Nhà văn Lian Yue từng có một câu nói rất nổi tiếng: "Nếu bạn không thể sống theo cách bạn muốn, thì sớm muộn gì bạn cũng bị điều khiển và sống theo cách cuộc sống muốn." Hối hận là thứ chẳng thể giúp ít được gì cho chúng ta. Muốn có một tương lai tốt đẹp thì nhất định bạn phải sớm lên kế hoạch và thực hiện nó.
Tại sao những sinh viên ưu tú thường là những người biết lập kế hoạch và hành động sớm? Vì mọi thứ ở trường đại học phụ thuộc vào sự chủ động. Nếu họ không sớm biết bản thân muốn gì, bắt đầu tập trung từ đâu, mà đợi đến năm cuối mới hành động, vậy mọi thứ đã muộn!
Nếu bạn không có sự chuẩn bị trước, sẽ rất dễ mất định hướng trong những lựa chọn có rào cản thấp.
"Không hài lòng với hiện trạng" không phải việc gì đáng chê trách. Miễn là chúng ta nên nhận ra bản thân nên bắt tay thay đổi từ đâu?
1. Bạn muốn trở thành người như thế nào?
Câu chuyện này chắc hẳn được rất nhiều người biết đến: Một người phụ nữ tranh cãi với chủ quán ăn sáng vì ông ấy đã bỏ thiếu một quả trứng. Cô ấy yêu cầu được hoàn tiền nhưng ông chủ quán đã từ chối. Tranh luận không được, người phụ nữ đột nhiên ngồi xuống che mặt bật khóc.
Một vị khách khác bất ngờ nói: "Chỉ là một quả trứng thôi, có gì đâu phải khóc?"
Lúc này, người phụ nữ mới nức nở đáp: "Tôi khóc vì đã qua cái tuổi 30 rồi vẫn phải cãi nhau với người ta chỉ vì một quả trứng. Đây không phải cuộc sống mà tôi mong muốn."
Rất nhiều người đều như thế, khi còn trẻ thì có đủ loại ước mơ và hoài bão, nhưng sau này lại bị thực tế vùi dập đến đáng thương.
Nếu bạn không muốn bị cuộc sống điều khiển, bạn nhất định phải sớm định hướng xem bản thân muốn trở thành người thế nào!
Tâm điểm giới thời trang? Một doanh nhân thành công? Hay nhà văn nổi tiếng? Hay người bình thường sống yên ổn qua ngày? Dù là điều gì, hãy nắm chắc và định hướng cho rõ ràng rồi nỗ lực hành động hết mình vì điều đó!
2. Nên đáp ứng những điều kiện gì?
Bước đầu tiên chỉ giúp bạn chỉnh lý lại tâm trạng. Làm việc gì cũng vậy, cần có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực đó. Bạn muốn mở quán cà phê thì phải có quỹ khởi nghiệp, có kiến thức về cà phê, cách vận hành cửa hàng, những kiến thức cơ bản về tiếp thị,…
Như vậy, bạn mới có đủ khả năng hiện thực hóa việc bạn muốn làm.
Muốn thành công thì không được vội, nếu chưa đủ kinh nghiệm vậy nên học hỏi thêm trước khi đưa ra quyết định liều lĩnh.
Chấp nhận dấn thân và dám mạo hiểm là đức tính tốt. Nhưng tiền đề là bạn phải có đủ khả năng chống chọi rủi ro và chịu đựng thất bại.
3. Làm thế nào để đáp ứng các điều kiện?
Đây là bước quan trọng nhất của toàn bộ kế hoạch. Bạn có thể tự mình học hỏi hoặc hợp tác với người khác để giảm bớt gánh nặng và áp lực.
Những yêu cầu khác nhau sẽ có các cách giải quyết khác nhau, bạn phải tùy theo tình hình thực tế của mình mà hành động.
Nếu bạn đã có nguồn lực gia đình tốt, không có áp lực về mặt tài chính. Vậy có thể hành động ngay, và tích lũy kinh nghiệm ngay trong quá trình làm việc.
Nhưng nếu nền tảng gia đình của bạn chỉ ở mức trung bình, vậy hãy lập kế hoạch rõ ràng, để dành vốn khởi nghiệp.
Lúc tích lũy vốn, chúng ta có thể làm thêm những công việc bán thời gian có mức thu nhập tương đối cao.
Nhưng bạn cũng nên phân biệt rõ ràng, không được lãng phí quá nhiều thời gian cho các công việc bán thời gian có thu nhập thấp.
Bởi vì ở tuổi trung niên, chạy theo những công việc thế này sẽ chỉ khiến bạn khó phát triển!
4. Bạn muốn hiện thực nó đến mức độ nào?
Một kế hoạch hiệu quả mới có thể đem lại kết quả tốt. Vậy kế hoạch hiệu quả cần gì?
Cụ thể, khả thi, phù hợp và có thời hạn!
Ví dụ: "Tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết" không phải là kế hoạch. Mà "Tôi muốn hoàn thành một cuốn tiểu thuyết 600 000 từ trong 3 tháng, trung bình mỗi tuần làm không dưới 5000 chữ." Đây mới là kế hoạch sơ bộ!
Hãy để bản thân bạn có một cái nhìn rõ ràng về việc thực hiện cũng như tiến bộ của cá nhân bạn.
Về nguyên tắc, sau khi đã lập kế hoạch thì không nên thay đổi nó thường xuyên.
5. Kế hoạch của bạn có hợp lí không?
Sau một thời gian thực hành, bạn cần xem lại kế hoạch có khả thi không, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian này.
Đây là một cách tư duy giữa việc lập kế hoạch – liệt kê điều kiện – tìm giải pháp và định hướng, kiểm tra phản hồi.
Bạn cũng có thể áp dụng điều này vào mọi khía cạnh của cuộc sống.
Hãy nhớ câu nói: Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 10 năm trước. Bạn muốn 10 năm sau thu được thành quả, thì bây giờ phải lo gieo hạt, tưới nước, bón phân. Đừng chần chừ nữa, dịch bệnh tuy đã được kiểm soát hơn trước, nhưng thế sự vô thường, cuộc đời này sẽ chẳng đợi bạn chuẩn bị sẵn sàng, mà nó sẽ nhân lúc bạn không có sự chuẩn bị rồi vùi dập.
Thế nên, những kế hoạch bạn đã bỏ lỡ, hãy thực hiện ngay thôi!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị