Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo?

04/12/2021 08:00
Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo?

Câu hỏi này hãy để Vương Mẫn – “Ông vua đồ da” ở Ôn Châu (Trung Quốc), CEO với sản nghiệp 1,2 tỷ NDT (4,2 nghìn tỷ đồng) đã từng bị chính bố mẹ và chị em ruột thịt của mình bắt vào bệnh viện tâm thần để tranh đoạt tài sản trả lời.

Viễn Đông Bì Nghiệp đã từng trở thành công ty sản xuất và tiếp thị sản phẩm da có quy mô lớn nhất Trung Quốc. Thế nhưng cùng với sự lớn mạnh của sự nghiệp gia tộc và khối tài sản khổng lồ, CEO Vương Mẫn đã xảy ra mâu thuẫn tranh chấp tài sản với với gia đình, thậm chí còn nhiều lần đứng trước tòa án kiện tụng.

Tháng 2 năm 1966, Vương Mẫn được sinh ra tại huyện Bình Dương, Ôn Châu (Chiết Giang, Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp cấp hai, ông đã vào làm thực tập ở một đài truyền hình địa phương.

Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo? Chuyện CEO với gia sản nghìn tỷ bị gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần sẽ trả lời câu hỏi này - Ảnh 1.

CEO Vương Mẫn sở hữu gia sản hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Đầu năm 1990, Vương Mẫn nghỉ việc và tự thành lập công ty quảng cáo. Mặc dù thời điểm đó, công ty Vương Mẫn không được tính là công ty lớn, nhưng lợi nhuận mỗi năm có thể kiếm được hơn hơn 100.000-200.000 NDT (350 triệu-700 triệu VND). Số tiền mà Vương Mẫn kiếm được từ công ty quảng cáo đều được quản lý bởi người bố - ông Vương Đại Đồng.

Về sau, Vương Mẫn phát hiện một con đường kinh doanh mới về chất liệu da, vậy nên ông đã quyết định khởi nghiệp một lần nữa. Thế nhưng không ngờ rằng khi Vương Mẫn bàn bạc chuyện rút vốn từ gia đình để mở kinh doanh thì bố ông không đồng ý. Vương Mẫn từ bỏ công ty quảng cáo và giao lại toàn bộ vật tư trang thiết bị cho bố. Sau đó, ông cùng vợ chuyển đến Quảng Châu để tạo dựng sự nghiệp.

Thời điểm đó, vợ Vương Mẫn đang làm việc trong lĩnh vực tín dụng nên có thể nhờ các mối quan hệ để mượn được một khoản tiền lớn. Nhờ vào đó, Vương Mẫn đã sáng lập nên công ty Viễn Đông Bì Nghiệp. Sau một năm phấn đấu gian khổ, công ty Vương Mẫn dần đi vào quỹ đạo. Vài năm sau, công phát triển như diều gặp gió. Ông đã thu mua những công xưởng sản xuất da ở quê nhà Ôn Châu. Vương Mẫn dần trở thành nhân vật nổi tiếng trong giới làm ăn với danh xưng "Ông vua đồ da".

Vương Mẫn xếp thứ ba trong tổng số 5 anh chị em trong gia đình: Chị cả Vương Bình, anh ba Vương Vỹ, hai người em trai là Vương Hoài và Vương Sở.

Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo? Chuyện CEO với gia sản nghìn tỷ bị gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần sẽ trả lời câu hỏi này - Ảnh 2.

Anh em của Vương Mẫn.

Sau khi sự nghiệp thành công và đang dần lớn mạnh, Vương Mẫn chủ yếu phụ trách nghiệp vụ ở Quảng Châu, còn toàn bộ nghiệp vụ ở Ôn Châu thì ông đều chuyển giao cho Vương Hoài và Vương Sở cùng quản lý.

Năm 1998, gia đình nhà họ Vương bắt đầu thực hiện phân chia cổ phần của công ty. Trong đó, Vương Mẫn sở hữu 30% cổ phần, chị cả và hai người em trai mỗi người 20% và anh ba Vương Vỹ 10%, nhưng tạm thời đều được mẹ của Vương Mẫn là bà Thái Ái Hoa nắm giữ.

