Tôi tốt nghiệp đại học đã 5 năm. Tuần vừa rồi, tôi đã tham dự một cuộc họp lớp bạn đại học. Cảm xúc của tôi thật khó tả sau bao năm gặp lại kèm theo sự bẽ bàng nhận ra rằng: Khoảng cách thu nhập giữa tôi và bạn bè là quá lớn. 5-6 bạn học tốt nhất lớp tôi sau 5 năm tốt nghiệp đã trở thành nhân viên cốt cán của công ty với mức lương hàng năm là hơn 1,5 tỉ đồng. Còn các bạn học kém nhất, mức lương hàng tháng chỉ từ khoảng 6-10 triệu đồng. Cũng có những người thời "mài đũng quần trên ghế giảng đường" học rất tệ, giờ đây là chủ một doanh nghiệp lớn. Tiền lương hàng tháng của tôi là 21 triệu đồng, thuộc mức trung bình.
Khi bước ra khỏi cổng trường đại học, tôi từng có suy nghĩ phải làm việc chăm chỉ trong vài năm mới đổi đời, nhưng bạn bè của tôi vừa nhận bằng đã được các công ty lớn săn đón và trả lương cao ngất ngưởng. Tại sao giữa mọi người sau 5 năm tốt nghiệp lại có khoảng cách lớn quá vậy?
Câu trả lời của tôi là: Khoảng cách giữa bạn và bạn học sau khi tốt nghiệp lớn đến mức nào không thực sự phụ thuộc vào mức độ nỗ lực, mà nó phụ thuộc vào khả năng phán đoán giá trị. Khả năng phán đoán giá trị là gì?
Đó là biết cách chọn - biết mình phải làm gì quan trọng hơn cắm đầu nỗ lực không biết ngày mai.
Trước tiên hãy để tôi kể câu chuyện về Tong Wenhong.
Năm 1999, Jack Ma thành lập Alibaba. Năm 2000, Ali thiếu một nhân viên tiếp tân và đăng tin chiêu mộ người hiền. Vì lúc bấy giờ, Ali không nổi tiếng nên nhiều cô gái trẻ xinh đẹp gạt bỏ Ali vì cho rằng công ty này không xứng để họ cống hiến. Sinh viên đại học thậm chí còn chế nhạo Ali vì suy nghĩ này nhưng Tong Wenhong đã chấp nhận gia nhập Ali một cách quyết đoán và làm nhân viên tiếp tân.
Lúc đó không có nhiều người theo dõi Jack Ma. Vì vậy, mặc dù làm tại quầy lễ tân, nhưng Tong Wenhong cũng nhận được 0,2% cổ phần do sự can đảm đầu quân và trung thành cống hiến. Ngày 19 tháng 9 năm 2014, Alibaba đã công khai tại Hoa Kỳ và có giá trị thị trường cao tới 231,4 tỷ đô la Mỹ. Tong Wenhong, người nắm giữ 0,2% cổ phần đã trở thành một tỷ phú.
Jack Ma cũng kể một câu chuyện khác:
"Vào năm 2001, tôi đã phạm một sai lầm. Tôi đã nói với 18 người đồng sáng lập của tôi rằng họ chỉ có thể là người quản lý và tất cả các phó chủ tịch phải được thuê từ bên ngoài. Họ chẳng bận tâm và kiên quyết theo tôi gây dựng cơ nghiệp.
Đã hơn mười năm trôi qua, những người tài tôi thuê từ bên ngoài đã ta đi, chỉ còn 18 đồng nghiệp đã theo tôi từ lúc khởi nghiệp và bây giờ họ đã trở thành phó chủ tịch hoặc giám đốc.
Dễ thấy, những người thành công sau khi tốt nghiệp, trên thực tế, hầu hết không phải vì họ làm việc chăm chỉ hơn bạn, mà là bởi vì họ đã chọn một nền tảng tốt.
