Khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản rất lớn, phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vĩnh viễn!

20/11/2021 13:00
Khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản rất lớn, phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vĩnh viễn!

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.

Con người không thể nghèo cả đời, nếu ai đó nghèo cả đời mà không thể tự thay đổi mình thì chắc có lẽ đó là do suy nghĩ lệch lạc từ trong xương máu.

Trên thực tế, có những tư duy của người giàu tuy không thể giúp một người trở nên giàu có ngay lập tức, nhưng ít nhất nó cũng mang lại sự thay đổi trong suy nghĩ, và mục tiêu để người nghèo thoát nghèo.

Trong tư duy của người giàu và người nghèo, tư duy về tiền bạc được coi là then chốt tạo nên 2 số phận, 2 cuộc đời khác biệt. Hãy xem khác biệt như thế nào: 

#1

Người nghèo cho rằng: "Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu". 

Còn người giàu lại bảo rằng: "Thiếu thốn tiền bạc mới là nguồn gốc của mọi điều xấu".

#2

Đứng trước một món đồ đắt tiền, người nghèo nói: "Tôi không bao giờ có thể mua nổi vật đó".

Còn người giàu thì tự nhủ: "Làm thế nào để mua được vật đó?".

Một bên là câu khẳng định, còn bên kia là câu hỏi. Một bên khiến bạn rũ bỏ trách nhiệm, còn bên kia buộc bạn phải suy nghĩ…

#3

Trong quan niệm về việc học, người nghèo nói: "Phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt". 

Người giàu thì nói: "Học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt".

Người giàu tư duy: Khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản rất lớn, phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vĩnh viễn!  - Ảnh 1.

#4

Về chuyện mua nhà, người nghèo tin rằng: "Ngôi nhà là số đầu tư nhiều nhất và là tài sản lớn nhất".

Người giàu lại nghĩ khác: "Ngôi nhà cũng là một khoản tiền phải trả, và nếu ngôi nhà là khoản đầu tư lớn nhất của bạn thì bạn gặp rắc rối rồi đấy".

#5

Người nghèo quan tâm đến việc viết một lá đơn xin việc thế nào cho ấn tượng để có thể tìm được việc làm tốt.

Người giàu quan tâm đến việc viết ra một dự án kinh doanh tài chính như thế nào để có thể tạo ra công ăn việc làm.

#6

Người nghèo luôn nghĩ rằng: "Mình sẽ chẳng bao giờ giàu lên nổi". Lời tiên đoán ấy trở thành sự thật.

Ngược lại, người giàu luôn tin rằng mình giàu có, ngay cả khi thất bại thảm hại bởi một cuộc đầu tư lớn không thành.

Người giàu nói rằng: "Có khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản. Phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vĩnh viễn.

#7

Người nghèo làm việc vì tiền.

Người giàu bắt đồng tiền làm việc cho mình.

Người giàu tư duy: Khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản rất lớn, phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vĩnh viễn!  - Ảnh 2.

#8

Người nghèo khi đi làm thường mang tâm lý trách móc, đổ lỗi cho nhà tuyển dụng, cho thị trường lao động, rằng tại sao họ làm việc vất vả mà lương thấp, phúc lợi không tương xứng.

Người giàu hiểu rằng không thể trải thảm mọi con đường trên mặt đất, mà chỉ có thể bảo vệ đôi chân của mình bằng cách mang giày vào. Nếu không thể thay đổi người khác, thì phải thay đổi chính mình để thích nghi.

#9

Người nghèo luôn trong tình trạng túng thiếu. Họ nghĩ rằng giải pháp là phải được tăng lương, có thêm nguồn thu nhập để có nhiều tiền hơn. Nhưng càng có nhiều tiền hơn, họ lại càng mắc nợ nhiều hơn. Bởi vì họ rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của nỗi sợ và lòng tham. Họ sợ túng thiếu nên muốn có nhiều tiền, nhưng khi có nhiều tiền hơn họ lại tiêu xài nhiều hơn mức trước đây để rồi rơi vào sợ hãi trở lại.

Người giàu khác người nghèo ở chỗ họ thoát ra được cái vòng luẩn quẩn ấy.

(Tham khảo từ cuốn sách Rich dad, poor dad của tác giả Robert Kiyosaki)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025