Đến năm 2004, công ty Viễn Đông Bì Nghiệp đã phát triển đến đỉnh điểm, có hơn 60 khu vực và quốc gia trên thế giới tiêu thụ sản phẩm da của Viễn Đông Bì Nghiệp. Thế nhưng khi sự nghiệp quá lớn mạnh, mặt tối của xí nghiệp gia tộc truyền thống đã dần dần lộ diện.

Vương Mẫn đã nhiều năm tiếp xúc với vô số công ty xí nghiệp xuất sắc cả trong và ngoài nước, cũng hiểu rất nhiều phương pháp quản lý công ty hiện đại. Thế là ông quyết định di dời tổng bộ của công ty đến Quảng Châu, đồng thời tuyển dụng những quản lý chuyên nghiệp để chấp quản các nghiệp vụ. Nhưng gia đình ông không phối hợp để "người ngoài" quản lý công ty. Từ đó, bố mẹ và anh chị em Vương Mẫn nảy sinh sự bất mãn đối với hành động của ông.

Mâu thuẫn gia tộc bắt đầu trở nên gay gắt và không thể giải quyết bằng phương pháp thỏa hiệp thông thường. Đến năm 2006, một vị phó tổng giám đốc và hai vị giám đốc ưu tú đã được Vương Mẫn mời về đã đơn phương từ chức. Cũng trong năm 2006, Vương Mẫn phát hiện các công ty con của Viễn Đông Bì Nghiệp xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến tài chính. Sau khi tiến hành xác minh tài sản, Vương Mẫn vô cùng ngỡ ngàng khi biết phần lớn cổ phần của mình ở Ôn Châu bị chuyển sang tên của chị cả và hai em trai.

Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, Vương Mẫn đã quyết định báo cảnh sát. Nhưng sự việc lần này cuối cùng lại được giải quyết bằng phương pháp "chị em cùng ngồi lại nói chuyện". Chị và hai em trai của Vương Mẫn đã viết ra một bản giải thích, thừa nhận Vương Mẫn là người sáng lập nên công ty Viễn Đông, đồng thời gửi lời xin lỗi đến ông.

Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo? Chuyện CEO với gia sản nghìn tỷ bị gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần sẽ trả lời câu hỏi này - Ảnh 3.

Ngày 4/1/2007, 5 anh em của Vương Mẫn đã cùng ký kết "Hiệp nghị gia tộc cổ đông", một lần nữa xác định rõ số cổ phần của mỗi thành viên trong gia đình. Vương Mẫn nhấn mạnh ông chính là người sáng lập và có quyền nhất công ty. Sau đó, Vương Mẫn đã ký biên bản rút bỏ tố cáo ở Cục công an thành phố Ôn Châu và không tiếp tục truy cứu trách nhiệm của chị cả và hai em trai.

Nhưng ai ngờ, đến ngày 10/3/2007, Vương Mẫn đã bị chính bố mẹ ruột và anh chị em lên kế hoạch cưỡng chế tống vào bệnh viện tâm thần địa phương. Cuối cùng phải nhờ đến vợ, Vương Mẫn mới có thể thoát khỏi bệnh viện tâm thần. Chuyện này đã triệt để hủy hoại mối quan hệ giữa Vương Mẫn và gia đình. Bố mẹ Vương Mẫn cho rằng hành vi trên chỉ muốn tốt cho sức khỏe nên mới đưa ông vào bệnh viên tâm thần. Nhưng Vương Mẫn đương nhiên không hề chấp nhận.

Năm 2009, Vương Mẫn quyết định cắt tên của mình ra khỏi hộ khẩu của gia đình. Trong quá trình chuyển hộ khẩu, Vương Mẫn đã phát hiện thẻ căn cước nhân dân thứ hai của mình đã được làm vào 3 năm trước. Thông qua quá trình kiểm tra, Vương Mẫn phát hiện chính em trai Vương Hoài đã đại diện làm thay, ngay cả hình ảnh trên căn cước cũng đổi thành hình của Vương Hoài.

Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo? Chuyện CEO với gia sản nghìn tỷ bị gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần sẽ trả lời câu hỏi này - Ảnh 4.

Thời điểm này, Vương Mẫn vẫn chưa nhận lại đủ cổ phần, không chỉ mất đi tài sản bạc tỷ, mà còn nhiều lần trở thành kẻ thù trên tòa án với người thân gia đình. Trước tình hình này, công ty Viễn Đồng Bì Nghiệp sa sút trầm trọng. Gia đình nhà họ Vương chỉ lo tranh chấp tài sản, không một người nào quan tâm đến sự nghiệp đang bên lề sụp đổ.

