Nhiều năm trước, tôi làm ca đêm tại một hãng truyền thông báo giấy nổi tiếng, hằng ngày tôi đi làm lúc 3 giờ chiều, tan ca lúc 11-12 giờ đêm. Công việc rất vui nhộn, đồng nghiệp rất tốt, chỉ là quá vất vả. Cứ đến 10 giờ tối là mọi người chuẩn bị đi ngủ, nhưng lại là thời điểm căng thẳng nhất đối với những người làm đêm như chúng tôi. Nửa đêm, mọi người đã chìm vào giấc ngủ, chúng tôi mới về nhà với khuôn mặt đầy chất nhờn và nhiều tóc rụng. Lúc đó, tôi thường thầm thở dài trên taxi đêm khuya: "Khi nào có thể vượt qua những ngày tháng này đây?"
Cho đến một ngày đã xảy ra việc ngoài ý muốn. Đó là một ngày cuối tuần, không phải ca trực của tôi, nhưng vì đồng nghiệp có việc phải về quê nên tôi trực thay. Như thường lệ, tôi đến tòa soạn lúc 3 giờ chiều và phát hiện tôi đến sớm một tiếng, cũng không thể ngồi không chờ đợi, nên tôi bắt đầu tìm đề tài, đặt lịch hẹn theo thói quen làm việc hằng ngày. Kết quả một điều kỳ diệu đã xảy ra. Hôm đó hiệu suất làm việc của tôi rất cao, tôi đã hoàn thành hết mọi việc sớm hơn ngày thường 2 tiếng. Tôi thậm chí bắt kịp chuyến tàu điện ngầm lúc 10 giờ tối khi tan ca, đó là lần đầu tiên tôi có thể ngồi tàu điện ngầm sau khi tan ca đêm từ khi đi làm đến nay.
Tôi chỉ đi làm sớm hơn đồng nghiệp một tiếng, nhưng lại tan ca sớm hơn 2 tiếng. Vì sao lại thần kỳ như vậy? Tôi đã sơ bộ phân tích, đây là điều kỳ diệu khi hoàn thành việc trước hạn.
Thứ nhất, bắt tay vào việc sớm có thể hoàn thành việc trước hạn, đây là ưu thế của thời gian.
Thứ hai, đẩy sớm quy trình làm việc, như vậy sẽ không xảy ra va chạm với quy trình làm việc của đồng nghiệp, đây là ưu thế của trình tự.
Thứ ba cũng là điều quan trọng nhất: Khoảng thời gian làm việc một tiếng đầu tiên, xung quanh không có ai, là khoảng thời gian tập trung năng lượng tốt nhất, hiệu suất cao nhất. Đây là ưu thế của năng lượng.
Tôi đã thấy và cảm nhận được cảm giác này trong quyển sách "Những người thành công hạng nhất thường làm gì trước buổi ăn sáng" của Laura Vanderkam - chuyên gia nghiên cứu có thẩm quyền. Cô đã nói rằng nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới sớm từ lâu đã là người luôn thực hiện công việc trước hạn.
Citrin là CEO của công ty 'săn" người nổi tiếng ở Mỹ. Hằng ngày ông thức dậy vào lúc 6 giờ, tập thể dục, đọc sách, và suy nghĩ về những việc quan trọng nhất trong ngày. Một hôm, ông quyết định gửi email cho 20 quản lý cấp cao của các công ty nổi tiếng, hỏi họ buổi sáng thức dậy lúc mấy giờ, và sắp xếp như thế nào. Ông nhận lại 18 email với kết quả họ đều thức dậy trước 6 giờ, muộn nhất cũng là đúng 6 giờ. Điều đáng ngạc nhiên là họ đều có thể tận dụng hết khoảng thời gian dậy sớm này cho những việc mà bình thường cần ý chí mạnh mẽ để hoàn thành.
Nguyên nhân trực tiếp các doanh nhân thích dậy sớm là để tranh thủ khoảng thời gian "thuộc về riêng mình" sau một ngày tập trung làm việc. Dậy sớm giúp họ có được khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất trong ngày.
Dân văn phòng đều sợ hãi dậy sớm, nhiều người cũng đã hình thành thói quen đi ngủ muộn. Nguyên nhân cũng là vì họ muốn tìm thời gian thuộc về riêng mình. Chỉ là sau khi tan ca đến trước khi ngủ là khoảng "thời gian rác rưởi" còn sót lại sau một ngày làm việc mệt mỏi nên chất lượng không hiệu quả. Vì vậy, hầu hết mọi người chỉ có thể sử dụng khoảng thời gian này để thư giãn, giải trí.
