Người nghèo liều mạng làm, người giàu thảnh thơi kiếm: Không hiểu được điều này, có vất vả tới đâu cũng khó kiếm được nhiều tiền

06/02/2021 07:30
Người nghèo liều mạng làm, người giàu thảnh thơi kiếm: Không hiểu được điều này, có vất vả tới đâu cũng khó kiếm được nhiều tiền

Rất nhiều người cho rằng khoảng cách giàu nghèo là vấn đề của xuất thân, cũng đúng, xuất thân quả thực có ảnh hưởng tới vận mệnh của mình người, nhưng tự cổ chí kim, những tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng cũng không phải là hiếm.

Thực ra, nguyên nhân mấu chốt để giải thích cho cái nghèo của một người nằm ở FQ, trí tuệ tài chính của một người, và cả phương thức tư duy của họ.

Có một câu hỏi có thể được xem là vấn đề muôn thuở rằng: người giàu dựa vào cái gì mà giàu? Còn người nghèo sao lại cứ nghèo mãi thế?

Rất nhiều người cho rằng đó là vấn đề của xuất thân, cũng đúng, xuất thân quả thực có ảnh hưởng tới vận mệnh của mình người, nhưng tự cổ chí kim, những tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng cũng không phải là hiếm. Thực ra, nguyên nhân mấu chốt để giải thích cho cái nghèo của một người nằm ở FQ, trí tuệ tài chính của một người, và cả phương thức tư duy của họ.

Tư duy người nghèo, thích hưởng thụ cuộc sống, không có "tầm nhìn quan"

Các nhà kinh tế đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về những người bán hàng rong ở Ấn Độ:

Những người bán hoa, rau và trái cây trên phố, hình thức kinh doanh của họ rất đơn giản, sáng nào họ cũng đến chợ đầu mối mua hàng, ngày nào bán hết ngày đó thu lại được vốn.

Những người bán hàng rong này không có nhiều tiền, họ sẽ vay ngân hàng 1.000 rupee để đi lấy hàng hàng, và một nửa thu nhập hàng ngày của họ sẽ được tích góp lại để trả tiền lãi.

Nếu những người bán hàng rong có thể bớt mua một cốc trà hay ăn ít đồ ăn vặt mỗi ngày, họ có thể tiết kiệm 5 rupee mỗi ngày để đi lấy hàng, và sau 50 ngày làm việc chăm chỉ, họ có thể không cần phải đi vay 1.000 rupee từ ngân hàng nữa.

Nghe thì có vẻ không khó, mất khoảng 2 tháng là đã có thể thoát ra được cảnh đi vay tiền.

Nhưng vì tư duy của người nghèo, họ thích tận hưởng một chút đồ ăn vặt, thích tự thưởng cho mình trà bánh mỗi ngày, nên họ luôn bị kẹt trong cái vòng luẩn quẩn vay tiền, trả lãi, vay tiền, trả lãi.

Có thể bạn sẽ nói rằng vấn đề lớn nhất của những tiểu thương này chính là không có tiền, nếu có nhiều tiền hơn một chút, cuộc sống của họ chắc chắn sẽ tốt hơn.

Nhưng thực tế lại phát hiện ra rằng không phải như vậy.

Các nhà kinh tế đã giúp hàng trăm người bán hàng rong trả nợ cho ngân hàng, trong vài tháng đầu, những người bán hàng rong đó không mắc nợ, họ không tiêu xài hoang phí, cũng không vay mượn nữa, số tiền kiếm được mỗi ngày đều được tiết kiệm.

Nhưng trong những tháng tiếp theo, những người bán hàng ấy bắt đầu trở lại trạng thái ban đầu, họ lại bắt đầu vay tiền, trả lãi, vay tiền và vay lãi trở lại.

Chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi, mọi số nợ của họ lại quay trở lại trạng thái ban đầu.

Tư duy người nghèo đã bịt kín kế hoạch lâu dài, khiến họ chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt, chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, và những "quả bom" tiếp theo cứ thế âm thầm được chôn vùi.

Người nghèo liều mạng làm, người giàu thảnh thơi kiếm: không hiểu được điều này, có vất vả tới đâu cũng khó kiếm được nhiều tiền - Ảnh 1.

Tư duy người giàu, phá bỏ định kiến, dùng ít tiền nhất để cho ra lợi ích lớn nhất

Nếu hỏi những doanh nhân thành công nhất thế giới là ai, họ chắc chắn là người Do Thái. Trong danh sách người giàu năm 2012 của Forbes, 21 trong số 40 người giàu là người Do Thái! Họ chiếm tới hơn một nửa số người giàu hàng đầu trên thế giới.

Nếu có 500.000 USD, làm thế nào để bạn đảm bảo rằng tất cả chúng đều an toàn? Cách tốt nhất dĩ nhiên là gửi vào ngân hàng, nhưng két an toàn của ngân hàng sẽ tính rất nhiều phí dịch vụ.

Hãy xem cách người Do Thái làm:

Một người Do Thái bước vào một ngân hàng ở New York, đến bộ phận cho vay và ngồi xuống.

"Thưa Ngài, tôi có thể giúp gì được cho ngài?", quản lý bộ phận vừa hỏi vừa quan sát người bước vào: bộ đồ Tây đắt tiền, giày da cao cấp, đồng hồ chính hãng, kẹp cà vạt đính đá quý.

"Tôi muốn vay tiền."

"Thưa Ngài, Ngài muốn vay bao nhiêu?"

"1 USD"

"Chỉ 1 USD thôi ư?"

"Đúng vậy, chỉ 1 USD. Có được không?"

"Tất nhiên là được, chỉ cần có đảm bảo, bao nhiêu cũng được hết."

"Được thôi, vậy những món đồ đảm bảo này có được không?"

Nói xong, người Do Thái lấy ra một đống cổ phiếu, công trái… từ trong chiếc túi da sang trọng của mình và đặt chúng trên bàn của người quản lý.

"Tổng cộng 500000 USD, vậy có đủ không?"

"Tất nhiên là đủ rồi. Nhưng Ngài quả thực chỉ cần vay 1 USD thôi ư?"

"Đúng vậy", nói xong người Do Thái nhận lấy 1 USD.

"Lãi suất năm là 6%, chỉ cần Ngài trả đủ 6% lãi suất, 1 năm sau, chúng tôi có thể trả lại Ngài những cổ phiếu này."

"Cảm ơn".

Nói xong, người Do Thái rời khỏi ngân hàng.

Một giám đốc chi nhánh khác quan sát được từ đầu đến cuối câu chuyện đã cảm thấy rất khó hiểu, có tới 500000 USD, nhưng tại sao lại tới ngân hàng vay 1 USD? Anh ta hoang mang chạy theo người Do Thái: "Xin lỗi, chào Ngài…"

"Có chuyện gì ư?"

"Tôi thực sự không hiểu, Ngài có 500000 USD, nhưng tại sao lại chỉ đến vay 1 USD? Nếu muốn vay 300 hay 400 ngàn thì ngân hàng cũng sẽ rất vui vẻ đồng ý…"

"Cảm ơn anh đã quan tâm. Chỉ là trước khi đến ngân hàng của anh, tôi đã hỏi một vài ngân hàng khác, két an toàn của họ rất đắt. Vì vậy, tôi sẽ gửi những cổ phiếu này vào ngân hàng của anh. Giá thuê một năm quá rẻ, chỉ 6 USD. "

Người nghèo liều mạng làm, người giàu thảnh thơi kiếm: không hiểu được điều này, có vất vả tới đâu cũng khó kiếm được nhiều tiền - Ảnh 2.

Hai kiểu tư duy, hình thành nên hai thái cực: người nghèo liều mạng làm việc, người giàu thảnh thơi kiếm tiền.

Phương thức tư duy của người Do Thái nói với chúng ta rằng: hãy mang hơi thở của người giàu.

Người Do Thái sở dĩ có thể ghi tên mình trong danh sách người giàu trên thế giới đó là bởi phương thức tư duy của họ, có thể nói, ngay từ bé họ đã được bồi dưỡng cho mình phương thức tư duy này thông qua cuốn sách kinh điển của họ mang tên "Talmud".

Những người mù quáng đuổi theo phong cách hành sự của người Do Thái thường sẽ nhận lấy thất bại. Họ mù quáng sùng bái sự giàu có của người Do Thái mà không biết rằng thứ người Do Thái sùng bái chính là "tri thức và trí tuệ".

Trong thói quen của người Do Thái có quy định như này:

Khi bạn nghèo và phải bán gì đó đi để tồn tại, thứ đầu tiên bạn nên bán là vàng, đá quý, đất đai và nhà cửa. Sách trong gia đình bạn sẽ không được bán nếu đó không phải là phương sách cuối cùng.

Người Do Thái nghiện sách, những người chưa từng có đất đai, sống cuộc đời lang thang như họ có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng lại quyết không từ bỏ sách, vậy loại sách này có sức hút gì kinh ngạc tới vậy?

Người nghèo liều mạng làm, người giàu thảnh thơi kiếm: không hiểu được điều này, có vất vả tới đâu cũng khó kiếm được nhiều tiền - Ảnh 3.

"Chỉ cần bạn còn sống, trí tuệ sẽ luôn theo bạn. Nó khác với tài sản, chỉ cần con người còn sống, thành tựu giáo dục sẽ còn đó và sẽ có nhiều cơ hội hơn chờ đợi bạn. Hãy tận dụng trí óc và tư duy để làm giàu."

Đây là một trong những câu nói kinh điển trong cuốn "Talmud", "Talmud" đi sâu vào những khía cạnh xã hội của người Do Thái như tu thân, kết bạn, cư xử, giải quyết công việc, chiến lược… Thông qua những câu chuyện và ví dụ đặc sắc, nó thể hiện một cách toàn diện và ngắn gọn về trí tuệ độc nhất vô nhị của dân tộc Do Thái trong cuộc sống.

"Talmud" nói: "Khi không có đủ khả năng mua giày, có thể mượn người khác, làm vậy sẽ nhanh hơn là đi chân trần."

Ý muốn nói, giá trị của bạn nằm ở bộ não của bạn, và bạn phải học cách mượn tài nguyên của người khác.

"Talmud" đã tạo ra hàng ngàn người Do Thái giàu có, nó chứa đựng trí tuệ kiếm tiền, có giá trị học tập và tham khảo cao cho các nhà kinh doanh. Còn bạn, nếu đang nuôi dưỡng ước mơ làm giàu, hãy tìm đến cuốn sách này, biết đâu nó có thể cho bạn một vài gợi ý có ích và hay ho trong trường hợp của bạn.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025