Sự việc đã hơn 10 năm, tranh chấp của nhà họ Vương vẫn chưa đến hồi kết thúc, nhưng sự nghiệp của họ đã bị thời đại chôn vùi vào quên lãng từ rất lâu.

Sự bất đồng quan điểm trong mâu thuẫn của Vương Mẫn và người nhà ở chỗ, ông cho rằng công ty là một tay ông sáng lập nên, còn anh chị em chỉ là người giúp đỡ mà thôi. Ngược lại, phía bố mẹ và anh chị em của Vương Mẫn lại cho rằng công ty là của cả gia đình, phải chia đều công bằng và càng không được cho người ngoài vào tiếp quản.

Từ ân oán tranh chấp "hào môn thế gia" trên, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được vì sao một số người giàu có lại không đồng ý giúp đỡ người thân của mình.

1. Hai cách giúp đỡ của người giàu với thân thuộc nghèo nàn: Giới thiệu việc làm và trực tiếp cho tiền.

Trực tiếp cho tiền thì đa số sẽ một đi không trở lại. Người giàu cho họ hàng nghèo của mình mượn tiền là họ đã xác định chuẩn bị sẵn tâm lý không thể đòi lại được.

Có loại họ hàng, tuy nghèo nhưng chí không nghèo. Giai đoạn đầu gặp khó khăn thì bắt buộc họ phải cúi đầu mượn tiền. Nhưng về sau, họ sẽ tìm đủ mọi cách để trả lại số tiền mà họ đã mượn.

Có họ hàng đã nghèo nhưng chí cũng nghèo nốt. Họ cảm thấy đã là gia đình thân thuộc thì cho nhau vài ba đồng cũng không sao. Nói là mượn tiền, nhưng trong ý cũng đã hiểu rõ không cần trả lại cũng được. Hơn nữa, số tiền này cũng không đáng là bao so với tài sản khổng lồ kia.

Đối với trường hợp loại người họ hàng thứ hai, người giàu có giúp thì họ cũng không hề biết ơn và còn coi đó là lẽ đương nhiên, thậm chí nảy sinh lòng ghen ghét thù hận.

Hơn nữa, giúp một người họ hàng thì tiếp theo đó là hàng loạt người thân người quen tìm đến nhờ giúp đỡ.

Còn về cách giới thiệu công việc cũng tương tự. Giúp được một người thì người khác cũng đến nhờ giúp giới thiệu công việc, nếu không thì lại bị mang tiếng "xem thường, ích kỷ và không công bằng".

Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng nghèo? Chuyện CEO với gia sản nghìn tỷ bị gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần sẽ trả lời câu hỏi này - Ảnh 5.

2. Nhân sinh khó đoán. Đôi khi giúp người nhưng cũng tự hại chính mình.

Con người chúng ta ít ai có thể thỏa mãn những gì mình đang có. Có được một thứ thì sẽ muốn có nhiều hơn.

Cũng giống như người nhà của Vương Mẫn. Nếu không có Vương Mẫn thì họ cũng sẽ không bao giờ biết được sản nghiệp Viễn Đông Bì Nghiệp là gì, cũng không thể trải nghiệm được sự giàu có khi sở hữu khối tài sản kếch xù.

Sau khi Vương Mẫn tạo dựng được sự nghiệp, ông đã quay lại giúp đỡ gia đình, để anh chị em cùng tham gia phát triển sự nghiệp, nhưng lại không ngờ chính người nhà đã cho ông một "cú vả" nhớ đời.

Nếu như ban đầu, Vương Mẫn vạch rõ ranh giới giữa ông và gia đình thì sản nghiệp 1,2 tỷ NDT (4,2 nghìn tỷ VND) kia đã không bị sụp đổ.

Nói tóm lại, câu hỏi "vì sao nhiều người giàu có không đồng ý giúp đỡ họ hàng nghèo của mình?" là một vấn đề nan giải. Giúp không được, mà không giúp cũng không xong.

Chỉ biết là những người giàu có nhất quyết không chịu giúp đỡ họ hàng, họ có lẽ đã hiểu được những chuyện gì sẽ diễn ra.

(Nguồn: 163, Zhihu)

Pháp luật và bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 15/09/2024