Năng lượng của mỗi người đều như nhau, so với những người ngủ muộn, dậy sớm, họ chỉ là di chuyển thời gian thức dậy về trước vài tiếng, dành khoảng thời gian quý báu năng lượng nhất cho riêng mình.
Laura Vanderkam muốn nhắc nhở chúng ta rằng: đừng bỏ qua tầm quan trọng của thời gian và năng lượng "quản lý trước hạn". Theo ý kiến của cô, cuộc thi sức mạnh giữa người với người về bản chất cũng như giữa cơ thể với cơ thể bằng cách tận dụng lợi thế của mình để thắng đối phương, chỉ cần thành thạo một chút kỹ năng phân chia năng lượng cơ thể, thì có thể nhẹ nhàng thắng được cuộc thi, ít nhất không đến nổi bị người ta hạ gục.
Giáo sư tâm lý Mỹ Josh.Daivs nói rằng, trạng thái năng lượng tốt nhất hiệu quả nhất trong một ngày của con người là hai tiếng. Bạn muốn sử dụng khoảng thời gian này làm những việc quan trọng, hay là lãng phí chúng một cách vô ích, quyết định bởi việc bạn có muốn sống một cuộc sống hiệu quả không.
"Hoàn thành trước hạn" còn có một lợi ích quan trọng nhất gọi là "trận chiến sân nhà", bắt đầu nói từ một hiện tượng xã hội. Giáo viên luôn nói với chúng ta rằng phải ôn tập bài học trước khi đến lớp. Đây cũng là một trong những bí quyết quan trọng nhất giúp mở ra khoảng cách về kết quả học tập.
Nhiều ý kiến cho rằng bộ giáo dục hạn chế các lớp dạy thêm ngoại khóa là để giảm bớt gánh nặng cho các em. Thực ra nguyên nhân quan trọng hơn là việc dạy thêm ngoại khóa này sẽ khiến cho các em không có cùng xuất phát điểm, như vậy là không công bằng với các em không tham gia lớp học thêm. Nhưng để có sự cạnh tranh công bằng tuyệt đối giữa các em rất khó, thậm chí gần như không thể.
Việc lớp dạy thêm áp dụng phương pháp "dạy trước" có thể thấy rõ là rất hiệu quả. "Dạy trước" tương đương với việc giúp các em học trước. Việc nghe giảng của các em không phải theo giáo viên mà đã có sự dẫn dắt, sự chủ động, các em có được ưu thế, nắm bắt được những gì giáo viên muốn giảng dạy trong lớp học. Đồng thời tăng sự chú ý và yêu thích của giáo viên khi các em đến lớp chưa học đã biết. Đây chính là hiệu ứng Pygmalion nổi tiếng trong tâm lý học, sự tương tác lành tính và sự tuần hoàn tích cực được hình thành sẽ tạo ra điều tốt hơn.
Rất nhiều người tin rằng, sự khác biệt về kết quả làm việc và thành tích học tập giữa người với người là do tài năng thiên phú của họ không giống nhau. Tôi không phủ nhận nhưng cũng tin rằng, việc sắp xếp thời gian và năng lượng hợp lý cũng là một cách để những người bình thường như chúng ta có thể tự cứu lấy chính mình.
Đây cũng đúng với câu nói của người Trung Quốc: những con chim ngu ngốc bay trước.
Laura Vanderkam cũng nhắc nhở chúng ta rằng điều kỳ diệu của phương pháp này là ai cũng có thể học được. Bất luận là dân văn phòng hay là học sinh đều có thể rút ra được một số gợi ý hữu ích.
Tóm lại, phương pháp này có thể mang lại những lợi ích sau:
Phá vỡ lịch trình hằng ngày, làm việc ngoài giờ cao điểm và nâng cao hiệu suất.
Nắm bắt cơ hội, cải thiện khả năng tập trung.
Dành thời gian cá nhân tốt nhất tràn đầy năng lượng nhất cho bản thân.
Giành được thế chủ động, giúp bản thân có được ưu thế trong trận chiến sân nhà.
Lên kế hoạch chuẩn bị trước không nằm ở chỗ bạn đã làm bao nhiêu việc, mà là sau khi bạn nhận thức được việc này, bạn sẽ có được trạng thái năng lượng cao để làm việc. Cuộc sống của bạn cũng từ đó mà có một diện mạo hoàn toàn mới.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị