5 kiểu nhân viên luôn là "cái gai trong mắt" sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi

26/04/2020 16:55
5 kiểu nhân viên luôn là "cái gai trong mắt" sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi

Ở mỗi nơi làm việc lại có một kiểu sếp khác nhau, người may mắn thì gặp được ông chủ dễ tính, người xui xẻo thì phải nghe quát mắng suốt ngày. Dù đúng hay sai, phận làm nhân viên cũng phải chịu “ngậm bồ hòn làm ngọt” để có thể tồn tại lâu dài.

Trên thực tế, ai cũng cố gắng làm việc chăm chỉ để có một cuộc sống tuyệt vời hơn. Họ muốn trở nên giàu có, đạt địa vị cao trong xã hội, gặp gỡ những người xuất chúng và mở mang trí tuệ của mình. Nhưng đôi khi để sớm thực hiện mục tiêu này, họ phải biết nhượng bộ đôi chút nơi công sở. Nếu không, cả đời này dù nhọc công đến đâu cũng chẳng thể lọt vào “mắt xanh” của sếp, con đường thăng tiến coi như gián đoạn.

Dưới đây là 5 kiểu nhân viên dễ làm phật lòng cấp trên, mong bạn không một trong số những người này.

Cứng đầu, bảo thủ

 5 kiểu nhân viên luôn là cái gai trong mắt sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm  - Ảnh 1.

Những người này giống hệt con nhím, cứ động vào là giãy nảy . Dù là đồng nghiệp hay sếp lớn họ cũng không để vào mắt, luôn luôn tin vào chủ kiến của riêng mình, có khuyên gì cũng chẳng lọt vào tai.

Ở nơi công sở thật ra khó tồn tại cái gọi là “công tư phân minh”. Bản thân sếp cũng thích người này, không thích người kia, khi giao việc ít nhiều đều chứa đựng tình cảm trong đó. Do đó, làm gì cũng không nên “cãi” sếp nhiều, phải biết giữ thể diện cho người ta.

Đau đầu ở chỗ, kiểu nhân viên này cũng tựa như con ruồi, khiến người khác bực mình nhưng lại không thể tùy ý sa thải, nhất là ở các công ty, xí nghiệp nhà nước. Biết vậy, họ càng được đà lấn tới, không có ý thức chủ động trong công việc, khiến cấp trên rất khó kiểm soát.

Đối với kiểu người này, chỉ có thể khuyên một câu: Nếu muốn làm sói thì hãy ra bên ngoài mà thể hiện, đừng gây chuyện thị phi nơi công sở. Nếu cam phận làm chó thì phải ngoan ngoãn, cố gắng làm việc cho tốt, tranh thủ học hỏi và phấn đấu để có cơ hội thăng tiến.

Thích làm trái ý lãnh đạo

 5 kiểu nhân viên luôn là cái gai trong mắt sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm  - Ảnh 2.

Những người thích làm trái ý lãnh đạo phần nhiều đều sở hữu năng lực giỏi, cá tính mạnh. Trong quá trình làm việc, nếu có bất đồng ý kiến với sếp cũng sẽ không ngừng tìm cách bảo vệ quan điểm của mình.

Tuy nhiên, việc gì cũng có giới hạn của nó. Nếu cứ hết lần này đến lần khác tự cho mình đúng, kiểu nhân viên này sẽ để lại ấn tượng xấu trong mắt sếp, khiến sếp vô cùng thất vọng.

Nói cách khác, hành động không nể nang gì lãnh đạo chính là một biểu hiện của “EQ thấp”. Nếu thực sự có vấn đề gì, họ hoàn toàn có thể tự mình giải quyết, không cần trực tiếp ra mặt chống đối.

Là nhân viên, chúng ta không cổ vũ thói xu nịnh lãnh đạo bất kể tình huống, nhưng cũng chẳng thể tùy tiện đối đầu và làm trái lời họ liên tục. Đa phần các sếp đều yêu quý những người biết nghe lời, dễ quản lý và ghét những kẻ năng lực đã yếu lại cứ thích lớn tiếng thể hiện.

