Cháy nhà thờ Đức Bà Paris: Phục chế ‘tượng đài’ kiến trúc đã 850 năm tuổi không dễ

19/04/2019 09:35
Cháy nhà thờ Đức Bà Paris: Phục chế ‘tượng đài’ kiến trúc đã 850 năm tuổi không dễ

Khi tro bụi hỏa hoạn đã lắng xuống quanh Notre Dame, nhiệm vụ tu bổ nặng nhọc chuẩn bị bắt đầu. Tái dựng tòa kiến trúc nổi tiếng "cất giữ" 850 năm lịch sử nước Pháp cũng có thể được xem như nỗ lực kỳ công mới nhất để hồi sinh một công trình đặc biệt vốn không ngừng "thay da đổi thịt" hàng thế kỷ nay.

Với công trình từng mất 107 năm xây dựng, trải qua không ít lần sửa chữa suốt chặng đường dài tồn tại, công chúng vẫn có quyền hy vọng nhà thờ Đức Bà Paris sẽ sớm tìm lại sự huy hoàng của nó. Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra chia sẻ xúc động về thảm kịch Notre Dame, rằng người Pháp quyết “chung tay dựng lại nhà thờ”, với tổng số tiền quyên góp đạt con số ấn tượng 670 triệu USD chỉ trong vòng 24 giờ sau khi vụ cháy diễn ra.

Lượng ngân quỹ dồi dào giúp nhiều người yên tâm rằng hoạt động tu bổ Notre Dame đang được xúc tiến thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề kinh phí, điều mà nhiều người lo ngại là quá trình trùng tu sẽ diễn ra như thế nào, sẽ gặp những khó khăn, rủi ro gì...?

Nỗi lo an toàn hậu đám cháy

Đối với bất kỳ dạng công trình nào chịu thiệt hại từ hỏa hoạn, an toàn vẫn là ưu tiên trước nhất và hàng đầu. Khu vực chính của nhà thờ lớn, cùng 2 tháp chuông cạnh bên, dẫu đã được cứu, theo lời nhà chức trách, thì một phần của Notre Dame vẫn tiềm ẩn khả năng sụp đổ bởi vụ cháy.

Trần nơi sảnh chính nhà thờ cháy âm ỉ giữa vụ hỏa hoạn. Tro lửa và gạch vụn liên tục rơi xuống sàn

Phần còn lại của mái vòm khi lửa đã được dập tắt

Trước khi gạn lọc những chi tiết công trình có thể và không thể khôi phục, cần bước đầu tiến trình tu bổ “bao gồm việc ngăn chặn nguy cơ thiệt hại nối tiếp sau vụ cháy”, theo sử gia kiến trúc Jonathan Foyle. Ông nhận định cấp thiết nhất hiện giờ là dựng một mái vòm tạm thời cho nhà thờ.

“Notre Dame ngay lúc này đang ướt đẫm nước từ lượng nước chữa cháy phun thẳng vào tòa nhà. Phía chịu trách nhiệm trùng tu sẽ cần đến một phương án bao bọc, bảo vệ”, vị sử gia cho biết.

Đấy, thực tế không phải một yêu cầu dễ đáp ứng. Frédéric Létoffé, chuyên gia đứng đầu Hội đoàn Trùng tu di tích lịch sử Pháp, đánh giá: “Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều cố gắng, hơn cả chuyện chống đỡ và gia cố nhà thờ”.

“Chúng tôi đề xuất xây dựng bộ giàn hỗ trợ kiên cố, với phần mái che tạm đủ sức bao bọc toàn bộ đoạn mái vòm bị hư hại, để đảm bảo hạn chế tối thiểu tác động của thời tiết”, Létoffé trả lời báo giới Paris.

Tăng cường gia cố nhà thờ

Kiến trúc sư John Burton tán đồng ý kiến nhanh chóng lắp đặt mái vòm tạm. Burton, người có nhiều năm kinh nghiệm trùng tu những nhà thờ lớn với phong cách Gothic tương tự, cho rằng việc này sẽ giúp ích rất lớn đối với khâu kiểm tra, gia cố Notre Dame sau vụ cháy.

Ông nói “điểm tối quan trọng trong kiến trúc Gothic là sự cân bằng. Notre Dame có thể đứng vững bấy lâu nhờ tất cả bộ phận được sắp đặt khoa học nhằm nâng đỡ lẫn nhau. Phần trụ tường nơi xảy cháy, vốn trước kia từng chống đỡ không gian sảnh chính nhà thờ, nay đang rất yếu”.

Nếu làm tốt mục tiêu gia cố - bảo vệ nhà thờ, đội ngũ trùng tu mới có thể bắt đầu đánh giá thiệt hại và lên kế hoạch tu sửa. Burton ước đoán công cuộc tái dựng nhà thờ nhiều khả năng sẽ kéo dài hàng năm liền.

