Từng có một thử nghiệm thực tế như này:
Một người đàn ông ở trong ga tàu điện ngầm, chơi một số bản nhạc của Bach với cây đàn violin của mình. Và đặt một chiếc mũ bên cạnh như một dấu hiệu của việc xin tiền.
Trong 45 phút có khoảng 2.000 người qua lại, chỉ có 6 người dừng lại nghe một lúc, khoảng 20 người vội vã rời đi sau khi đưa tiền, anh nhận được tổng cộng 32 đô la.
Không ai biết rằng người đàn ông này là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất thế giới, Joshua David Bell. Anh ấy đã chơi một trong những tác phẩm phức tạp nhất trên thế giới với một cây vĩ cầm trị giá 3,5 triệu đô la Mỹ.
Chỉ hai ngày trước đó, Joshua Bell đã biểu diễn tại một nhà hát ở Boston. Tất cả vé đã được bán hết. Để nghe anh ấy chơi cùng một bản nhạc, mỗi người sẽ phải bỏ ra 200 đô la Mỹ.
Thử nghiệm này có thể tạo ra rất nhiều tranh luận, nhưng có một điều đáng để suy nghĩ: tầm quan trọng của "sân khấu".
Không có dàn nhạc đệm.
Không có sân khấu âm nhạc tráng lệ.
Không có sân khấu sáng chói.
Không có tuyên truyền hay đầu tư của công ty quản lý.
Cho dù Josha Bell có giỏi đến đâu, anh ấy có lẽ chỉ được tính phí cao hơn vài đô la so với những nhạc sĩ lang thang khác. Đây chính là sức mạnh của "sân khấu" phía sau.
01
Rời khỏi "sân khấu", bạn có thể chẳng là gì cả
"Sân khấu" ở đây là nền tảng, là môi trường, là nơi mà chúng ta làm việc.
Con người, rất khó nhìn nhận rõ bản thân, đặc biệt là khi bạn đang ở thế ưu, rất dễ tự cho mình là nhất, đặt khả năng của mình lên trên môi trường khách quan, điều này thường sẽ dễ tạo ra một cái hố lớn cho tương lai.
Trong thực tế, có bao nhiêu người thành tài là nhờ môi trường, nền tảng xung quanh, nhưng họ lại ngây thơ nghĩ rằng hoa dọc đường đều là do mình tự trồng, họ làm sao biết được khi thời tiết không tốt, khi không có đủ dinh dưỡng phân bón, những đóa hoa ấy sẽ ảm đạm bao nhiêu.
Vì vậy, khi đang thuận lợi, bạn phải nhận thức rõ ra được một điều rằng thứ ánh sáng tỏa ra khắp cơ thể là sự tỏa sáng của bản thân hay là sự phản chiếu của "sân khấu" mà bạn đang đứng ở trên?
Tất nhiên, câu nói này không hề phủ nhận năng lực của từng cá nhân. Cá nhân và "sân khấu" có mối quan hệ cộng sinh, ở giai đoạn đầu gia nhập, bạn phải có tiềm lực để đứng trên cái nền tảng này, và sau này trong sự nghiệp, bạn phải có khả năng nâng tầm toàn bộ nền tảng ấy lên.
02
Công việc dù có đơn điệu đến đâu, vẫn có những cơ hội
Có lẽ xung quanh bạn có thể có những người như vậy, họ rõ ràng là người mới ở nơi làm việc, nhưng lại được thăng chức tăng lương trong thời gian nhanh hơn nhiều so với những tiền bối "đi trước". Họ đã làm điều đó như thế nào?
Rất đơn giản, họ đang làm việc với một "tâm lý trưởng thành". Chẳng hạn, công việc họ vừa đảm nhận cũng giống như công việc của người khác, đó là nhập và phân loại dữ liệu, thật nhàm chán và rườm rà.
Tuy nhiên, họ không chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, thực hiện công việc điền dữ liệu lặp đi lặp lại mà sẽ nghĩ:
Tại sao những cái bảng này lại được thiết kế như thế này?
Thiết kế này có phải là hợp lý nhất?
Làm thế nào để cải thiện để trình bày thông tin hiệu quả hiệu quả hơn?
Sau hai tháng, khi đã quen thuộc với dữ liệu, họ thiết kế lại một mẫu biểu mẫu mới, đơn giản hóa nhiều tệp phức tạp trước đây và giảm được một phần ba khối lượng công việc cùng một lúc.
Công việc dù có đơn điệu và nhàm chán đến đâu, dù chỉ là việc nhập dữ liệu, thì vẫn có rất nhiều cơ hội có thể được khai thác.
Đừng bao giờ cảm thấy rằng công việc của bạn là đơn giản, chỉ khi bạn đã trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này thì bạn mới có đủ tư cách để nói rằng nó đủ đơn giản.
Trong quá trình này, có rất nhiều nội dung cần học nhưng lại thường bị chúng ta bỏ qua.
03
"Tư duy người thợ" quan trọng hơn nhiều so với "tư duy đam mê"
Có người từng nói: "yêu nghề nào, làm nghề ấy". Thực tế, trong công việc, không phải vì yêu thích mới làm tốt mà vì làm tốt nên bắt đầu có sự đam mê.
