế giới chỉ người khiếm thị mới nhìn thấy, của riêng họ.

Không trắng đen, không đơn điệu. Không gian tưởng tượng của Hà Chương là thế giới đa diện, nhiều màu sắc, lung linh và rực rỡ đến động lòng người.

Hãy tin bạn sẽ phải thừa nhận rằng mình đã lãng phí cái cuộc đời này rồi.

Từ mái tranh rơm rạ ở làng quê nhỏ bé, từ những làn điệu dân ca với nhạc cụ dân tộc... Hà Chương thong dong bước vào âm nhạc, đem những viên gạch đặt lên lần lượt xây dựng ước mơ của mình. Tác giả tìm thấy trong thế giới bị phủ tối của mình không chỉ hình khối mà cả tia sắc sức sống khác nhau, không chỉ nhìn thấy âm thanh mà cả âm nhạc. Không phải là rào cản, gai nhọn phía cuối con đường; mà là nấc thang cầu vồng sau cơn mưa vớt ta khỏi thế giới tù túng chật hẹp.

Bóng tối của chúng ta chỉ dừng lại ở mặt đất, ta không dám nghĩ đến những đều khó xảy ra, nhưng Hà Chương đã đẩy bóng tối đó lên tận trời. Một bầu trời đầy sao.

Cuộc sống nhiều khi mệt mỏi những lo toan làm ta chót phủi mờ những phút giây thụ hưởng hạnh phúc. Đừng làm khổ bản thân nữa, nhắm mắt lại mơ tưởng và thử nghĩ xa. Ta có cảm nhận được sự bình thản lan tỏa. Một lúc ta nhận ra âm thanh thế giới mới tuyệt diệu làm sao điều gì đã làm cho ta oán trách cái thế giới nhiệm màu.

Nhắm mắt lại để không còn yếu đuối nữa, để nước mắt ngưng chảy ra cho những việc vô ích. Để tiếng lòng trỗi dậy đi theo tiếng gọi của bản thân, bản lĩnh với cuộc đời. Đến lúc bạn sẽ cảm thán, mình may mắn nhường này rồi. Đời còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Mình cứ đòi hỏi hoàn hảo, liệu có quá đáng cho số phận cơ cực, tổn thương ngoài kia.

Khi đó trái tim tỏa sáng, tâm hồn tự tin soi sáng từng chặng của sự sống, để mở cửa trái tim và thấu hiểu cho những con người khiếm thính mênh mông ngoài kia.

Cuốn sách là cuộc hành trình, là tuổi đời của tác giả từ thuở ấu thơ đến lúc này đây... giọng văn miền trung hóm hỉnh vô cùng, rất dễ đọc, dễ thấm đảm bảo bạn không hề rơi giọt lệ nhưng lại dâng lên sự bứt rứt khó nói thành lời.

2.   Ánh sáng và âm thanh cuộc sống.

Là cha mẹ đáng sinh thành, dù thế nào cũng chỉ mong con mình bình bình, an an mà vui sống. Họ nhiều lúc chểnh mảng, cho mình cái quyền quyết định thay con cái. Nhưng có một điều không thay đổi: lòng vị tha cùng sự hi sinh.

Điều gì đáng sợ hơn bóng tối?

Đó là khi có một đứa con không nhìn thấy ánh sáng.

Vì vậy, những bậc cha mẹ có con khuyết tật đều vĩ đại hơn cách thông thường.

Tác giả đã được sống trong cái tình đó.

Chỉ tiếc là, ông trời không cho ai điều gì đẹp đẽ hoàn hảo. Ta luôn mang trong mình những khuyết điểm dù nhỏ hay lớn, tác động mạnh hay nhẹ đến số phận.

Từ cái ngày chập chững tập đi, cái ngày mà ba mẹ phát hiện ra đứa con trai bé nhỏ này không như bao con trả khác. Thế giới không là căn nhà, không là tài sản nữa. Tất cả là con, đôi mắt của con.

Chu du cùng cha mẹ trên chặng đường tìm ánh sáng, thời gian cứ thể đằng đẵng trôi qua. Hy vọng thì dần le lói, ánh sáng với những người như tác giả là vô cùng nhỏ nhoi. Có chỗ nào tốt cha mẹ cũng mang tác giả theo để có thể tìm lại được thứ ánh sáng trong đôi mắt trong trẻo của trẻ thơ.

Tiền dành dụm xây nhà, tiền bán bò,... cứ thế  đi mất. Không bao giờ trở lại. Cái này có giống như đem tiền vứt ra ngoài cửa sổ không chứ. Không bao giờ, cha mẹ chỉ không muốn hối hận, không muốn vuột mất cơ hội đem đôi mắt ấy trở lại một lần nữa. Dù có khó khăn thiếu thốn, ngày chỉ ăn cơm với muối, đêm chỉ nằm co ro bên manh chiếu thì cũng cố cho con.