Đơn vị nơi tôi từng làm việc, có một "ma cũ". Anh ấy làm việc rất chăm chỉ và đồng nghiệp trong công ty rất thích anh ấy. Nhưng điều kỳ lạ là nhiều người dù cũ hay mới đầu quân cho công ty đều đã được tăng lương nhưng anh này thì lại không. Cuối cùng, một ngày nọ, anh không thể không phát điên lên rằng: "Tôi đã luôn tin vào một câu: Miễn là bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có được lợi nhuận tốt. Cuối cùng thì sao? Ai cũng được tăng lương và thăng chức. Còn tôi, tôi không tồn tại trong công ty sao? Tôi đã làm việc rất chăm chỉ mà. Nhưng tại sao lương của tôi lại thấp đến vậy?"
Lúc này, một nhà lãnh đạo nói với anh ta: "Cậu là một nhân viên bán hàng tham gia vào hậu cần, công việc của cậu chỉ là điền vào biểu mẫu và vận chuyển mọi thứ mỗi ngày. Làm thế nào tôi có thể cho cậu một mức lương cao?"
Cậu thanh niên muối mặt, câm lặng bước ra khỏi phòng làm việc.
Nếu bạn là người thông minh, bạn phải biết cách đưa ra những đánh giá về giá trị. Chọn vị trí có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Một số vị trí, có người rất dễ thành công nhưng cũng có người thất bại. Cho dù bạn giỏi đến đâu, thu nhập của bạn sẽ không cao.
Cho dù bạn có tìm thấy một nền tảng tốt hay không thì bạn nên làm một điều: trở thành một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp bạn chọn. Hơn nữa, mục tiêu này càng sớm được xác định thì càng tốt.
Nếu bạn là một người đầy tham vọng muốn tạo dựng sự nghiệp, tốt nhất là chọn phát triển trong một thành phố lớn. Tôi có một người bạn là kiến trúc sư, đã làm việc ở TP.HCM. Vào cuối năm 2012, giống như nhiều người khác, thành phố đầy rẫy áp lực nên bạn tôi xin nghỉ việc và về quê mua một ngôi nhà và an cư tại đây.
Sau đó anh ta mở một công ty thiết kế và nghĩ "Dù sao đi nữa, thiết kế ở quê hay thành phố, chỗ nào cũng giống nhau thôi." Nhưng trong vòng nửa năm, anh đã thay đổi ý tưởng này. Ở quê, anh gặp phải ba "điểm trừ chí mạng":
Thứ nhất: Có ít cơ hội vì có quá ít doanh nghiệp để đàm phán.
Thứ hai: Tính thẩm mỹ ở quê khác xa với một thành phố lớn.
Thứ ba: Mối quan hệ được coi trọng hơn khả năng.
Thiết kế ở các thành phố lớn về cơ bản phụ thuộc vào khả năng. Thiết kế ở quê về cơ bản phụ thuộc vào các mối quan hệ giới thiệu giúp.
Vì vậy, sau nửa năm, anh ấy đã không mở được một doanh nghiệp theo ý mình. Thấy không ổn, anh bán nhà và quay lại thành phố một lần nữa.
Nếu bạn có một giấc mơ lớn, thành phố là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi vì các thành phố hạng nhất có ba điểm cộng sau:
Tài nguyên: Các thành phố đông đúc, thu thập tài nguyên và cơ hội dễ hơn.
Sự công bằng: Bởi vì các thành phố là suy nghĩ khá thoáng, có nhiều người có khả năng ở đây. Mọi người kiểm tra và cân bằng lẫn nhau, hành động theo các quy tắc đảm bảo sự công bằng tương đối.
Tầm nhìn: Những điều mới sẽ tiếp tục mở rộng tầm nhìn của bạn vì đó là vô tận, để bạn thỏa sức sáng tạo.
Khoảng cách giữa bạn và bạn học sau khi tốt nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trong thực tế, nó phụ thuộc vào một điều, đó là: Tài sản. Cách đây không lâu, tôi đọc một câu chuyện thú vị trên Internet, nguyên văn như sau:
"Năm trước, tôi đã đến Bắc Kinh để tìm việc làm. Các đơn vị đỗ một chiếc xe thể thao Porsche ở tầng dưới. Chủ sở hữu của chiếc xe thể thao này lại là ông chú cắt tỉa cây xanh trong đơn vị chúng tôi. Tôi đã ngạc nhiên và hỏi đồng nghiệp của tôi một cách bí mật, "Có phải ông ấy là cha của chủ tịch?"
