Tuổi thơ đầy nước mắt của NSND Lệ Thủy

17/12/2019 13:25
Tuổi thơ đầy nước mắt của NSND Lệ Thủy

Tuổi thơ của NSND Lệ Thủy là chuỗi ngày đầy khó khăn gian khổ, nhưng niềm đam mê ca hát của bà luôn cháy bỏng. Hồi ký của bà khiến cho nhiều người cảm động.

Tối ngày 15.12 tập 2 Hồi ký 60 năm ca hát của NSND Lệ Thủy phát sóng trên mạng xã hội Youtube. Trong chương này, NSND Lệ Thủy trở về quãng đời tuổi thơ khi bà lên Sài Gòn, ba mẹ con sinh sống trong một căn nhà thuê ở chân cầu Ông Lãnh. Thời ấy, công việc của cô bé Lệ Thủy là phụ mẹ chăm em cũng như làm các công việc vặt của gia đình. Để có miếng ăn mẹ bà phải đi xin phụ giúp việc, sau đó chuyển sáng bán dạo bánh bèo bánh chuối. Lệ Thủy theo mẹ gánh hàng bưng bê chén đĩa phục vụ cho khách.

NSND Lệ Thủy đi hát từ năm 12 tuổi

Kiên trì nhiều năm với nghề bán bánh nên gia đình NSND Lệ Thủy cũng dần ổn định cuộc sống. Có chút vốn nên mẹ bà thuê nhà riêng để làm cơ sở kinh doanh. 6 tuổi nhưng Lệ Thủy đã trở thành trụ cột của mẹ trong buôn bán chế biến các loại bánh. Vài năm sau cha bà từ Vĩnh Long cũng lên đoàn tụ với gia đình tại Sài Gòn. Việc buôn bán dần khấm khá, mẹ của Lệ Thủy cũng mua được căn nhà nhỏ và tiếp tục sinh thêm 3 người con nữa.

Dù vất vả trong việc mưu sinh, như niềm đam mê hát cải lương trong cô bé Lệ Thủy luôn cháy bỏng. Ở Sài Gòn bà có dịp tiếp cận với những gánh cải lương nổi tiếng thời đó như gánh của bầu Thắng. Đi xem hát về Lệ Thủy tập ngân nga sáu câu vọng cổ.

Ở trường học, Lệ Thủy được bạn bè và thầy cô khuyến khích nên theo nghiệp ca hát. Điều đặc biệt là người thầy dạy Lệ Thủy và khuyên bà đi theo nghiệp cầm ca chính là nhạc sĩ nổi tiếng Trầm Tử Thiêng.

NSND Lệ Thủy thời xuân sắc

Rồi cơ hội cũng đến với Lệ Thủy khi một người bạn của mẹ bà hát phát hiện được năng khiếu ca hát Lệ Thủy và tìm cách đưa Lệ Thủy lên sân khấu. Thế nhưng đây là cuộc hành trình gian nan của một người vô danh như Lệ Thủy. Bà được giới thiệu về gánh hát của nghệ Út Trà Ôn, nhưng lần đầu đã bị từ chối vì đoàn đã có một cô đào nhỏ khác rồi.

NSND Lệ Thủy khi nổi tiếng

Không bỏ cuộc, Lệ Thủy tiếp tục tìm cơ hội khác. Nghe tin gánh Trâm Vàng tuyển đào hát, bà nhờ nghệ sĩ Tám Minh Nguyệt giới thiệu đến thử giọng và trúng tuyển. Những ngày đoàn đến với Trâm Vàng Lệ Thủy may mắn được trưởng đoàn nhận làm con nuôi nên công việc ca hát bắt đầu có chút thuận lợi nhưng cũng vất vả vì Lệ Thủy còn “kiêm nhiệm” việc trông em cho cho mẹ.

"Quan âm Thị Kính" - đĩa nhạc đầu tiên Lệ Thủy thu âm năm 12 tuổi. Năm 2012, bà được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

Bà theo gánh Trâm Vàng lưu diễn khắp Sài Gòn rồi xuống tận Biên Hòa, ăn ngủ dưới gầm sân khấu với chiếc chiếu nhỏ. Với một diễn viên mới như bà việc chọn để lên sân khấu biểu diễn là cả một vấn đề nhưng Lệ Thủy không nản lòng, bà chấp nhận mọi khó khăn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều an ủi cho bà là dù không được lên sân khấu nhưng với giọng trong trẻo ngọt ngào bà được cho đứng ngâm thơ trong cánh gà. Chính vì điều đó giọng của Lệ Thủy cũng đến với khán giả.

Sự kiên trì, đam mê không bỏ cuộc của bà cuối cùng đã được đền đáp. Bà được soạn giả nổi tiếng Viễn Châu chọn thử vai tiểu đồng trong vở Quan Âm Thị Kính. Cuối cùng Lệ Thủy đã vượt qua để bước lên sân khấu với vai diễn đầu đời. Quan Âm Thị Kính trở nên nổi tiếng, vai diễn trong tuồng cũng giúp bà có thêm nhiều vai khác để rồi từ đó làm nên một tên tuổi cho NSND Lệ Thủy như bây giờ.

Hồi Ký Lệ Thủy - Tập 2:

Tiểu Vân


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 04/12/2024