10 đạo lý từ nền văn minh lớn nhất thế giới: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn

24/01/2021 08:00
10 đạo lý từ nền văn minh lớn nhất thế giới: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn

Người Hy Lạp cổ đại là một trong những người đặt nền móng sơ khai cho sự phát triển của nhân loại. Có những bài học mà cho đến nay, hậu thế mới thực sự ngẫm ra đạo lý sâu sắc trong đó.

Xuất thân là thế hệ thứ năm của một doanh nghiệp do gia đình quản lý trang trại và xay xát ngũ cốc cổ Hy Lạp, lời dạy của tổ tiên là quá khứ, hiện tại và tương lai của tôi. Ngay cả khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình, tôi vẫn được truyền cảm hứng bởi chúng, đó là lý do tại sao tôi kết hợp những triết lý của người Hy Lạp cổ đại vào sứ mệnh của công ty.

Nếu bạn đang muốn có một lối sống lành mạnh hơn, cải thiện tình cảm của mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ về tinh thần thì dưới đây sẽ là những bài học mà bạn cần:

1. "Điều độ trong mọi thứ"

Nhà thơ, nhà văn và một trong Bảy nhà hiền triết, Cleobulus (Thế kỷ thứ 6 TCN) là tác giả của câu nói này. Chúng ta đang sống trong một xã hội coi trọng sự cực đoan và hầu hết thường không nhận ra tâm lý này tác động tiêu cực đến chúng ta như thế nào. Câu nói này nhắc về việc tìm kiếm sự cân bằng để sống cuộc sống tốt nhất của chúng ta. Ví dụ, tuân theo một chế độ ăn uống và lối sống cân bằng có thể nuôi dưỡng không chỉ cơ thể mà còn cả tinh thần và tâm hồn.

2. "Đi bộ là liều thuốc tốt nhất của con người"

 10 đạo lý “truyền đời” từ một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn  - Ảnh 1.

Lợi ích của việc tập thể dục không còn là một nội dung xa lạ. Được coi là "Cha đẻ của Y học phương Tây", câu nói của Hippocrates of Kos (460- 377 TCN) đã khẳng định tầm nhìn của ông và cho đến nay nó vẫn còn giá trị. Theo các chuyên gia, chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày đã giúp cải thiện sức khỏe bằng cách thúc đẩy giảm cân, giúp trí nhớ, tâm trạng và giấc ngủ tốt hơn. Các nghiên cứu từ Harvard cũng cho thấy nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3. "Sức mạnh kỳ diệu của giấc ngủ là có thể giúp chúng ta chống lại bệnh tật"

Nhà viết kịch Euripides (484-406 TCN) nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Người Hy Lạp cổ đại coi trọng giấc ngủ vì họ cảm thấy giấc mơ của họ là tiên tri. Họ cũng ngưỡng mộ Hypnos, vị thần của giấc ngủ, vì ông có quyền năng xóa bỏ đau đớn và đau khổ.

4. "Người ta nên ăn để sống chứ không phải sống để ăn"

Được ghi nhận là một trong những triết gia sáng lập của triết học phương Tây, Socrates (470-399 TCN) được coi là nguồn cảm hứng cho những người muốn tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Triết lý này làm sáng tỏ ý muốn ăn quá nhiều của con người. Bữa ăn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng mục đích chung của chúng là để bồi bổ cơ thể chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

5. "Tự do có được bằng cách coi thường những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta"

 10 đạo lý “truyền đời” từ một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn  - Ảnh 2.

Là một doanh nhân và CEO, ở vị trí lãnh đạo không thể tránh khỏi những lo lắng về các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn không thể kiểm soát. Bất kể cuộc sống có đưa chúng ta đến đâu, đây là điều mà nhà triết học khắc kỷ Epictetus tuyên bố và đó là một thông điệp quan trọng cần ghi nhớ: Chúng ta không nên bị căng thẳng vì những điều mà bản thân không kiểm soát được.

6. "Khả năng định số phận"

Triết gia Heraclitus (535-475 TCN) cảm thấy rằng số phận của chúng ta không bị định trước bởi các thế lực bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta là người tạo ra vận mệnh của chính mình. Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra tương lai của mình? Hãy học mỗi ngày, thậm chí học từ những điều nhỏ nhất. Chăm sóc đời sống tâm hồn và lắng nghe những gì nó nói với bạn, thông qua thiền định hoặc các phương tiện khác.

7. "Luôn đối xử tử tế với người khác, bạn sẽ không biết mình có thể nhận lại được điều gì"

Câu nói này của nhà soạn kịch Menander (342-290 TCN) tương tự như câu thần chú "hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử". Nó cũng có thể được sử dụng như một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần học cách đền đáp và chia sẻ lòng tốt, ngay cả với người lạ.

8. "Bạn bè chia sẻ mọi thứ"

Ngoài những đóng góp của mình trong lĩnh vực hình học, Pythagoras of Samos (thế kỷ thứ 6 TCN), nhà triết học và toán học của "Định lý Pythagore" nói về tầm quan trọng của tình bạn. Có những người bạn thực sự có ý nghĩa nhiều hơn cả việc sở hữu vật chất. Giá trị của tình bạn có nghĩa là chia sẻ suy nghĩ, ước mơ và nỗi sợ hãi của bạn.

 10 đạo lý “truyền đời” từ một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn  - Ảnh 3.

9. "Cuộc sống không có những bữa tiệc ly giống như một con đường dài không có nhà trọ"

Trích dẫn này là của nhà triết học và nhà khoa học lý thuyết nguyên tử Democritus (460-356 TCN). Câu nói này là một phép ẩn dụ nhắc chúng ta tận hưởng cuộc sống và học cách trân trọng không chỉ những ngày kỷ niệm quan trọng mà còn ngay cả trong những phút giây hiện tại.

10. "Khi chúng ta biết cách yêu Thiên nhiên, nhân loại sẽ được bảo vệ"

Ngay cả những người Hy Lạp cổ đại cũng nhận ra tầm quan trọng của tính bền vững. Nhà sử học, quân sự và triết gia Xenophon (430-354 TCN) tin rằng yêu hành tinh, tôn trọng vùng đất của tổ tiên chúng ta sẽ giúp duy trì sự an toàn của thể hệ tương lai.

Theo Yannis Varellas, người sáng lập và Giám đốc điều hành của OLYRA , giới thiệu tại Hoa Kỳ loại bánh quy ăn sáng hữu cơ và KHÔNG biến đổi gen đầu tiên dựa trên chế độ ăn kiêng của người Hy Lạp cổ đại.

Nhịp sống kinh tế


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025