Làm việc kém cỏi

 5 kiểu nhân viên luôn là cái gai trong mắt sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm  - Ảnh 3.

Ở nơi công sở, kiêng kỵ nhất là kiểu nhân viên làm việc lề mề, không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Đây chính là những người chỉ biết làm vướng chân đồng nghiệp, thậm chí còn khiến cho dự án đình trệ vì phải chờ họ bắt kịp tiến độ.

Do đó, trong công việc, chúng ta tuyệt đối không được phép rơi vào tình huống này. Làm gì cũng phải chú ý từng bước, luôn cố gắng hoàn thành tốt bổn phận của mình, dù là công việc thường ngày hay nhiệm vụ sếp giao. Nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng tụt lại phía sau và trở thành gánh nặng của người khác.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao năng suất làm việc. Trước khi bắt tay vào nhiệm vụ, chúng ta phải lên kế hoạch rõ ràng, cố gắng hoàn thành trong khoảng thời gian đã đặt ra. Sau khi làm xong, chúng ta cũng nên nhìn lại toàn bộ quá trình, xem chỗ nào còn thiếu sót thì nghĩ cách để khắc phục. Có như vậy thì mới làm tốt được công việc của mình một cách lâu dài.

EQ thấp

 5 kiểu nhân viên luôn là cái gai trong mắt sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm  - Ảnh 4.

Vấn đề mấu chốt của người có EQ thấp là họ chỉ biết cắm đầu vào làm việc, không để ý gì tới chuyện duy trì các mối quan hệ, cũng chẳng biết tại sao mình lại kiệt sức. Đấy mới là điều đáng buồn mất.

Kiểu người này ít khi động não suy nghĩ, vừa nhận nhiệm vụ liền vùi mặt vào làm, không biết tính toán xem đâu là cách tốt nhất để hoàn thành công việc, chỉ cần không sai là được. Do đó, năng lực của họ mãi cũng không thể phát triển, vậy nên lại càng vô duyên với con đường thăng quan tiến chức.

Những người này tuy tệ, nhưng không tệ bằng kiểu nhân viên chẳng cần biết phải trái đúng sai mà cứ thích cãi. Ta nói A, họ nói B; ta nói C, họ nói D - nhìn chung là không bao giờ có cùng quan điểm.

Kể cả không thích nịnh nọt lãnh đạo, những người này cũng không nên thường xuyên khiêu chiến với cấp trên. Họ phải biết rằng sếp chính là nhân vật chủ chốt quyết định lương bổng và sự nghiệp của họ.

Do đó, muốn tồn tại lâu dài nơi công sở, phải biết vị trí của mình ở đâu, có thể bất đồng ý kiến nhưng tuyệt đối không nên thách thức cấp trên.

Vượt cấp

 5 kiểu nhân viên luôn là cái gai trong mắt sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm  - Ảnh 5.

Không để ý chức vụ mà báo cáo vượt cấp chính là hại người, tự hại mình. Sếp to sẽ trách sếp nhỏ không biết quản lý nhân viên, bản thân sếp nhỏ cũng sẽ nghĩ bạn không tôn trọng mình, chưa kể bản thân bạn cũng chẳng giải quyết được vấn đề.

Ngày nay, hiện tượng này không phải là hiếm nơi công sở. Nhiều nhân viên chẳng chú ý gì đến cấp bậc mà cứ báo cáo lung tung, không coi lãnh đạo trực tiếp của mình ra gì.

Những người hay báo cáo vượt cấp chính là những người không hiểu quy tắc nơi làm việc. Đây cũng là kiểu nhân viên mà lãnh đạo thường không ưa nhất, bởi bọn họ thường làm hỏng việc, không quan tâm tới tập thể mà chỉ chăm chăm nghĩ cho bản thân mình.

(Theo Aboluowang)

Nhịp sống kinh tế


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024