Đứa con là một thứ gì thiêng liêng, đi liền với cơ thể trái tim. Con đau thì ba mẹ cũng đau.

Nhưng ý chí nghị lực của cha mẹ đã chiến đầu không lại với số phận của Hà Chương, không một biện pháp nào chữa được...

Quyết định trong bất lực.

Tạm thời mọi thứ dừng lại, thế mà khi về quê cha mẹ của tác giả vẫn cố gắng tìm đông tìm tây những phương thức chữa bệnh dân gian. Không bao giờ bỏ cuộc, thật phi thường cho tấm lòng của cha mẹ.

Với Hà Chương: Tôi lớn lên, quen dần với bóng tối, nên chẳng còn thấy sợ nữa. Thế là cứ yên tâm với cách người ta gọi mình là trẻ khiếm thị. Thế giới của tôi là bóng đem, và bóng đêm ấy thỉnh thoảng bị xé toạc ra bằng mấy tiếng ghi-ta...

Bố mẹ kiên trì nhưng bạn thấy đấy tác giả thì hơn. Sống giữa bao tiếng đời, sự kì thị những không hề vì nó mà sợ sệt, co mình lại. Ông đang đấu tranh, cho cái tương lai, để chứng minh rằng mình khiếm thị nhưng tâm hồn và nghị lực của mình thì không. Mình đang đóng góp cho đời, đời cần mình.

Tôi chỉ là một người nhìn thấy cuộc sống bằng âm thanh, chưa một lần biết cáu lung linh, huyền diệu của nắng. Tôi đã nhắm mắt nhìn nắng bằng sự khát khao cháy bỏng của trái tim luôn hướng về ánh sáng, hướng về mặt trời.

Bạn ạ, cuộc đời vốn nó đã ngắn. Bạn định làm gì trong hôm nay. Bạn đã nghị lực, gồng mình chống lại số phận chưa?

Tại sao một người không có ánh sáng cũng nhìn đời kiên cường như thế mà bạn lại không nhỉ.

Trên đời này, có thứ xấu thì vẫn còn thứ tươi đẹp chờ bạn khám phá lắm.

Không dừng lại, trước mắt một màu đen tối, tác giả vẫn có cách hướng nó đến điều cao hơn. Dùng sự lém lỉnh của bản thân, những lời bông đùa thể hiện cái lạc quan dù là ảo hay thực để nhìn đời, trấn an tinh thần của bậc cha mẹ. Rồi chính những thứ đó đã mang đến nhiều cái tình hơn nữa. Và nó trở thành bước ngoặt, mở ra trang mới cuộc đời mình.

Ngày mà tác giả gặp người sau này trở thành cha nuôi của mình. Người cha này phải chăng là thượng đế mang xuống để gieo mầm tương lai cho Hà Chương.

Có người nào từ dưng thành thương, sẵn sàng chạy ngược xuôi vì người khác như thế. Có rồi, người cha nuôi đã nhọc thân ghê gớm lắm. Bỏ qua lời dị nghị đàm tiếu, sự phản đối của chính quyền, hàng xóm để nhận tác giả làm con nuôi.

Theo lời, thì quá trình đó diễn ra gần một năm thế rồi lại có thêm một người cha. Nhờ người cha này mà tác giả được đi học, biết cái chữ và nhiều điều mới lạ mở ra.

Ân tình là báu vật của cõi người. Ai cũng có lý do để gặp nhau, để tưới tắm ân tình mà xóa nhòa những trêu người của số phận.

3.   Tôi đi học

Đã đến lúc, con người cần đi tìm bản ngã của cuộc đời. Ai cũng muốn nỗ lực thực hiện điều gì đó.

Cánh cổng trường mở ra, không chỉ là tri thức, nguồn sống mà còn có rất nhiều cơ hội khác...

Khi bạn đủ nỗ lực, cơ hội sẽ đến. Điều gì đó được công nhận cũng đi theo hướng đó.

Hà Chương cũng vậy. Mọi nỗ lực đều được đến đáp xứng đáng.

Câu chuyện lại tiếp tục trong những ngày tháng tới trường, với tác giả là vô cùng quý giá. Liệu có điều gì thay thế được?

Không có.

Thử làm một phép so sánh, giới trẻ ngày nay đi học thì đã khổ nhưng mà người khiếm thị lại càng nghiệt ngã làm sao.

Buổi đầu tiên đi học là học chữ và làm quen bạn mới, nhưng tác giả lại được kèm bởi một anh lớn hơn, để mà học nếp sinh hoạt, để mà lúc quen thì sẽ tự sinh tồn. Nếu một ngày nhỡ quên và đặt không đúng chỗ món đồ, bạn sẽ dặn lòng không sao, để đâu trả được. Nhưng không, chỉ một thứ nào để sai vị trí, thực hiện không đúng có thể gây nguy hiểm với người khiếm thị, bạn biết chứ?

