Theodore Roosevelt. Ông là một trong những nhân vật được tôn trọng nhất của thế kỷ 20 và được coi là một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Theodore Roosevelt không chỉ đọc rất nhiều sách mà còn là một độc giả “tốc độ”. Có một câu chuyện kể rằng, khi viết thư cho một người bạn, Roosevelt đưa ra một danh sách giới thiệu 100 cuốn sách mà ông ấy đã đọc trong hai năm trước đó. Roosevelt là một trong những người đàn ông đọc nhiều nhất trong lịch sử, và việc đọc sách đã phần nào định hình số phận của ông.
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng trẻ em tiếp xúc với sách và từ vựng càng sớm thì càng dễ thành công trong việc học từ mới và càng có nhiều lợi ích từ những trải nghiệm hàng ngày.
Bằng chứng rõ ràng là: đọc rất quan trọng đối với sự phát triển từ vựng, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Có rất nhiều lợi thế khi phụ huynh đọc sách cho trẻ em đồng thời có rất nhiều nghiên cứu để hỗ trợ điều đó.
Mọi người đều biết lợi ích của việc đọc sách cho trẻ em nghe. Nhưng ít phụ huynh làm được điều đó. Mặc dù một báo cáo gần đây tuyên bố rằng 80% cha mẹ không có thời gian cũng không tự tin vào khả năng đọc của họ, nhưng rất khó để xác định độ chính xác của những phát hiện này.
Điều ta chắc chắn là văn hóa đọc đang dần dần phai mờ. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể có thói quen đọc sách cho con cái của mình. Roosevelt đã đưa một số lời khuyên quan trọng như:
“Một cuốn sách phải thú vị đối với một độc giả cụ thể tại một thời điểm cụ thể.”
Điều quan trọng chúng ta phải luôn nhớ là cả chất lượng và số lượng đều cần thiết đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ nhỏ.
“Làm những gì bạn có thể, với những gì bạn sẵn có, với nơi bạn đang ở.”
Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng việc đọc sách cùng con chỉ 10’ mỗi ngày là đủ để tạo nên sự khác biệt to lớn trong sự phát triển của trẻ.
Nếu bạn không có 30 phút rảnh mỗi ngày, chỉ cần đọc 10 phút.
Nếu bạn không có 10 phút mỗi ngày, chỉ cần đọc 10 phút một tuần.
Nếu bạn không thể đọc cho con mình nghe, hãy tự sáng tạo ra những câu chuyện. Nói với chúng về chuyện của bạn, chuyện của chúng và về thế giới.
Có những lúc thảo luận còn có giá trị hơn việc đọc.
“Thật đáng buồn khi thất bại, nhưng còn đáng buồn hơn nếu bạn không thử để thành công.”
Một bài học mà chúng ta có thể học được từ Roosevelt là tầm quan trọng của việc “bắt đầu”.
Sau đây là 6 bước đơn giản giúp bạn tạo dựng được văn hóa đọc trong gia đình.