Cái gọi là yêu thích cũng chính là "đam mê". Nhưng khảo sát cho thấy chỉ có 4% người có đam mê với công việc. Hầu hết niềm đam mê của mọi người chỉ là thể thao và sở thích nghệ thuật, không đủ để khiến nó trở thành công việc sau này. Vì vậy, rất khó để tìm được một công việc mà mình yêu thích ngay từ khi sinh ra.
Hơn nữa, "tư duy đam mê" trong công việc không những không đáng tin mà còn có thể mang lại nhiều tác hại nếu bạn quá tin vào nó. Điểm quan trọng nhất là nếu bạn chỉ làm một việc nào đó vì yêu thích, vậy thì với bất cứ chi tiết nào bạn không yêu thích, chúng đều sẽ đều bị phản hồi tiêu cực, lâu dần bạn sẽ rơi vào trạng thái không hài lòng. Ở trạng thái tâm lý này, mọi người sẽ chỉ muốn hoàn thành công việc tới mức 60 điểm trên thang 100 và họ không muốn cải thiện hiệu suất của mình.
Đối mặt với công việc, cách đúng đắn là thiết lập một "tư duy người thợ" - không tự cho mình là trung tâm, hãy chú ý nhiều hơn đến giá trị đầu ra mà bạn có thể mang lại cho công việc của mình. Ưu điểm lớn nhất của tư duy người thợ là nó có thể nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta đối với công việc.
Nếu bạn suy nghĩ kỹ, bạn sẽ hiểu rằng với việc nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể giải quyết công việc một cách dễ dàng, cảm giác có thành tựu và yêu thích công việc sẽ tự nhiên xuất hiện.
Vì vậy, tình yêu là sản phẩm phụ của sự tinh thông, và có thể được vun đắp.
04
Làm thế nào để xây dựng "tư duy người thợ"?
Ba cách giúp bạn:
1. Thực hành có chủ đích để xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi
Nhiều người hiểu luyện tập có chủ đích là "quy tắc 10000 giờ", điều này thực ra không chính xác. Việc lặp lại một cách máy móc đem lại rất ít tác dụng, bạn phải bước ra khỏi vùng thoải mái, vùng vẫy trong vùng học tập, đồng thời tích cực chấp nhận phản hồi và điều chỉnh hướng đi bất cứ lúc nào.
2. Chủ động đưa ra sứ mệnh và giá trị cho công việc
Điều này không chỉ cho phép bạn gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực sang một bên và tập trung vào những mục tiêu hữu ích mà còn giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của bạn trong ngành. Khi bạn có thể cảm nhận được giá trị của công việc, tự nhiên bạn sẽ yêu thích công việc của mình hơn.
3. Dùng năng lực cạnh tranh cốt lõi để đổi lấy sự tự chủ
Nhiều người không thích công việc của mình vì họ không có khả năng kiểm soát công việc và cần phải làm nhiều việc mà họ không muốn. Nhưng thực tế, đây là một quá trình mà tất cả những ai mới đi làm đều phải trải qua.
Nếu bạn muốn tăng khả năng tự chủ trong công việc, cách tốt nhất không phải là thường xuyên thay đổi công việc mà hãy cố gắng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình, chỉ khi bạn có được cho mình khả năng cạnh tranh cốt lõi, thứ mà bạn hiểu và giỏi hơn người khác nhiều lần, bạn mới có quyền chủ động.
05
Dám "điên cuồng"
Nếu bạn không tích cực thử thách các lĩnh vực mới, dù là cá nhân hay công ty, cũng đều sẽ không có tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, khi bước vào lãnh thổ không xác định, bạn sẽ rất khó di chuyển dù là theo bất kỳ hướng nào. Có những trở ngại bạn chưa từng trải qua, có những khó khăn ngoài sức tưởng tượng. Và việc phá bỏ rào cản và vượt qua khó khăn ấy đòi hỏi nguồn năng lượng rất lớn.
Loại năng lượng khổng lồ này là trạng thái "điên cuồng", muốn thành công trong sự nghiệp thì phải có trạng thái này.
Điều này đòi hỏi chúng ta không được phép trở thành những người "mù hoàn cảnh". Cái gọi là "mù hoàn cảnh" dùng để chỉ một người ban đầu có ý định "muốn làm cái này", nhưng khi nghĩ đến tình hình xã hội và kinh tế, anh ta ngay lập tức cảm thấy "khó đạt được" và dễ dàng từ bỏ. Càng tìm hiểu sâu về hoàn cảnh càng không thể. Họ tự mình đưa ra kết luận này.
Ngược lại, những người "chỉ muốn làm được điều đó" từ tận đáy lòng, họ có khát vọng mãnh liệt. Dù hoàn cảnh xung quanh có khó khăn đến đâu, để thực hiện được điều ước, họ sẽ cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình, tiếp tục duy trì nguồn đam mê và sáng tạo không ngừng.
Đây là khoảng cách giữa những người quyết tâm tiến bộ và đạt được kết quả xuất sắc, những người đã nhiều lần dám thất bại và những người bình thường.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị