Người bình thường kiếm cớ, người ưu tú tìm phương pháp: Cách làm việc và kiếm tiền hiệu quả

07/06/2021 07:30
Người bình thường kiếm cớ, người ưu tú tìm phương pháp: Cách làm việc và kiếm tiền hiệu quả

Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện, không phải vì bạn không thích mà có thể lựa chọn lại một lần nữa, mà là ban đầu không thích, rồi cứ làm cứ làm, vậy là nảy sinh ra sự nhiệt huyết, sự đam mê.

Gần đây công ty có tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, yêu cầu mỗi một phòng ban phải tập một bài nhảy tập thể. Vì bình thường công việc mọi người cũng khá căng, nên những người chủ động tham gia những hoạt động như này cũng không được nhiều, phần lớn đều là bị chỉ định tham gia.

Mới chỉ tập luyện 2 ngày mà đã có không ít nhân viên nào là xin nghỉ vì việc nhà, nào là vì bệnh. Đây cũng là lý do vì sao mà nhiều hoạt động văn nghệ hay kết nối nhân viên thường không được như kế hoạch. Cá nhân tôi cho rằng, vấn đề này thuộc về vấn đề tâm lý, phần lớn mọi người đều xem việc nhảy nhót này là một gánh nặng, một trách nhiệm, vừa tốn thời gian vừa không được tăng lương nên trốn được thì cứ trốn.

Nhưng cũng cùng trong một nhóm, ngược lại lại có những thành viên biết rõ rằng việc nhảy nhót này là không thể chối từ, vì vậy rất tích cực luyện tập, cũng rất nhiệt tình. Họ không chỉ luyện tập theo giờ giấc được sắp xếp, thậm chí còn tranh thủ luyện tập thêm ở nhà.

Hiện trạng này khiến tôi bỗng nhớ tới lời mà Margaret Hilda Thatcher, hay Nữ Nam tước Thatcher, người đàn bà thép, một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học từng nói:

"Chú ý tới suy nghĩ của bạn, bởi lẽ nó quyết định ngôn từ của bạn.

Chú ý tới ngôn từ của bạn, vì nó có thể làm chủ hành vi của bạn.

Chú ý hành vi của bạn, bởi lẽ nó có thể trở thành thói quen của bạn.

Chú ý thói quen của bạn, bởi vì nó có thể tạo nên tính cách của bạn.

Chú ý tới tính cách của bạn, bởi lẽ nó có thể quyết định cuộc đời của bạn."

Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện, không phải vì bạn không thích mà có thể lựa chọn lại một lần nữa, mà là ban đầu không thích, rồi cứ làm cứ làm, vậy là nảy sinh ra sự nhiệt huyết, sự đam mê.

Lấy ví dụ chuyện nhảy nhót, nhìn một cách ngắn hạn thì nó làm ảnh hưởng tới công việc, làm loạn tiết tấu cuộc sống, nhưng nhìn một cách dài kỳ, nó không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, rèn luyện sức khỏe, tăng sự đoàn kết mà biết đâu còn trở thành một món nghề khác của bạn.

Hoạt động văn hóa văn nghệ của công ty không tham gia, nhưng vì giảm cân, thà bỏ tiền đi tập ở các trung tâm thể thao, hiện trạng như này trong cuộc sống không phải là hiếm.

Người bình thường kiếm cớ, người ưu tú tìm phương pháp: muốn làm tốt mọi việc, trước tiên hãy tìm ra điểm gây hứng thú của công việc đó - Ảnh 1.

Trong một cuốn sách có tên "Khả năng cải thiện nghịch cảnh" có một câu nói khiến con người ta phải suy ngẫm như này: "Người giao sữa thường khỏe hơn cơ thể uống sữa".

Con người ta trong quá trình lười biếng, ỷ lại vào sự hiện đại, văn minh, đồng thời cũng đang làm ngược lại rất nhiều chuyện. Cùng là đi bộ, nếu coi đi bộ giống như một việc bắt buộc, một "khoản chi", kiểu tự dưng phải bỏ sức ra, bạn sẽ rất dễ mệt, rất dễ nảy sinh ra tâm lý chán nản.

Nhưng nếu bạn coi nó là một sự "thu nhập", thì mọi chuyện tự nhiên sẽ khác. Đi bộ là một phương pháp luyện tập rất tốt, vừa tốt cho tim mạch vừa có thể giảm béo. Hơn nữa trong quá trình đi bộ, bạn vừa có thể một mình suy nghĩ vừa có thể tận hưởng được phong cảnh bên đường. Nhiều lợi ích như vậy, ai mà chẳng thích phải không?

Bạn xem, cùng là một sự việc, nhưng nếu bạn điều chỉnh góc độ nhìn nhận và suy nghĩ, kết quả sẽ khác nhau.

Cũng giống như có một câu nói rất hay rằng: "Người tầm thường tìm cớ, người tài giỏi tìm phương pháp". Tìm ra được điểm gây hứng thú ở việc mà mình phải làm, hãy cố gắng gắn kết cuộc sống và công việc lại với nhau.

Người bình thường kiếm cớ, người ưu tú tìm phương pháp: muốn làm tốt mọi việc, trước tiên hãy tìm ra điểm gây hứng thú của công việc đó - Ảnh 2.

Cùng là công việc, một bộ phận người có tâm lý làm cho qua ngày, ngày nào biết ngày đấy. Nhưng nếu bạn thay đổi cách nghĩ, gắn kết công việc và sự phát triển lại với nhau, điều chỉnh từ suy nghĩ "làm việc cho người khác" sang "làm việc cho chính mình" thì sao?

Nếu trong tư tưởng, bạn cho rằng mình đang "làm việc cho người khác", bạn sẽ trở nên rất bị động, cho rằng thời gian và sức lực của mình chỉ là khoản chi ra, từ đó rất dễ nảy sinh ra tâm lý sống cho qua ngày, làm việc qua loa, hời hợt, không nhiệt tình, hay phàn nàn.

Nhưng nếu đổi sang chế độ "làm việc cho mình", bạn sẽ có động lực học hỏi thêm nhiều thứ, không chỉ trở nên chủ động hơn trong công việc, sáng tạo hơn, mà còn biết tìm cách học hỏi từ người ưu tú hơn. Bởi lẽ công việc với bạn lúc này chính là một khoản thu chứ không phải khoản chi, làm việc với tâm thái này, công việc sẽ trở nên chủ động, tích cực và nhiệt huyết hơn rất nhiều.

Thứ quyết định vận mệnh của một người, ngoài vận may và thiên phú ra thì còn là tâm thái. Tâm thái, cách nghĩ của bạn quyết định bạn là một người như nào, có một cuộc sống ra sao. Vì vậy, khi cảm thấy khó chịu, không thích, áp lực, đừng vội nói "không". Bình tĩnh lại, nghĩ xem nó có những ý nghĩa và giá trị dài hạn nào mà mình chưa nhìn ra hay không.

Đổi phương thức tư duy, nhìn nhận vấn đề, đổi sang một tâm thái tích cực hơn, đối mặt với sự việc một cách đúng đắn, nói không chừng nó chính là một cơ hội, một sự tích lũy, một sự rèn luyện rất tốt cho bạn, chỉ là tạm thời cái tốt đó vẫn chưa được thể hiện ra mà thôi. Người có tâm thái như vậy, nhất định sẽ là những người luôn được bước trên những con đường trải đầy hoa hồng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025