Mọi thứ ở trường mới đều là quy tắc, con đường người khuyết tật vươn lên để sinh hoạt như người thường thật chẳng dễ. Thực sự khắc nghiệt và cần nhiều ý chí lắm.

Thời nay bố mẹ không cho yêu là cổ hủ, các trường cấm yêu cũng có khắt khe quá không.

Tại sao ngôi trường mù Nguyễn Đình Chiểu lại coi nó rất nghiêm túc, theo lời tác giả thì hai người khiếm thị yêu nhau bằng cách nào: bằng bàn tay sờ soạng nóng bỏng, và bằng cái riết nóng xuân thì. Nghe như thơ vậy.

Nhưng nếu một ngày mùa xuân ấy đi qua sẽ còn lại gì, có thể bạn cũng cảm nhận thấy. Một người không thể nhìn thấy vốn đã nghiệt ngã thử hỏi, hai người thành đôi sẽ ra sao.

Tác giả vẫn có thể khuyên một điều:

Tình yêu là thức kỳ diệu của cuộc sống. Nó khiến ta trẻ trung, hồn nhiên. Đừng ngại yêu, vì ngay cả một cơn thất tình cũng sẽ là men say của cuộc đời.

Nghĩ cũng đúng thôi. Càng cấm cản thì lại càng muốn thử, chỉ đừng vượt quá tầm kiểm soát.

Câu chuyện lại tiếp tục diễn biến khi ta theo chân tháng năm lớn lên của tác giả.

Bén duyên với đàn bầu. Tác giả không yêu đương nồng thắm, nhưng cái tác giả đắm say lúc đó lại là đàn bầu.

Thật khôi hài khi một người khiếm thi học đàn, bạn nghĩ...

Con người bình đẳng sao không?

Dù thật khó khăn với quá trình học, thời gian thì ít,đặc biệt đàn bầu thì lại càng khó đối với tiếng đàn đầu tiên.

Thế nhưng có sao. Hà Chương vẫn đi, vẫn tiếp tục không để cánh cửa đóng lại. Ông luôn tâm niệm

Đừng ngại tìm hiểu hay chinh phục một loại nhạc cụ. Khi chơi được một nhạc cụ, cuộc đời mỗi người đẹp hơn bội phần. Nè, chưa tập đã nói khó thì chữ “chữ” khó là rào cản, ngăn bạn đến với cung bậc tuyệt vời của âm nhạc.

Đây liệu có phải những vì sao sáng, từ những ân tình, kỷ niệm cùng tiếng đàn đã gắn kết những vì sao soi sáng trở lại trong trái tim con người này – Hà Chương và nhiều mảnh đời kém may mắn khác.

Đến với đàn chưa là gì, so với việc đưa tiếng đàn đến với con người tôn vinh nó, biết sự quý giá của nó.

Một chương trình ca nhạc dành cho người khiếm thị được nhiều người nghĩ: giả dối, trả ra làm sao; trục lợi thậm chí trở thành trò cười... cứ xem như những điều trên là sự thật thì thử một lần nhìn đến người khuyết tật với khát khao, mong muốn được hòa mình vào âm nhạc có gì sai?

Bạn có từng thấy thật may mắn vì mình không đứng trên sân khấu để chịu những ánh mắt này.

Bạn từng khao khát thể hiện điều gì, sau phải ngại thế.

Khiếm thị xem ra là một lợi thế, vì bạn không phải nhìn thấy ai. Khi đó, bạn trở nên gan dạ, lì lợm nhất. Nghề diễn cũng vậy, tất cả các nghệ sĩ đàn em đều được các tiền bối dạy cho kinh nghiệm là không bao giờ được run sợ trước khán giả. Sự chuyên nghiệp trên sân khấu, chỉ biết bản thân mình và hoàn thành tốt nhất tác phẩm để tỏa sáng.

Quả là một lối nghĩ tuyệt vời. Nếu đọc xong những lời bày tỏ của Hà Chương liệu bạn có cảm thấy được tiếp thêm nghị lực không vậy.

Ta không khác nhau điều gì, thậm chí ta còn được nhiều phước lành hơn những con người khiếm thị vậy tại sao lại không thử cố gắng.

Quan tâm quá nhiều đến người khác chỉ khiến ta mệt mỏi, và mất đi những nỗ lực đáng nên có.

Rồi câu chuyện về người thầy hiệu trưởng trong những năm học như một lời dạy về lối sống, chẳng phải ngẫu nhiên ta được sống trong mái ấm như bây giờ.

Bạn có biết, bao nhiêu xương máu quân dân, bao nhiêu cố gắng không bỏ cuộc để đổi lấy mảnh đất bình yên này.

Không có gì ta xin, thiếu gì ta tìm tiếp để lấp những khoảng trống đó. Đừng bao giờ dừng lại kể cả khi mục tiêu đã hoàn thành. Giống như Hồ Chủ Tịch vĩ đại, ta giành thắng lợi kháng chiến, ta tự do nhưng ta chưa độc lập thì đừng thỏa mãn. Ta độc lập thì phải tiến lên thoát nghèo, xây dựng đời sống nhân dân... và điều đó luôn đi liền với cuộc đời Người.

Thầy giáo của Hà Chương cũng thế: cố xin tài trợ, đưa trường từ danh khuyết tật đến bạt ngàn những thành tích; không thể học chữ còn phải học nghệ thuật, sống với quyền lợi ích như bao công dân khác. Đã là con người ai cũng có quyền như nhau.

Cuộc sống cho ta bông hoa quyền lợi, việc cần làm là thụ phấn và khiến nó đơm bông. Nếu không thì hoa nở và hoa lại tàn.

Và bạn sẽ biết hậu quả của việc chờ đợi ngày mai mà không cố gắng.

Sống buông thả có thể hủy hoại đời mình. Người nghệ sĩ chuyên nghiệp phải có những kế hoạch để sẵn sàng dấn thân cho nghệ thuật.

Tương lai trong tầm tay.

Bạn nghĩ người khiếm thị học nhạc ra để làm gì?

Cùng lắm là hát rong, bạn nghĩ.

Lầm rồi, Hà Chương là một tay chơi trong các giải thưởng. Không bỏ qua bất cứ cuộc thi nào.

Mới chỉ mười ba tuổi nhưng gia tài của ông nhiều nhất chắc phải kể về giải thưởng. Và kể cả sau này cũng là thế...

Nếu bạn thích các show âm nhạc, thử xem VIETNAM'S GOT TALENT 2014 nơi khiến tác giả đến gần với khán giả.

Hãy đi tiếp trên chặng đường trưởng thành,... chặng đường theo ông là chưa bao giờ dừng lại. Tính sao đây mọi thứ như đang dừng lại ở con số 13, bạn muốn biết giờ Hà Chương như thế nào, nhiều năm qua rồi có tốt hơn ngày xưa? Bạn tò mò thì cũng là một thành công của người viết...

4.   Lời kết

Không thể tiết lộ tiếp tình tiết nhưng bạn biết đấy cờ bạc ăn nhau về cuối, và cả nửa đầu cũng chưa thể cho bạn biết về Hà Chương.

Để bạn biết đây đó ngoài kia, người ta thiếu thốn, người ta không bằng bạn nhưng người ta mãi có thể hơn bạn nếu người ta có nghị lực. Từng nghe thế này, khi mà bạn còn đang ngồi xem phim, nằm ườn thì những người đẹp hơn bạn đang cố gắng, người khốn khó hơn cũng cần mẫn biết bao. Bạn đang chấp nhận sự tạm bợ của bản thân...

Bạn chắc phải lên Internet rồi tìm hiểu từ khóa “Hà Chương” ngay đi.

Chỉ mong bạn có thể khác cốt ghi tâm một số đúc rút của chính tác giả:

1.   Khi bạn dũng cảm bước qua những giới hạn của bản thân, bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị đằng sau nó.

2.   Không chỉ chơi nhạc, bất kỳ môn gì nếu muốn đứng chung sánh vai với thiên hạ cũng đều phải học và ráng học cho giỏi vào.

3.   Đời sống như một chiếc tủ mà hạnh phúc là nỗi buồn luôn lẫn lộn trong các ngăn kéo. Hôm nay vui, mai này bật khóc là lẽ thường. Chỉ có điều tôi biết nâng niu cả những nỗi buồn và sắp xếp chúng một cách ngăn nắp.

4.   Người khiếm thị không có đôi tai thính hơn người thường đâu. Bằng chứng là rất nhiều người khiếm thị không chơi nhạc được. Khi đam mê đủ lớn, bất kỳ ai cũng có thể thành công.

5.   Tuổi trẻ là thời gian tươi đẹp nhất, đừng bao giờ để phí hoài. Và hãy luôn có một niềm tin vào những ước mơ mình ấp ủ và vươn tới.

6.   Hơn một người sống trong bóng tối, tôi là một người đàn ông và cách duy nhất để tồn tại là trưởng thành.

Ít hơn một điều , không làm bạn đau khổ. Nhiều hơn một thứ, lại khiến bạn phân vân. Đâu là bạn?

-------------

 Review chi tiết bởi Muncilpe – Bookademy.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024