Thói quen tư duy cùng thắng – là gốc rễ. Đó là quy tắc nền tảng của việc tìm kiếm lợi ích chung, hay còn gọi là “Quy tắc vàng”. Đó là động lực và thái độ nuôi dưỡng mọi sự thấu hiểu để hợp lực cùng phát triển.
|
Chúng ta thường rơi vào tình huống bị chi phối bởi cách nghĩ “thắng – thua”. Và hậu quả của thái độ này là gì? Liệu cách hành xử như thế có thể tạo dựng nên một mối quan hệ lâu dài, đẹp đẽ trong sự tin tưởng và yêu thương hay không?
|
Bạn hãy suy nghĩ đôi bên cùng thắng chứ không phải “anh thắng-tôi thu” hoặc ngược lại, cho dù người kia chưa sẵn sàng nghĩ như vậy. Đây là điểm đặc biệt quan trọng vì hầu hết mọi người đêu sẵn sàng chuyển đổi suy nghĩ “cùng thắng”, nếu người kia chủ động như thế.
|
Trong những tình huống khác, có những việc quan trọng với ai đó, đồng thời cũng quan trọng với bạn, vì vậy bạn cần phải đi tới sự hợp lực – tìm ra một mục đích hay giá trị tốt hơn để đồng thuận giữa hai người, giúp giải phóng năng lực sáng tạo, cùng tìm ra một cách thức tốt hơn nhằm thực tế hóa giá trị đó. Tinh thần và kết quả cuối cùng là đôi bên cùng có lợi.
|
Suy nghĩ cùng thắng có nghĩa là bạn cố gắng đem lại sự hài lòng cho mọi thành viên trong gia đình. Bạn luôn mong muốn điều tốt nhất cho mọi người. Tuy nhiên, những đứa trẻ chưa từng trải lại có xu hướng hành động theo những điều mà chúng muốn. Vì vậy, bố mẹ cần điều chỉnh mong muốn của mình một cách thích hợp.
|
Trích 7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc