Grigori Perelman là nhà toán học người Nga. Ông bắt đầu yêu thích toán học khi mới 10 tuổi, khi ấy ông đã có thể giải các phương trình toán học ở trình độ đại học. Perelamn đã từng là một cái tên xa lạ với mọi người cho đến năm 2006, khi mà cái tên này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Sinh ra và lớn lên ở Saint Petersburg, Nga, Perelman không xuất thân từ một gia đình giàu có. Cha mẹ của ông cũng không ai theo con đường tri thức, họ đều là công nhân nhà máy. Từ năm 10 tuổi, Perelman đã tham gia câu lạc bộ toán học. Giáo viên dạy toán của ông lúc đó tên là Sergei Rukshin, ông ấy được mệnh danh là thần đồng 19 tuổi lúc bấy giờ và cũng là thần tượng của Perelman.
Rukshin đã truyền cảm hứng cho Perelman sử dụng khả năng toán học của mình để "theo đuổi những điều phi thường". Perelman không chỉ giỏi toán học mà ông còn là một thiên tài xuất chúng khi có thể giải những bài toán phức tạp trong đầu mà không cần viết ra bất kỳ phép tính nào.
Đam mê trở thành cách sống
Thời gian trôi qua, Perelman cũng có được tấm bằng tiến sĩ. Vì ông ấy có đam mê bất tận nên toán học luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của ông ấy. Ông tính toán mọi thứ ông sẽ làm, thậm chí ông tính toán cả giá trị tình bạn và các hành vi xã hội khác. Mọi thứ trong cuộc sống đều được ông sắp xếp một cách chi tiết.
Năm 1994, Perelman đến Hoa Kỳ để thảo luận với các nhà toán học tài ba khác. Ở đó, ông đã giải được định lý Soul, một định lý toán học rất phức tạp do Gromoll và Cheeger tạo ra từ năm 1972 mà từ đó đến giờ chưa ai có thể giải được.
Chỉ với bốn trang giấy Perelman đã giải quyết gọn nhẹ vấn đề nan giải của nhiều thập kỷ qua trong khi các nhà toán học khác đã viết ra hàng tá cuốn sách mà vẫn chứ giải quyết được gì. Và kể từ đó cái tên Perelman đã vang danh khắp Hoa Kỳ. Ông thậm chí còn nhận được lời mời làm giảng viên từ hai trường đại học Stanford và Princeton nhưng ông đều từ chối.
Năm 1995, ông trở lại Nga và ngừng hoạt động với cộng đồng toán học quốc tế. Bởi vì ông biết họ muốn nổi tiếng và được mọi người ngưỡng mộ nhờ vào công việc của họ. Perelman không có hứng thú với điều này thậm chí ông cho rằng đó chỉ là những điều không liên quan và cản trở công việc của ông mà thôi.
Giải quyết một trong bảy bài toán Millennium
Các bài toán Millenium được coi là những bài toán khó nhất cho đến thời điểm hiện tại. Perelman muốn giải giả thuyết Poincaré, một bài toán được đưa ra bởi nhà toán học người Pháp Henri Poincare vào năm 1904, liên quan đến các cấu trúc bên trong của định dạng ba chiều. Chứng minh giả định này là một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà toán học thế giới suốt 100 năm qua.
Từ năm 1995 đến năm 2002, Perelman dành phần lớn thời gian của mình để giải bài toán này. Trong suy nghĩ của ông ấy mọi thứ đều có logic, toán học cũng vậy, và ông hiểu rằng sự phức tạp đi kèm với sự cống hiến. Đây là cái giá toán học đưa ra cho chúng ta và buộc chúng ta phải trả bằng thời gian và công sức của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng làm điều đó.
Vào tháng 11 năm 2002, Perelman đã xuất bản một bài báo trong đó ông đã trình bày về việc ông đã giải được bài toán mà chưa ai giải được hơn một thế kỷ qua- Poincare Conjecture. Để bất kỳ bài báo học thuật nào, đặc biệt là lĩnh vực toán học, được chấp nhận thì phải qua quá trình kiểm duyệt chặt chẽ, tuy nhiên, bài báo của Perelman chưa từng được ai kiểm duyệt.
Ông không cần bất kỳ ai kiểm duyệt bài của ông. Vì ông không muốn nổi tiếng. Ông đã viết rõ điều này trong bức thư gửi đến Cambridge để trả lời lý do bài báo của ông chưa được xác thực.
Năm 2006, Perelman nhận được huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học. Đây là giải thưởng tương đương với giải Nobel nhưng Perelman là nhà toán học đầu tiên và cũng là duy nhất từ chối giải thưởng này.
Từ chối 1 triệu USD
Điều Perelman không biết và thực sự không quan tâm là giải được Poincare Conjecture đi kèm với giải thưởng trị giá 1 triệu USD do Viện Toán học Clay từ Cambridge, Massachusetts cung cấp. Vào năm 2010, khi ông được đề nghị nhận số tiền thưởng này, một lần nữa ông lại từ chối. Sau đó vì ông đã từ chối số tiền lớn như thế nên ông ấy trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn từ một chương trình truyền hình của Nga, ông đã trả lời như thế này khi được hỏi lý do ông từ chối giải thưởng:
"Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình." - Grigori Perelman
Có vẻ như đối với Perelman, ý nghĩa cuộc sống của ông xoay quanh việc làm những gì ông yêu thích và đồng thời cũng giúp đỡ người khác. Cho đến nay ông vẫn là người duy nhất từ chối giải thưởng cho công việc của mình và tôi nghĩ rằng điều Perelman đã dạy chúng ta một bài học bổ ích.
Trong cuộc sống, chúng ta không nên theo đuổi một điều gì đó vì nó mang lại danh vọng hay tiền bạc, mà hãy theo đuổi vì đó là điều chúng ta yêu thích. Tiền không bao giờ có ý nghĩa đối với Perelman vì dù có hay không có 1 triệu USD kia, ông vẫn sẽ sống một cuộc sống như ông đang sống.
Cách sống đơn giản nhưng lại phức tạp của ông giúp chúng ta có thể hiểu được rằng khi chúng ta quan tâm quá nhiều đến vật chất, chúng ta sẽ quên mất việc tận hưởng cuộc sống. Trong cuốn sách Perfect Rigor được viết bởi Masha Gessen, tác giả mô tả cách thức mà Perelman đã cố gắng xác định ý nghĩa của cuộc sống, từ đó ông phát hiện ra rằng ý nghĩa của cuộc sống là giúp đỡ những người xung quanh bạn bằng cách làm những gì bạn giỏi nhất và yêu thích nhất.
Theo MED