Lời ít ý nhiều: Đối nhân xử thế, chỉ cần 9 chữ là đủ

12/12/2020 08:00
Lời ít ý nhiều: Đối nhân xử thế, chỉ cần 9 chữ là đủ

"Đừng bảo rằng trời không tai, nói đơm nói đặt cậy tài mà chi”, bạn làm gì, bạn có “sống lỗi” hay không, ông Trời đều biết hết. Cái gì cũng có nhân có quả, sống đàng hoàng, tử tế sẽ luôn được ăn quả ngọt.

Chứ thứ nhất: Liêm

Đừng nhận những thứ không phải do mình làm ra, không do mình bỏ công sức lao động mà có được, đừng bao giờ để người nắm bắt thóp, nắm đằng chuôi của mình, tự đặt bản thân vào vòng khống chế của người khác, tránh trường hợp "không làm mà vẫn có ăn" rồi sau này phải ép mình làm việc cho người ta dù đó có là những điều mình không mong muốn, nên nhớ, của thiên thì sớm muộn cũng phải trả địa.

Chữ thứ hai: Chính

"Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo", sống ở đời là phải sống sao cho ngay thẳng, đường hoàng, có vậy mới sống nhẹ nhõm, an yên, vui vẻ, tự do tự tại.

"Đừng bảo rằng trời không tai, nói đơm nói đặt cậy tài mà chi", bạn làm gì, bạn có "sống lỗi" hay không, ông Trời đều biết hết. Cái gì cũng có nhân có quả, sống đàng hoàng, tử tế sẽ luôn được ăn quả ngọt.

Chữ thứ ba: Khiết

Đừng bao giờ có cái suy nghĩ chiếm đoạt cái gì từ người khác, muốn nó trở thành của riêng của mình, đây là biểu hiện đạo đức cơ bản nhất của một người. Trời sinh ra ta ắt có phần, ai mà chẳng phải sống, phải sinh tồn, phải lo cơm áo gạo tiền, bạn tham của người ta, sự sinh tồn của người ta sẽ chịu ảnh hưởng, sống vui vẻ trên sự bất hạnh của người khác, bạn đắc ý được bao lâu? Các cụ bảo rồi, tham thì thâm, tham lam, là căn nguyên của mọi loại tội ác; càng tham lam, sống sẽ chỉ càng mệt mỏi.

Lời ít ý nhiều: Đối nhân xử thế, chỉ cần 9 chữ là đủ - Ảnh 1.

Chữ thứ tư: Cần

"Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày thì được nửa gang", cứ lười biếng, ngủ tới khi mặt trời lên tới đỉnh rồi thì cuộc sống của bạn sẽ bị rút gọn lại chỉ còn một nửa. Lười biếng hay "nhiệt huyết 3 phút" chính là gốc rễ sâu xa của không biết bao nhiêu thất bại.

Sự lười biếng trong một thời gian dài sẽ mang lại họa vào thân, chỉ khi không ngừng nỗ lực rèn luyện, chăm chỉ cố gắng, những chuyện phiền phức không đâu mới tránh xa chúng ta.

Chữ thứ năm: Giản

Khát khao, ham muốn về vật chất là cái động không đáy, nó sẽ không bao giờ có thể được lấp đầy. Có hàng vạn mẫu đất thì mỗi ngày cũng chỉ ăn 3 bữa, có hàng vạn căn nhà thì tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.

Thêm một vật chất, thêm một gánh nặng, thêm một lựa chọn, thêm một lo âu. Cứ đơn giản mà sống, nhẹ cả cơ thể, nhẹ cả tâm hồn, đó mới là "chân ái".

Lời ít ý nhiều: Đối nhân xử thế, chỉ cần 9 chữ là đủ - Ảnh 2.

Chữ thứ sáu: Tiết

Làm cái gì cũng phải có cái "độ", có sự "tiết chế", biết thế nào là phù hợp. Từ nói năng, làm việc cho tới cách sống, phải biết "quá" hay buông thả ở phương diện nào sẽ đem lại cho chúng ta những tổn hại tiêu cực để kịp thời mà tránh. "Tiết" chính là cái gốc trong làm người.

Chữ thứ bảy: Buộc

Phải biết hạn chế, ràng buộc những thói quen hay hành vi không tốt của bản thân và cả sự ham muốn hay không hài lòng về mặt tâm lý. Dùng câu nói của Lưu Bị trong "Tam Quốc diễn nghĩa" thì là: "Vật dĩ thiện tiển nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi", tức là không được: chuyện xấu dù nhỏ vẫn đi làm, việc thiện nhưng không đáng kể lại không làm. Ngôn ngữ và hành vi phải có sự kiểm soát và đốc thúc của chính bản thân, biết khi nào nên nói gì, và lúc nào thì nên làm gì thì mới phải phép, mới đúng đắn.

Lời ít ý nhiều: Đối nhân xử thế, chỉ cần 9 chữ là đủ - Ảnh 3.

Chữ thứ tám: Chân

Chân, là thái độ biết điều, cũng là một phẩm chất mà một người ngay thẳng nên có. Luôn tìm kiếm sự thật và thực tế trong mọi việc thì sẽ không có chuyện nào không thể giải quyết, phẩm hạnh đạo đức cũng sẽ không bị lệch lạc.

Chữ thứ chín: Thành

Thành, là đạo làm người, là cái gốc trong làm người. Làm người, làm việc, tới cả sự chân thành, niềm tin cơ bản nhất cũng không có, vậy thì làm sao nên được việc lớn?

"Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi, và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không", niềm tin, sự chân thành đóng vai trò rất lớn đối với thành công của một người, bạn sẽ không bao giờ có thể "đắc nhân tâm", lung lạc được lòng người nếu thiếu đi sự chân thành, mà đã không có được lòng người, không có được sự ủng hộ của mọi người xung quanh, bạn sẽ rất khó có thể đi được đường dài.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024