Một sợi dây đứt đôi được bé Hoàng Kim 10 tuổi đặt vào chiếc hộp bí mật khiến MC Hoàng Oanh và Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai bất ngờ, cả hai đều nghĩ đến một câu chuyện buồn về sự đứt gãy mà cô bé đang chịu đựng.
"Sau này, con có cuộc sống riêng của mình nên hãy tự lo chi phí sinh hoạt và học phí. Nếu không thể kiếm tiền thì nghỉ học. Bố sẽ không liên quan gì đến con nên cũng không cần thiết phải gọi điện về nhà”.
"Tôi bảo, đi với mẹ khổ lắm, mẹ ăn cơm với rau. Tiên lại nói, con muốn ăn cơm rau với mẹ", bà Phạm Thị Gấm - mẹ của Thùy Tiên xúc động kể. Nghe tới đây, Thùy Tiên rơi nước mắt.
Tôi đã gặp nhiều người bạn Việt Nam mà tôi muốn mời tới nhà, ở lại qua đêm hoặc đi chơi tối muộn, nhưng không thể, bởi bố mẹ các bạn ấy muốn con cái có mặt ở nhà vào một giờ cố định. Ở Đức, điều này chỉ xảy ra với trẻ em 13 hoặc 14 tuổi…
Với văn hóa "làm việc đến chết" (Karoshi), rất nhiều phụ huynh Nhật Bản bận kiếm tiền đã để con em mình lang thang trên phố mà chẳng có ai trông coi dưới cái danh "rèn luyện tính tự lập".
Theo chị Hồng Liên, bố mẹ nên tự lập một kế hoạch cho việc nuôi dạy con cho đến năm con 18 tuổi, để từ đó, lựa chọn các chương trình giáo dục về học tập, kỹ năng và trải nghiệm phù hợp với mục tiêu của từng nhà.
Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường phải tạm chia xa sau khi biết điểm. Nhiều người lo lắng cho cuộc sống của Minh khi không có Hiếu, nhưng nhìn những gì cậu bạn này đang trải qua, thì dường như mọi thứ vẫn ổn...
Thông qua những việc hàng ngày liên quan đến ăn - mặc - ngủ, cha mẹ có thể giáo dục cho con rất nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Tuổi nhỏ mà biết giúp đỡ làm việc nhà thì lớn lên con sẽ có thói quen giúp đỡ làm việc nhà và thói quen đó sẽ gắn liền với con như một kỹ năng sống.
Thông qua những việc làm đơn giản hàng ngày như nhờ giúp đỡ người lớn lấy một tờ báo, vắt khăn lau nhà, làm vệ sinh bồn tắm, cất đồ dùng cá nhân, dọn phòng khách...cha mẹ có thể giáo dục cho con rất nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.