Cứu vớt giá trị lịch sử

Để ra quyết định quan trọng xoay quanh công tác trùng tu, giới chức Pháp cần có cái nhìn chính xác về một nhà thờ trung cổ, đặc biệt là khối kiến trúc đồ sộ như Notre Dame.

Lính cứu hỏa dập tắt tàn dư cuối cùng của đám cháy, rạng sáng 16.4

“Phần mái trần với khung bằng gạch cổ xưa ở nhà thờ tiềm ẩn trong chúng những giá trị lịch sử đến nay vẫn chưa được hiểu tường tận”, sử gia Foyle tiết lộ. “Nhà thờ Đức Bà Paris không hề có ghi chép công trình (giấy tờ liên quan đến việc xây dựng như bản vẽ, bảng kê vật liệu...). Nhiều người đều biết nhà thờ được xây từ năm 1163, hoàn thành về cơ bản vào khoảng năm 1240. Nhưng ngoài ra, không ai nắm rõ điều gì về tiến trình xây dựng nơi này”.

“Chứng cứ những lần trùng tu sau đó chỉ có thể kiểm chứng bằng mắt, thế nên bạn sẽ phải viện đến cả một đội quân chuyên gia khảo cổ học để nắm rõ chi tiết nào cần được tu bổ, cũng như cách sắp đặt mọi thứ về đúng vị trí ban đầu”.

Kiến trúc sư gạo cội Peter Riddington, người từng tham gia trùng tu lâu đài cổ Windsor (tỉnh Berkshire, đông nam nước Anh) sau vụ hỏa hoạn gây tổn thất lớn năm 1992, nhận xét chính quyền Paris nên sớm di dời một số vật phẩm khảo cổ quý giá còn đang lưu giữ ở hiện trường đám cháy.

“Nhìn nhận từ thảm họa ngày nào của lâu đài Windsor, hẳn tại Notre Dame vẫn còn lưu lại ít nhiều sàng, tường gạch cũ quý giá,” Riddington nói. Ông đề xuất: “Tôi nghĩ phía nhân viên điều tra nên chia khu vực bị thiệt hại thành từng phạm vi nhỏ, kiểm tra và rà soát kỹ mỗi nơi. Bất cứ vật chứng, mảnh vỡ vật liệu nào còn lưu lại đều có thể hữu ích đối với công tác phục dựng công trình trong tương lai”.

Mặt khác, sắp tới, khi được hỗ trợ pháp lý đầy đủ, người Pháp sẽ phải gọi đến một ủy ban chuyên ngành với nhiệm vụ phục chế từng góc lớn nhỏ của nhà thờ, từ dãy cửa sổ kính màu đến những chi tiết chạm trổ bằng vàng kinh điển ở kiến trúc Gothic. Một kiến trúc sư trưởng sẽ quyết định tái dựng - lắp tổng thể thiết kế Notre Dame. Mục đích chính yếu là "trả" nhà thờ về với dáng vẻ nguyên thủy hoàn chỉnh.

Vòng lặp mới của "tạo dựng, phá hủy và sửa chữa"

Kết quả của hoạt động trùng tu, tuy nhiên, không phải luôn nhằm hồi sinh dấu ấn quá khứ. Công nghệ và xu thế kiến trúc đương đại có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tái dựng di tích lịch sử, kể cả những ‘biểu tượng’ lịch sử khó thay thế như Notre Dame.

Chiếc Cutty Sark với cấu trúc kính phía ngoài, nay là một bảo tàng tàu biển ấn tượng

Một ví dụ rõ nét ở đây là Cutty Sark - chiếc thuyền chở hàng đóng vào thế kỷ 19, được xem là huyền thoại ngành hàng hải Anh quốc. Sau vụ tai nạn hỏa hoạn diễn ra năm 2007, nỗ lực trùng tu chiếc thuyền cổ tiêu tốn 50 triệu euro (65 triệu USD). Nhóm tu bổ đã cho lắp đặt một cấu trúc kính trong hoàn toàn mới, những tiện nghi hiện đại hơn trên thuyền, đã thực sự biến Cutty Sark thành địa chỉ du lịch nổi tiếng tại London.

Kiến trúc sư Riddington thảo luận thêm về tiềm năng phục dựng Notre Dame theo xu hướng mới: “Người làm chuyên môn như chúng tôi dự đoán, có thể đúng hoặc không, rằng chính quyền địa phương sẽ muốn tái sinh nhà thờ Đức Bà theo đúng chỉnh thể cổ kính của nó. Nhưng đấy không phải lựa chọn duy nhất”.