Các đồng nghiệp cười: Ông là một nhân viên ngành công nghiệp hóa chất. Tôi sững sờ: Tôi có thể lái một chiếc Porsche với mức lương của mình không?
Một đồng nghiệp cho biết: "20 năm trước, ông ấy đã để dành tiền mua 7 căn nhà và bây giờ ông đã kiếm được lợi nhuận từ việc cho thuê. Tiền thuê một ngôi nhà ấy có thể mua chiếc Porsche này."
Đừng quên làm tốt bài toán thu nhập. Thu nhập của người bình thường thường được chia thành hai loại:
Một là thu nhập do trao đổi sức lao động để lấy thù lao. Loại thu nhập này có một đặc điểm: một khi công việc bị dừng lại, không có thu nhập.
Hai là thu nhập tài sản, là sử dụng vốn tự có để kiếm thu nhập, chẳng hạn như cho thuê, cổ tức, vốn cổ phần… Đặc điểm của loại thu nhập này là: nếu bạn không làm việc, nó vẫn sẽ ở đó và sinh lời. Vì vậy, sau khi làm việc hai hoặc ba năm,
Chúng ta phải học cách từ từ kiếm tiền từ lao động thuần túy. Sau đó, chuyển sang thu nhập tài sản. Nói cách khác, bạn phải học cách đầu tư và quản lý tiền.
Có một nhà văn đã kể một câu chuyện thú vị:
Vài năm trước, vợ anh muốn mua một ngôi nhà ở gần trường. Khi anh ta đếm tiền tiết kiệm của mình, số tiền ấy không đủ thanh toán.Vợ anh đành phải đi khắp nơi vay mượn và sau một hồi thương lượng giá cả, chủ nhà đồng ý bớt tiền và anh đã mua được nhà. Kết quả là chỉ 2 năm sau, giá nhà đất đã tăng gấp đôi. Anh đã vô cùng hạnh phúc: "May mắn là tôi đã mua nó."
Anh nhận định "Tôi có hơn mười năm kinh nghiệm đầu tư và tôi biết rõ mọi thứ. Cô ấy thậm chí còn hỏi mọi người thủ tục mượn ngân hàng. Tôi nghĩ vợ mình hóa điên vì ngôi nhà đó". Nhưng trong vấn đề này, anh đã rơi vào suy nghĩ nghèo nàn ngay từ đầu.
Anh đã không nghĩ về việc liệu nhà ở của trường học có phải là một mục tiêu cần thiết và hợp lý hay không, cái trước tiên anh xem xét liệu tiền có đủ không. Đây là sự khác biệt giữa suy nghĩ của người nghèo và của người giàu:
Đặc điểm của tư duy kiểu người nghèo là sống trong khả năng của họ còn tư duy kiểu người giàu là định hướng mục tiêu những gì sắp làm.
- Những suy nghĩ nghèo nàn về việc mua một ngôi nhà:
"Tôi có bao nhiêu tiền gửi và thu nhập hàng tháng của tôi là bao nhiêu?
Có nên mua nhà? Loại nhà nào? "
- Còn người giàu nghĩ về việc mua nhà thì lại khác:
"Tôi muốn mua nhà không, tôi muốn mua loại nhà nào? Tôi có bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu nữa? Cách giải quyết số tiền thiếu ấy?
Khoảng cách giàu nghèo giữa các bạn cùng lớp, trong nhiều trường hợp, nó không phản ánh qua tiền lương, mà nó được phản ánh trong thu nhập tài sản chứ không phải việc bạn nỗ lực nhiều hay ít.
Rất nhiều người nghĩ rằng, bạn là ai sẽ quyết định bạn làm gì. Nhưng trên thực tế điều này nên làm ngược lại. Những gì bạn quyết định làm và đang làm xác định bạn là ai.
Những người có thu nhập cao hơn bạn không phải họ thông minh hơn bạn mà là, họ học cách đưa ra những đánh giá giá trị.
Theo Trí Thức Trẻ