“Trong quá khứ, nhà thờ từng trải qua một số vụ hỏa hoạn, và sau đó, nó được tái dựng, tu bổ không ít lần. Mỗi lần như thế, Notre Dame lại khoác lên ít nhiều những chi tiết kiến trúc khác nhau, qua từng thời kỳ lịch sử”.

Một đoạn tháp hình chóp ở Notre Dame đổ sụp sau đám cháy bùng phát đột ngột hôm 15.4.2019. Đoạn tháp cũ này, trên thực tế, là chi tiết tái dựng sau một cuộc đại trùng tu nhà thờ diễn ra vào thế kỷ 19. Kiến trúc sư phụ trách quá trình tu sửa lúc bấy giờ, Eugène Viollet-le-Duc, đã quyết định cho xây phần đỉnh chóp cao hơn, chi tiết hơn so với nguyên bản trước đó.

Hoạt động trùng tu kể trên còn được minh chứng qua một loạt đổi thay khác trong tổng thể nội, ngoại thất nhà thờ. Sử gia Foyle nói “Notre Dame không phải một công trình ‘hóa đá’ trước dòng chảy thời gian. Ngược lại, từ đầu thế kỉ 13, nó đã không ngừng ‘chuyển dịch’ cùng với nước Pháp”.

Ông chia sẻ “thứ bạn nghĩ vừa bị tiêu hủy hoàn toàn tối 15.4 thực chất không phải một phần được bảo vệ hoàn hảo, bất di bất dịch của nhà thờ Đức Bà. Thay vào đó, bạn có thể nhìn về tai nạn đáng tiếc này như một chu trình tái lặp hoạt động "xây dựng, tàn phá và sửa chữa". Notre Dame đã sống qua chiến tranh, qua những cuộc đại cải cách, và tôi nghĩ vụ cháy này sẽ lần nữa biểu trưng cho sức sống của nhà thờ”.

Như Ý (nguồn: CNN)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
3

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
4

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
5

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Tiểu thuyết về 'Thằng gù nhà thờ Đức Bà' bán chạy sau cơn hỏa hoạn

Chỉ vài giờ sau vụ hỏa hoạn thiêu cháy nhà thờ Đức Bà, cuốn tiểu thuyết về "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" đã đứng đầu bảng xếp hạng doanh số của trang Amazon Pháp.

Những điều ít người biết về nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tôn giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên hòn đảo Ile de la Cite của Paris...

Ca sĩ Đông Nhi bật khóc, Hà Anh Tuấn đoạt cú đúp giải Cống hiến lần thứ 14

Sau hơn 10 năm miệt mài hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, ca sĩ Đông Nhi đã xuất sắc vượt qua các ca sĩ khác như: Tùng Dương, Bích Phương, Lan Anh, Thanh Lam để giành chiến thắng ở hạng mục Ca sĩ của năm trong giải thưởng âm nhạc Cống hiến lần thứ 14.

Hình ảnh ấn tượng về Nhà thờ Đức Bà Paris trong những tác phẩm điện ảnh

Với "The Hunchback of Notre Dame", "Amélie" hay "Midnight in Paris", khán giả được chiêm ngưỡng công trình nổi tiếng ở nhiều giai đoạn lịch sử.

Hai ông trùm làng thời trang Pháp quyên góp hàng trăm triệu USD để trùng tu nhà thờ Đức Bà Paris vừa bị cháy

Chưa đầy 24 tiếng sau khi diễn ra vụ hỏa hoạn thiêu hủy nhà thờ Đức Bà, hàng trăm triệu USD đã được huy động cho công tác trùng tu và tái thiết. Điều này chứng tỏ công trình này mang ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với người dân Pháp nói riêng và cả thế giới nói chung.

Sao Việt bày tỏ sự nuối tiếc khi nghe tin nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa

Tâm trạng đau xót và cầu nguyện là những gì loạt sao Việt đang làm khi chứng kiến địa danh nổi tiếng thế giới - Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa khiến đỉnh tháp 850 năm tuổi bị sụp đổ.

Hàng ngàn người khóc và cầu nguyện khi Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa

Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy khoảng 19 giờ ngày 15.4 (giờ địa phương - rạng sáng ngày 16.4 giờ VN)khiến người dân nước Pháp và thế giới bàng hoàng, đau buồn.

Hàng ngàn người khóc và cầu nguyện khi Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa: 'Nghệ thuật và lịch sử bị phá hủy trước mắt chúng ta'

Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy khoảng 19 giờ ngày 15.4 (giờ địa phương) khiến người dân nước Pháp và thế giới bàng hoàng, đau buồn.

Sống an vui - Khi bình an trở thành món quà quý giá

Từ sách - Phim - Quìn - 04/04/2025 08:00
Trong nhịp sống hiện đại đầy hối hả, chúng ta không ngừng tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại quên mất rằng, bình an mới là nền tảng của hạnh phúc thực sự.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 04/04/2025